Tương lai sau đại dịch COVID

Trần Thế Vinh |

Đại dịch COVID-19 nhanh chóng làm thay đổi toàn bộ đời sống xã hội ở quy mô chưa từng có. Lĩnh vực nào sẽ trở nên thiết yếu? Lĩnh vực nào có sức đề kháng tốt để có thể trụ vững qua đợt thảm họa của đại dịch? Lĩnh vực nào sẽ ngày càng thấm đòn và không thể gượng dậy?

Tất cả những vấn đề này đều được điểm lược dưới dạng dự báo trong cuốn “Tương lai sau đại dịch COVID” của nhà tương lai học nổi danh Jason Schenker.

1. Cuốn sách được ghi chú: “Dành cho những ai đang chuẩn bị cho tương lai hậu COVID-19” và hứa hẹn đóng vai trò như “một tấm bản đồ dẫn đường” trong một trật tự thế giới mới được thiết lập sau đại dịch, vốn còn rất mơ hồ với hầu hết mọi người. “Tương lai sau đại dịch COVID” đưa ra hàng loạt dự báo ở mọi lĩnh vực về một thế giới sau thảm họa đại dịch: Tương lai của việc làm; Tương lai của nông nghiệp; Tương lai của giáo dục; Tương lai của năng lượng; Tương lai của tài chính; Tương lai của chính sách tiền tệ; Tương lai của chính sách tài khóa; Tương lai của bất động sản; Tương lai của chuỗi cung ứng; Tương lai của truyền thông; Tương lai của quan hệ quốc tế; Tương lai của an ninh quốc gia; Tương lai của chính trị; Tương lai của lãnh đạo; Tương lai của du lịch và giải trí; Tương lai của EGS (Environmental, Social and Governance - môi trường, xã hội và quản trị) và phát triển bền vững; Tương lai của khởi nghiệp; Tương lai của suy thoái.

Ngoài ra, “Tương lai sau đại dịch COVID” còn nêu dự báo với nhiều kịch bản khác nhau, rất rõ về nhóm ngành nào đang phải hứng chịu hậu quả nặng nề nhất, đến mức nhiều doanh nghiệp và người lao động được dự báo sẽ chuyển đổi nghề nghiệp. Ngược lại, dự báo cũng cho thấy có những lĩnh vực trụ vững, phất lên, và ngày càng giữ vai trò thiết yếu trong bối cảnh dư chấn của đại dịch còn kéo dài. Chăm sóc sức khỏe hẳn sẽ là một nhu cầu dài hạn, và học sinh sinh viên có thể xem đây là một lựa chọn nghề nghiệp nhiều tiềm năng. Du lịch và giải trí đã và đang hứng chịu hậu quả nặng nề, ngay cả khi đại dịch qua đi, và do đó loại hình ”kỳ nghỉ tại chỗ” có lẽ sẽ trở thành xu hướng mới.

Cuốn sách đem đến cho độc giả cái nhìn khái quát sự vận hành của một nền kinh tế hiện đại, vốn luôn phải trải qua các chu kỳ kinh doanh; những tác động mà nó phải hứng chịu do một biến cố bất thường ở tầm mức như đại dịch COVID-19; đồng thời cũng nhắc lại những bài học lịch sử mà các quốc gia trên thế giới cũng như bản thân tác giả đã trải nghiệm.

Do đó, độc giả, khi cân nhắc những lựa chọn cá nhân, có thể “suy nghĩ như một nhà kinh tế học” để hạn chế những rủi ro có thế tránh được trong bối cảnh đại dịch COVID sẽ còn diễn biến phức tạp.

2. Tác giả Jason Schenker là nhà tương lai học, Chủ tịch Viện Tương lai học, có bằng thạc sĩ về kinh tế ứng dụng, ngữ văn Đức và ngành đàm phán. Ông là chuyên gia dự báo hàng đầu thế giới trong lĩnh vực thị trường tài chính. Bloomberg News đã xếp Jason là chuyên gia dự báo số một thế giới trong 25 hạng mục, trong đó bao gồm những dự báo về giá dầu, đồng Euro, bảng Anh, đồng rúp Nga, đồng nhân dân tệ và vấn đề việc làm ở Mỹ. Năm 2018, ông được trang Investopedia liệt vào danh sách cố vấn tài chính có tầm ảnh hưởng nhất thế giới. Các dự báo của Jason thường xuyên được trích dẫn trên báo chí, các tờ như The Wall Street Journal, The New York Times và Frankfurter Allgemeine Zeitung. Ông cũng từng xuất hiện trên truyền hình, như CNBC, CNN, ABC, NBC, MSNBC, Fox, Fox Business, BNN và BBC. Ngoài ra, ông còn tham dự các sự kiện của OPEC, Fed.

Tương lai học là một lĩnh vực mà trong đó các chuyên gia (nhà tương lai học) dự báo về thế giới thực trong tương lai sẽ có những gì khác so với hiện tại, và nó sẽ vận hành như thế nào. Theo Jason Schenker, nhà tương lai học sẽ có vai trò ngày càng quan trọng để giúp mọi người và các tổ chức suy nghĩ về tương lai. Tất nhiên, người ta định nghĩa các nhà tương lai học theo nhiều cách khác nhau, và họ được chia thành mấy trường phái.

Thứ nhất, có những nhà tương lai học hàn lâm. Họ thường hoạt động bên ngoài phạm vi trường đại học và viết ra các tài liệu học thuật. Họ chuyên chú vào các khung lý thuyết hơn là các vấn đề và các ngành nghề cụ thể.

Thứ hai, có những người tự cho mình là những nhà tương lai học, nhưng thực chất họ là các fanboy (mê các truyện hoặc phim khoa học viễn tưởng) trong tương lai. Một số người thuộc nhóm này có tư tưởng lạc quan về tương lai gần như trong tôn giáo vậy, đến mức có người còn tin rằng tương lai sẽ luôn tốt đẹp hơn.

Thứ ba, có những nhà tương lai học ứng dụng, như Jason Schenker, làm việc trong vai trò phân tích, tư vấn hoặc chiến lược gia; cố gắng tạo ra và sử dụng các lý thuyết về tương lai - và áp dụng chúng vào thực tiễn - để đưa ra những cách nghĩ về các kịch bản tương lai khác nhau.

Những nhà tương lai học như Jason Schenker suy nghĩ xem đâu là những đòn bẩy, động lực và tác nhân thay đổi quan trọng nhất trong tương lai; tìm xem đâu là những rủi ro và những cơ hội lớn, và xem xét những xu hướng và những nguyên tắc cơ bản nào sẽ không thay đổi. Việc xem xét các tác nhân thay đổi - cũng như các chủ đề và những xu hướng chủ đạo mà nhiều khả năng sẽ bất biến - sẽ góp phần thúc đẩy và chỉ dẫn cho các cuộc thảo luận mang tính xây dựng xoay quanh những gì có thể diễn ra trong tương lai.

3. Tương lai, xét cho cùng là không chắc chắn. Nhưng chúng ta cần suy xét xem những kỳ vọng của mình về tương lai phải phù hợp như thế nào với các nguyên tắc cơ bản trong bản chất con người, trong sự phát triển công nghệ và các xu hướng lịch sử. Một điều quan trọng nữa là tổ chức thảo luận về những công nghệ có khả năng được áp dụng rộng rãi trong thập niên tới - cũng như những công nghệ nào có thể trở nên quan trọng hơn sau những thời gian đó. Biết được điều gì là quan trọng nhất trong một khoảng thời gian trước mắt cũng quan trọng như việc có khả năng nhận diện xem điều gì có thể còn trở nên quan trọng hơn nữa trong tương lai.

Jason Schenker cho rằng, các nhà phân tích dài hạn cũng như việc hoạch định chiến lược xung quanh các xu hướng và công nghệ rồi đây sẽ đóng vai trò quyết định nhiều hơn trong tương lai. Vì lý do này, khi nhìn về tương lai, ông mong nhà tương lai học sẽ có được vị thế của một nghề nghiệp ngày càng quan trọng.

Đại dịch COVID-19 đã gây ra những tác động chưa từng có tiền lệ đối với doanh nghiệp, nền kinh tế và xã hội. Nhưng điều gì sẽ đến tiếp theo? Trong cuốn “Tương lai sau đại dịch COVID” này, Jason Schenker đưa ra một viễn cảnh tương lai học. Ý tưởng bao quát của cuốn sách này là khám phá một số thay đổi, thách thức và cơ hội quan trọng nhất tiềm tàng trong dài hạn mà đại dịch COVID-19 còn có thể tiếp tục gây ra trong hàng tá lĩnh vực và ngành nghề then chốt, bao gồm tương lai của việc làm, giáo dục, y tế, chuỗi cung ứng và nhiều thứ khác nữa. Tác động của COVID-19 có thể sẽ phủ bóng theo cả hai chiều hướng xấu và tốt trong suốt nhiều năm và nhiều thập niên tới đây. Nó sẽ tác động đến cách thức chúng ta làm việc, nơi chúng ta sống và diện mạo của những ngành nghề khác nhau trong tương lai.

Với mong muốn toàn bộ người dân Việt Nam, đặc biệt là những người lao động nghèo được tiêm vaccine phòng COVID-19, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Báo Lao Động phát động Chương trình “Triệu liều vaccine cho công nhân nghèo”.

Toàn bộ kinh phí ủng hộ chương trình sẽ được chuyển tới Bộ Y tế để mua vaccine, tiêm cho công nhân, người lao động nghèo trên toàn quốc.

Mọi sự giúp đỡ, hỗ trợ chương trình “Triệu liều vaccine cho công nhân nghèo” xin gửi về Quỹ Tấm Lòng Vàng Lao Động bằng một trong các hình thức sau đây:

  1. Liên hệ trực tiếp Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động:

    Số 51 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại: 024.39232756 - 024.39232748
    Hoặc các Văn phòng đại diện Báo Lao Động trên toàn quốc.

  2. Chuyển tiền qua tài khoản:

    • STK 113000000758 tại Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    • STK 0021000303088 tại Vietcombank, chi nhánh Hà Nội.
    • STK 12410001122556 tại BIDV, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    • STK 1005755579 tại SHB, chi nhánh Hà Nội.
    • Số tài khoản USD 115000196228 tại Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    Nội dung chuyển khoản: Hỗ trợ vaccine

  3. Hỗ trợ qua Ví Momo:

    - Mở Ví Momo .
    - Chọn chương trình “Mỗi ngày một nghìn” .
    - Thực hiện theo hướng dẫn.
    - Nội dung lời nhắn: Hỗ trợ vaccine.

  4. Hoặc hỗ trợ trực tuyến: bằng cách bấm vào nút ỦNG HỘ NGAY bên dưới.

.

Trần Thế Vinh
TIN LIÊN QUAN

Lạc quan về sức bật của kinh tế Việt Nam sau đại dịch

HẢI LINH |

Nhiều chuyên gia nước ngoài lạc quan về sức bật đáng kể của kinh tế Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng dịch bệnh COVID-19. Việc tích luỹ các bộ đệm tài khoá, kinh tế đối ngoại, tài chính và tích cực cải cách hành chính trước khi xảy ra đại dịch đã giúp Việt Nam chống chịu tốt hơn trước cú sốc. Các chuyên gia kinh tế quốc tế tin tưởng rằng Việt Nam sẽ viết tiếp câu chuyện thành công của mình trong năm 2021 nếu tiếp tục duy trì và đẩy mạnh việc quyết liệt cải cách.

Chuyên gia IMF: Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng rất lớn sau đại dịch

Minh An |

Theo các chuyên gia Era Dabla-Norris và Yuanyan Sophia Zhang, Vụ Châu Á Thái Bình Dương của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), nhờ khả năng chống chịu tốt của nền kinh tế cộng với các biện pháp kiểm soát dịch quyết liệt, Việt Nam đã chèo chống vượt qua đại dịch COVID-19 trong năm qua. Để gặt hái được những lợi ích lớn hơn từ việc tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu trong một thế giới hậu đại dịch, Việt Nam cần những cải cách quyết liệt hơn nữa để phát huy tối đa tiềm năng tăng trưởng lớn của mình.

Những ngày dài ở nơi phong toả vì đại dịch

Ghi chép của Lệ Hà |

Bóng áo xanh tất tả ngược xuôi trong những bộ đồ bảo hộ ngột ngạt, kín mít; những thao tác can thiệp khẩn trương nhưng vô cùng tỉ mỉ, chuẩn xác... hình ảnh này đã xuất hiện thường xuyên hơn một năm nay. Trong những đợt dịch bệnh COVID-19 căng thẳng, những chiến sĩ áo trắng đã căng mình giành giật sự sống cho bệnh nhân COVID-19 từ tay tử thần.

Công đoàn sẽ là chỗ dựa vững chắc, khích lệ đoàn viên vượt qua đại dịch

Hà Anh thực hiện |

Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp sắp diễn ra trong khi dịch COVID-19 đang bùng phát, phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Đình Khang - Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN về tổ chức công đoàn đã triển khai những hoạt động gì giúp công nhân lao động ở các khu công nghiệp, khu chế xuất tham gia bầu cử an toàn, nhất là với CNLĐ đang trong diện cách ly y tế.

Việt Nam ưu tiên an toàn cho người dân bằng mọi giá trong đại dịch

Khánh Minh |

Việt Nam chống biến thể COVID-19 bằng "nắm đấm sắt", Việt Nam ưu tiên an toàn cho người dân bằng mọi giá trong đại dịch... là một số cụm từ của những bài viết trên báo chí quốc tế trong những ngày qua được sử dụng khi nói tới công tác phòng chống COVID-19 của Việt Nam.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Lạc quan về sức bật của kinh tế Việt Nam sau đại dịch

HẢI LINH |

Nhiều chuyên gia nước ngoài lạc quan về sức bật đáng kể của kinh tế Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng dịch bệnh COVID-19. Việc tích luỹ các bộ đệm tài khoá, kinh tế đối ngoại, tài chính và tích cực cải cách hành chính trước khi xảy ra đại dịch đã giúp Việt Nam chống chịu tốt hơn trước cú sốc. Các chuyên gia kinh tế quốc tế tin tưởng rằng Việt Nam sẽ viết tiếp câu chuyện thành công của mình trong năm 2021 nếu tiếp tục duy trì và đẩy mạnh việc quyết liệt cải cách.

Chuyên gia IMF: Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng rất lớn sau đại dịch

Minh An |

Theo các chuyên gia Era Dabla-Norris và Yuanyan Sophia Zhang, Vụ Châu Á Thái Bình Dương của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), nhờ khả năng chống chịu tốt của nền kinh tế cộng với các biện pháp kiểm soát dịch quyết liệt, Việt Nam đã chèo chống vượt qua đại dịch COVID-19 trong năm qua. Để gặt hái được những lợi ích lớn hơn từ việc tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu trong một thế giới hậu đại dịch, Việt Nam cần những cải cách quyết liệt hơn nữa để phát huy tối đa tiềm năng tăng trưởng lớn của mình.

Những ngày dài ở nơi phong toả vì đại dịch

Ghi chép của Lệ Hà |

Bóng áo xanh tất tả ngược xuôi trong những bộ đồ bảo hộ ngột ngạt, kín mít; những thao tác can thiệp khẩn trương nhưng vô cùng tỉ mỉ, chuẩn xác... hình ảnh này đã xuất hiện thường xuyên hơn một năm nay. Trong những đợt dịch bệnh COVID-19 căng thẳng, những chiến sĩ áo trắng đã căng mình giành giật sự sống cho bệnh nhân COVID-19 từ tay tử thần.

Công đoàn sẽ là chỗ dựa vững chắc, khích lệ đoàn viên vượt qua đại dịch

Hà Anh thực hiện |

Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp sắp diễn ra trong khi dịch COVID-19 đang bùng phát, phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Đình Khang - Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN về tổ chức công đoàn đã triển khai những hoạt động gì giúp công nhân lao động ở các khu công nghiệp, khu chế xuất tham gia bầu cử an toàn, nhất là với CNLĐ đang trong diện cách ly y tế.

Việt Nam ưu tiên an toàn cho người dân bằng mọi giá trong đại dịch

Khánh Minh |

Việt Nam chống biến thể COVID-19 bằng "nắm đấm sắt", Việt Nam ưu tiên an toàn cho người dân bằng mọi giá trong đại dịch... là một số cụm từ của những bài viết trên báo chí quốc tế trong những ngày qua được sử dụng khi nói tới công tác phòng chống COVID-19 của Việt Nam.