Từ cây gậy gỗ tới những mảnh ghép nhựa

Anh Vũ |

Đồ chơi là thứ không thể thiếu đối với trẻ em trong suốt chiều dài lịch sử của nhân loại. Từ những cây gậy gỗ, đồ chơi làm từ cây cỏ, xương thú tới Lego, tàu vũ trụ bằng nhựa, trẻ em đang ngày càng có nhiều sự lựa chọn cho nhu cầu giải trí của chúng.

Trước thế kỷ 20, trẻ em có rất ít đồ chơi, và những thứ chúng có đều rất quý giá về mặt tinh thần. Hơn nữa, trẻ em thời xa xưa cũng không có nhiều thời gian để vui chơi. Trong khi chỉ một số ít được đi học, hầu hết trẻ em phải giúp cha mẹ làm những công việc đơn giản quanh nhà hoặc trên cánh đồng để có thể đảm bảo cuộc sống.

Đồ chơi của trẻ em trong lịch sử

Theo giáo sư Tim Labert của Đại học New South Wale (Mỹ), trẻ em Ai Cập thời xưa cũng chơi những đồ chơi tương tự như những đồ chơi ngày nay. Chúng chơi với các loại đồ chơi mà trẻ em hiện đại yêu thích như: Búp bê, lính đồ chơi, thú gỗ, bóng, bi, con quay, thậm chí là xương đốt ngón tay hay các cục xương động vật, vốn được ném như một loại xúc xắc.

Ở Hy Lạp cổ đại, khi con trai không đi học và con gái không đi làm, trẻ em thường chơi bóng với nhau. Người Hy Lạp vẫn thường lấy bong bóng lợn bơm căng để làm đồ chơi cho con em mình. Trẻ em Hy Lạp cũng được ghi nhận là thường xuyên chơi với xương đốt ngón tay như trẻ em Ai Cập. Các loại đồ chơi như con quay, búp bê, ngựa mô hình có bánh xe, vòng và ngựa bập bênh cũng rất thịnh hành ở đây. Đồ chơi ít thay đổi qua nhiều thế kỷ. Vào thế kỷ 16, trẻ em vẫn chơi búp bê gỗ. Ở Anh, búp bê được gọi là "những đứa trẻ Bartholomew" vì chúng được bán tại hội chợ St Bartholomew ở London.

Tuy nhiên, trước khi có các loại đồ chơi đặc thù, gần như tất cả trẻ em trên thế giới đều từng chơi đùa với cành cây hoặc gậy gỗ. Có thể nói, cành cây, gậy gỗ chính là khởi nguồn của các loại đồ chơi trẻ em.

Gậy gỗ có thể là đồ chơi lâu đời nhất thế giới. Theo Museum of Plays, trẻ em coi gậy là nguồn vui tuổi thơ bất tận. Một cành cây, gậy gỗ trong tay những đứa trẻ có thể biến thành kiếm, đũa thần, dùi cui, cần câu, thậm chí là kiếm ánh sáng. Khi trẻ chơi với gậy, chúng trau dồi khả năng sáng tạo và phát triển trí tưởng tượng của mình, đồng thời khám phá và tìm kiếm những thứ phù hợp ở môi trường ngoài trời. Chúng là bước đệm ban đầu để thúc đẩy sự sáng tạo của trẻ em.

Nhưng, gậy gỗ và những cành cây không chỉ dành riêng cho trẻ em và động vật. Nhiều nghệ sĩ trưởng thành, thợ thủ công, người trang trí và kiến trúc sư đã sử dụng gậy trong các tác phẩm điêu khắc, vòng hoa, đồ nội thất và thiết kế. Rất ít người lớn hoặc trẻ em có thể cưỡng lại trò chơi đơn giản với gậy, từ vẽ trên cát đến đốt lửa trại. Gậy gỗ không chỉ có thể là đồ chơi lâu đời nhất mà còn có thể là đồ chơi được yêu thích nhất của trẻ em.

Thay đổi sau cách mạng công nghiệp

Cuộc cách mạng công nghiệp đã cho phép các loại đồ chơi được sản xuất hàng loạt với mức giá rẻ và quy trình đơn giản. Tất nhiên, chúng cũng càng ngày càng trở nên rẻ và đẹp hơn.

John Spilsbury, một thợ vẽ bản đồ ở Anh, đã tạo ra trò chơi ghép hình đầu tiên vào năm 1767. Ông dự định dùng nó để dạy địa lí bằng cách cắt bản đồ thành từng mảnh và cho học sinh suy nghĩ tìm ra nơi đặt chúng. Chẳng bao lâu sau khi ông "phát minh" ra trò chơi này, mọi người bắt đầu sử dụng trò ghép hình để giải trí.

Vào thế kỷ 19, các bé gái thuộc tầng lớp trung lưu thường chơi búp bê bằng gỗ hoặc sứ. Không giống các loại búp bê thời xưa, đồ chơi cho bé gái thời kì này đã bắt đầu có thêm nhà búp bê, cửa hàng mô hình. Nếu muốn chơi trò chơi vận động, nhảy dây là một trong những lựa chọn hàng đầu của các bé gái. Trong khi đó, bi, lính đồ chơi và xe lửa, tàu thuyền đồ chơi là những thứ mà con trai yêu thích. Tuy nhiên, đồ chơi được sản xuất hàng loạt vẫn là đặc quyền của trẻ em thuộc gia đình có điều kiện. Con em các gia đình nghèo thường có ít đồ chơi và chủ yếu phải tự làm đồ chơi để chơi. Các loại đồ chơi đơn giản như con quay cũng rất phổ biến theo thời gian.

Nhiều loại đồ chơi mới dành cho trẻ em đã được phát minh trong thế kỷ 20. Đất nặn được phát minh vào năm 1897 bởi William Harbutt và được sản xuất thương mại lần đầu tiên vào năm 1900. Vào những năm 1920, các bộ đồ chơi xe lửa đã trở nên rất phổ biến. Các loại đồ chơi mềm cũng trở nên phổ biến vào đầu thế kỷ 20, bao gồm cả các loại thú nhồi bông.

Trong Thế chiến II, hầu hết các nhà máy sản xuất đồ chơi đã chuyển sang sản xuất phục vụ chiến tranh. Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ 20 với sự kết thúc của chiến tranh và sự xuất hiện của một xã hội đang dần giàu có, đồ chơi bằng nhựa và kim loại đã trở nên rẻ hơn và phổ biến hơn nhiều.

Vào những năm 1950, Lego đã trở thành món đồ chơi phổ biến của trẻ em nhiều nơi và dần lan rộng ra khắp thế giới. Ván trượt, thứ đồ chơi rất được yêu thích ngày nay được phát minh vào năm 1958 và búp bê Barbie được phát minh vào năm 1959. Vào cuối thế kỷ 20, trò chơi máy tính đã trở nên rất phổ biến.

Mạng xã hội: Thứ đồ chơi nguy hiểm

Thế kỷ 21, sự phát triển của công nghệ đã cho trẻ em một loại đồ chơi mới, đầy hấp dẫn nhưng cũng không kém phần nguy hiểm: Điện thoại thông minh. Ngày nay, việc sở hữu một chiếc điện thoại thông minh với màn hình lớn đã trở thành điều bình thường trong xã hội. Cũng vì lẽ đó, trẻ em đang được tiếp cận với công nghệ ngày một sớm hơn. Đó cũng là lí do độ tuổi người dùng mạng xã hội đang ngày càng trẻ hoá.

Với những TikTok, YouTube, Instagram, trẻ em ngày nay đang được tiếp cận với quá nhiều thông tin cũng như công cụ truyền tải thông tin. Sự hấp dẫn của các loại hình trò chơi điện tử cũng như những tính năng tương tác xã hội qua mạng đã khiến ngày càng nhiều trẻ em chọn ở trong nhà và nhìn vào màn hình thay vì tham gia các trò chơi cùng bạn bè. Điều này không hề mang lại kết quả tích cực cho trẻ, thậm chí còn làm gia tăng nguy cơ mắc các loại bệnh nguy hiểm như béo phì, trầm cảm.

Do vậy, việc kiểm soát, tham gia cùng trẻ trong quá trình vui chơi, giải trí cũng là một nghĩa vụ của người lớn. Để giúp con em mình tránh khỏi rủi ro trong thời gian giải trí, kể cả từ mạng xã hội hay rủi ro ngoài trời, người lớn cần chú ý tham gia, hướng dẫn và nếu có thể, chơi cùng trẻ. Đây cũng là cách tuyệt vời để tạo ra sự gắn kết giữa các thế hệ trong gia đình, bên cạnh việc kiểm soát và đảm bảo an toàn cho trẻ.

Anh Vũ
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Độc lạ đồ chơi được làm từ những mảnh gỗ vụn

Sơn Trần - Hà Chi |

Từ bỏ công việc đáng mơ ước với mức lương nghìn đô, chị Nguyễn Thị Hảo quyết định khởi nghiệp lại từ đầu với những mảnh gỗ vụn tái chế. Bắt nguồn từ tình yêu với trẻ nhỏ, chị Hảo mong muốn sáng tạo ra những món đồ chơi an toàn để cho các bé có thể vừa chơi vừa học.

Cô giáo mầm non ở Đắk Nông biến phế liệu thành đồ chơi cho trẻ

Phan Tuấn |

Nhờ sự sáng tạo, kết hợp với đôi bàn tay khéo léo, các cô giáo mầm non ở huyện Đắk Mil (tỉnh Đắk Nông) đã biến các phế liệu như: Thùng xốp, bìa cát tông, vỏ chai, lốp xe... thành những món đồ chơi ngộ nghĩnh, đáng yêu cho trẻ.

Sự chơi, trò chơi và đồ chơi

Như Huy |

Từ ngày 15 đến 22.9 tại 159 Đồng Khởi (TPHCM), trụ sở của Aria Collectives, một trạm giám tuyển đa ngành chuyên về tổ chức nghệ thuật và sự kiện, đã diễn ra một triển lãm có tên là "Đối ngẫu - Trạm nối thời", với giám tuyển khách mời là nghệ sĩ Graffiti Liar Ben, nhà sáng lập nhóm Cơm Hộp, một không gian sưu tầm và sáng tạo đồ chơi nghệ thuật tại TPHCM. Ý niệm chính của triển lãm này là việc đặt ra câu hỏi về mối quan hệ giữa đồ chơi nghệ thuật và trò chơi đèn Trung thu cổ xưa của Việt Nam.

Khánh Hòa chính thức thu hồi 5 biệt thự lầu Bảo Đại

Hữu Long |

Khánh Hòa - Sau khi doanh nghiệp có ý định trả lại 5 biệt thự cổ trong khu vực di tích lầu Bảo Đại, địa phương đã chính thức tiếp nhận và giao cho Trung tâm Bảo tồn di tích Khánh Hòa quản lý.

Doanh nghiệp khó khăn, xu hướng cắt giảm lao động tăng

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Do không tìm kiếm được đơn hàng mới, một số doanh nghiệp ở Bình Dương buộc phải thu hẹp sản xuất. Những tháng gần đây, doanh nghiệp có xu hướng phải cắt giảm lao động và tình hình cũng chưa khả quan trong thời gian tới.

Sân khấu và khán đài pháo hoa quốc tế Đà Nẵng lộ diện

THUỲ TRANG - MAI HƯƠNG |

Chỉ còn vài ngày nữa, Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFF 2023) sẽ chính thức khai mạc, sân khấu và khán đài phục vụ 5.400 du khách đang được gấp rút hoàn thiện.

6 người nguy kịch sau khi ăn trứng cá sấu hỏa tiễn

Minh Nguyễn |

Ngày 29.5, các bệnh nhân bị ngộ độc do ăn trứng cá sấu hỏa tiễn đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình đã qua cơn nguy kịch.

Philippines bắt đầu cho sơ tán dân tránh bão Mawar

Quý An (theo AP) |

Ngày 29.5, giới chức Philippines đã bắt đầu sơ tán hàng trăm người dân, đóng cửa trường học, văn phòng do bão Mawar.

Hà Nội: Độc lạ đồ chơi được làm từ những mảnh gỗ vụn

Sơn Trần - Hà Chi |

Từ bỏ công việc đáng mơ ước với mức lương nghìn đô, chị Nguyễn Thị Hảo quyết định khởi nghiệp lại từ đầu với những mảnh gỗ vụn tái chế. Bắt nguồn từ tình yêu với trẻ nhỏ, chị Hảo mong muốn sáng tạo ra những món đồ chơi an toàn để cho các bé có thể vừa chơi vừa học.

Cô giáo mầm non ở Đắk Nông biến phế liệu thành đồ chơi cho trẻ

Phan Tuấn |

Nhờ sự sáng tạo, kết hợp với đôi bàn tay khéo léo, các cô giáo mầm non ở huyện Đắk Mil (tỉnh Đắk Nông) đã biến các phế liệu như: Thùng xốp, bìa cát tông, vỏ chai, lốp xe... thành những món đồ chơi ngộ nghĩnh, đáng yêu cho trẻ.

Sự chơi, trò chơi và đồ chơi

Như Huy |

Từ ngày 15 đến 22.9 tại 159 Đồng Khởi (TPHCM), trụ sở của Aria Collectives, một trạm giám tuyển đa ngành chuyên về tổ chức nghệ thuật và sự kiện, đã diễn ra một triển lãm có tên là "Đối ngẫu - Trạm nối thời", với giám tuyển khách mời là nghệ sĩ Graffiti Liar Ben, nhà sáng lập nhóm Cơm Hộp, một không gian sưu tầm và sáng tạo đồ chơi nghệ thuật tại TPHCM. Ý niệm chính của triển lãm này là việc đặt ra câu hỏi về mối quan hệ giữa đồ chơi nghệ thuật và trò chơi đèn Trung thu cổ xưa của Việt Nam.