Truyền thuyết Thủ lĩnh đội quân giáp mây La Ha

Ghi chép của Trịnh Thông Thiện |

Tộc người La Ha với danh xưng là một trong 54 dân tộc Việt Nam, nhưng có lịch sự sinh tồn và phát triển bí ẩn bậc nhất Tây Bắc. Từ những thông tin mơ hồ được ghi trong chuyện kể của tộc người Thái, chúng tôi đã có nhiều chuyến hành trình về hai tỉnh Sơn La và Lai Châu, lần theo dấu vết địa danh của vị thủ lĩnh Ăm Poi chỉ huy đội quân giáp mây người La Ha huyền thoại; gom nhặt những chuyện kể còn tồn tại đến ngày nay và kiến giải một số bí ẩn về tộc người được ghi trong huyền sử là cư dân bản địa đầu tiên của vùng Tây Bắc.

Huyền tích về những trận chiến oai hùng 10 thế kỷ trước

Hình dung, dãy Hoàng Liên Sơn vắt ngang Tây Bắc đầy rẫy những cung đường huyền bí thì đầu nguồn sông Nậm Mu nằm ở cuối phía Tây dãy núi, điểm giáp ranh giữa hai tỉnh Sơn La và Lai Châu thuộc hai huyện Mường La và Than Uyên ngày nay, là cung đường cuối cùng của sự huyền bí đó. Bởi, mãi cho đến năm 2000, nhà nước có chủ trương làm thủy điện Sơn La trên sông Đà và thủy điện bản Chát trên sông Nậm Mu thì các bản của người La Ha mới có đường cơ giới vào. Và cũng từ đó, các nhà nghiên cứu dân tộc học mới chú ý đến tộc người có tên là La Ha.

Người La Ha bị chìm khuất trong sự bí ẩn khổng lồ của núi rừng Tây Bắc bởi, tính đến trước năm 2000, tộc người này chỉ có gần 6.000 người, sinh sống duy nhất ở huyện Mường La (Sơn La) và Than Uyên (Lai Châu). Khi đó, các nhà nghiên cứu văn hóa không hề nhận diện được đặc trưng riêng biệt của tộc người này khi điền dã văn hóa bởi, từ nhà cửa, trang phục, tang ma, cưới hỏi giống hệt văn hóa người Thái. Đặc biệt hơn, khi làm dự án di dân khỏi lòng hồ thủy điện Sơn La, người ta nhận thấy rằng người La Ha ở Mường La còn sản xuất nông nghiệp theo hình thức chọc lỗ tra hạt - một hình thức sản xuất nông nghiệp cổ xưa. Có nghĩa là người La Ha lên nương dùng que bới đất bỏ hạt ngô, hạt thóc vào đó; cây lúa, cây ngô tự sống, tự lớn, đến mùa là thu hoạch.

Guồng lấy nước từ sông Nậm Mu tưới tiêu cho cánh đồng Na Sả ở xã Bản Bo huyện Tam Đường (Lai Châu). Na Sả theo tiếng Thái là cánh đồng của người La Ha và trong chuyện kể dựng bản lập mường của Thái ở Bản Bo có kể chuyện khi đến vùng đất này đã thấy những guồng nước của người La Ha để lại. Ảnh: Trịnh Thông Thiện
Guồng lấy nước từ sông Nậm Mu tưới tiêu cho cánh đồng Na Sả ở xã Bản Bo huyện Tam Đường (Lai Châu). Na Sả theo tiếng Thái là cánh đồng của người La Ha và trong chuyện kể dựng bản lập mường của Thái ở Bản Bo có kể chuyện khi đến vùng đất này đã thấy những guồng nước của người La Ha để lại. Ảnh: Trịnh Thông Thiện

Người La Ha không có chữ viết nên theo những tài liệu chữ Thái cổ thì vào thế kỷ XI - XII khi người Thái Ðen thiên di tới vùng đất này, họ đã gặp tổ tiên của người La Ha hiện nay. Từ những dòng thông tin ít ỏi về người La Ha trong thư tịch Thái cổ đã thôi thúc chúng tôi nhiều lần về vùng đất Than Uyên (Lai Châu) và Mường La (Sơn La) để tìm hiểu về về thông tin chưa bao giờ được giới nghiên cứu dân tộc học nhắc đến là Vị thủ lĩnh La Ha cưỡi trâu trắng có tên là Ăm Poi.

Năm 2008, xã Tà Mít huyện Than Uyên- thủ phủ của người La Ha ở Lai Châu vẫn chưa có đường cơ giới vào, bởi, xã này đã năm trong quy hoạch lòng hồ thủy điện Bản Chát mỏi mòi chờ ngày lên khu tái định cư mới. Muốn vào Tà Mít cách duy nhất là đi thuyền độc mộc vượt con đường thủy độc đạo nhiều ghềnh thác, hơn 40 km với sự hiểm nguy rình rập đến từng sải chèo.

Vào tới bản Pắc Muôn, bản cửa ngõ của xã Tà Mít hỏi thăm thì dân bản được giới thiệu về hai già làng là ông Chẻo Văn Diết và ông Hoàng Văn Muôn còn biết gốc tích về tộc người La Ha. Ông Chẻo Văn Diết được Phòng Văn hóa huyện Than Uyên giới thiệu là người làm cán bộ đầu tiên của người La Ha, bởi từ những năm 70 của thế kỷ trước ông Diết đã từng làm cán bộ Ban định canh, định cư của tỉnh Lai Châu. Khi ấy ông được cử vào Tà Mít, chính là quê ông để vận động người La Ha định canh, định cư và trồng lúa nước. Ông Diết kể lại: “Thời đó người La Ha được các dân tộc ở Tây Bắc gọi là người Xá Lá Vàng - theo tiếng Thái có nghĩa là tộc người du canh, du cư, dựng nhà ở bằng lá rừng cho đến khi lá vàng đi thì lại di cư sang vùng khác và dựng nhà mới”.

Quãng đời đi làm cán bộ vận động người dân định canh, định cư của ông Diết đã đặt chân và cùng ăn, cùng ở, cùng làm chủ yếu với tộc người Thái và La Ha ở huyện Than Uyên. Đi đến đâu, ban ngày thì vận động dân, ban đêm ông tìm đến già làng để tìm hiểu những huyền sử và chuyện kể về nguồn gốc dân tộc mình. Ông Diết kể lại rằng, người Thái ở cánh đồng Mường Than (một trong 4 cánh đồng lớn nhất Tây Bắc: Nhất Thanh, Nhì Lò, Tam Than, Tứ Tấc) còn lưu giữ truyền thuyết như sau: Vào thế kỷ thứ X khi vị thủ lĩnh của người Thái ở Mường Lò (Yên Bái) là Lạng Trượng dẫn quân đi tìm vùng đất mới. Sau khi vượt qua dãy núi Khau Phạ (sừng trời) đến Mường Thanh thì gặp một cánh đồng rộng lớn và bị sự kháng cự quyết liệt của vị thủ lĩnh người La Ha là Ăm Poi. Vị thủ lĩnh Ăm Poi cưỡi trâu trắng xung trận, dẫn theo đoàn quân giáp mây (bộ giáp được đan bằng cây mây rừng) anh dũng chiến đấu bảo vệ bản làng.

Lạng Trượng đánh mãi không thắng được đoàn quân giáp mây của thủ lĩnh Ăm Poi mới tìm cách cầu thân gả con trai mình cho con gái của Ăm Poi. Theo phong tục người Thái con trai Lạng Trượng phải ở rể nhà Ăm Poi rồi con trai Lạng Trượng đã giết bố vợ. Mất vị thủ lĩnh tài ba, người La Ha bị thua trận và bị truy đuổi ngược dần về phía đầu nguồn sông Nâm Mu, sống du canh bên lưng chừng dãy núi Hoàng Liên Sơn.

Kể xong truyền thuyết, ông Diết khẳng định như đinh đóng cột rằng, người La Ha chính là chủ nhân đầu tiên khai khẩn cánh đồng Mường Than trù phú. Hiện nay trên cánh đồng Mường Than còn có bản tên là Nà Sả (Nà Sả theo tiếng Thái có nghĩa là cánh đồng của người La Ha). Và trong các nghi thức cúng bản, cúng mường của người Thái ở Mường Than còn có tục giết trâu trắng để tưởng nhớ đến thủ lĩnh người La Ha là Ăm Poi đã có công khai phá cánh đồng Mường Than. Những thông tin về văn hóa mà ông Diết kể, chúng tôi được Phòng Văn hóa huyện Than Uyên chứng thực và cũng được Ủy Ban dân tộc ghi rất ngắn gọn trong đoạn giới thiệu về dân tộc La Ha.

Ông Chẻo Văn Diết là người La Ha đầu tiên làm cán bộ ở Ban định canh, định cư của tỉnh Lai Châu, hiện đã nghỉ hưu và mở một cửa hàng tạp hóa sinh sống ở bản Pắc Muôn. Ảnh: Trịnh Thông Thiện
Ông Chẻo Văn Diết là người La Ha đầu tiên làm cán bộ ở Ban định canh, định cư của tỉnh Lai Châu, hiện đã nghỉ hưu và mở một cửa hàng tạp hóa sinh sống ở bản Pắc Muôn. Ảnh: Trịnh Thông Thiện

Nhưng có một thông tin về đoàn quân giáp mây kiêu dũng của vị thủ lĩnh Ăm Poi thì chúng tôi không thể xác thực từ phía các cơ quan chức năng. Nhưng khắp rẻo phía tây dãy núi Hoàng Liên Sơn vẫn còn lưu giữ khá nhiều chuyện về về đoàn quân bi hùng này. Tại xã Ngọc Chiến (huyện Mường La, tỉnh Sơn La) còn lưu truyền truyền thuyết rằng, cũng vào khoảng TK X, vị thủ lĩnh người Thái là Lạc Trượng ở Mường Lò (Yên Bái) dẫn quân đi khai phá cánh đồng Mường Thanh (Điện Biên), khi hành hành quân đến huyện Mường La gặp phải sự kháng cự quyết liệt của đoàn quân giáp mây của vị thủ lĩnh người La Ha Ăm Poi phía tả ngạn sông Đà. Quân giáp mây kiếm chém không đứt, tên bắn không thủng, chiến đấu anh dũng nên đoàn quân của Lạc Trượng phải dừng lại khu vực xã Ngọc Chiến ngày nay lập bản, dựng mường trồng lúa nước để lấy lương thực chiến đấu lâu dài.

Trước năm 2010, người La Ha ở Tà Mít sinh sống chủ yếu từ khai thác rừng và đánh bắt cá ở sông Nậm Mu. Người La Ha dùng các sản phẩm mây tre đan để đổi lấy quần áo nên trang phục của người La Ha có hơi hướng giống bộ váy cóm của người Thái. Ảnh: Trịnh Thông Thiện
Trước năm 2010, người La Ha ở Tà Mít sinh sống chủ yếu từ khai thác rừng và đánh bắt cá ở sông Nậm Mu. Người La Ha dùng các sản phẩm mây tre đan để đổi lấy quần áo nên trang phục của người La Ha có hơi hướng giống bộ váy cóm của người Thái. Ảnh: Trịnh Thông Thiện

Biết thủ lĩnh người La Ha là Ăm Poi trượng nghĩa, vị thủ lĩnh người Thái Lạc Trượng mới đàm phán tổ chức thi bắn tên dính vào vách núi đá cắt đất. Thủ lĩnh Ăm Poi tự tin vào khả năng cung tên mây vô địch của mình nhận lời. Vị thủ lĩnh người Thái Lạc Trượng mới dùng cách lấy sáp ong dính vào đầu mũi tên, nên khi bắn tên dính vào vách đá và thắng cuộc, buộc Thủ lĩnh Ăm Poi và đoàn quân giáp mây phải rút về cánh đồng Mường Than.

Tương truyền, vách đá mà cuộc thi bắn tên đó nằm chính ở Nhà máy thủy điện Sơn La ngày nay, nhưng khi khởi công công trình này, vách đã đó đã vị phá dỡ để làm thành ngăn nước cho lòng hồ thủy điện.

Những chuyện kể và di chỉ về thủ lĩnh Am Poi

Như vậy, cả trong thư tịch cổ và chuyện kể dân gian của người Thái và người La Ha, Đoàn quân giáp mây của vị Thủ lĩnh Ăm Poi chiến đấu với Thủ lĩnh Lạc Trượng hai lần tại hai địa bàn đều có người La Ha cư trú duy nhất là huyện Mường La (Sơn La) và Than Uyên (Lai Châu). Đối chiếu vào lịch sử, văn hóa, văn học của phương Đông, Đội quân giáp mây chỉ được ghi lại duy nhất trong Chiến dịch Nam Trung ở tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung (Trung Quốc). Chiến dịch Nam Trung hay còn gọi là Gia Cát Nam chinh 7 lần bắt Mạnh Hoạch đã gặp phải sự kháng cự đội quân giáp mây của Ngột Đột Cốt là người Nam Man đồng minh của Mạnh Hoạch. Sau đó, Gia Cát Lượng đã dùng kế hỏa công để tiêu diệt đội quân giáp mây này. Đặc biệt, vùng phía Nam nước Thục Hán thời Tam Quốc (TK III) chính là vùng đồi núi tỉnh Vân Nam của Trung Quốc ngày nay, gần với huyện Than Uyên của tỉnh Lai Châu của Việt Nam. Liệu rằng đội quân giáp mây của Ngột Đột Cốt bước ra từ tiểu thuyết và đội quân giáp mây của vị thủ lĩnh La Ha Ăm Poi được ghi trong huyền sử có vị trí địa lý gần nhau, có mối liên hệ nào không vẫn là điều bí ẩn?

Những ngôi nhà sàn sử dụng kỹ thuật mây tre đan của người La Ha  ở bản Sài Lương năm 2008. Ảnh: Trịnh Thông Thiện
Những ngôi nhà sàn sử dụng kỹ thuật mây tre đan của người La Ha ở bản Sài Lương năm 2008. Ảnh: Trịnh Thông Thiện

Trở lại câu chuyện trong chuyến hành trình đi qua 7 bản của người La Ha ở xã Tà Mít thượng nguồn sông Nậm Mu ngày đó để tìm những huyền tích về vị thủ lĩnh Ăm Poi, chúng tôi còn gặp một dấu tích khu rừng cấm thờ thần Ăm Poi. Khi đó, ông Hoàng Văn Sen, một thầy cúng trong bản Sài Luơng, cùng nguời cháu của mình dẫn chúng tôi lên rừng cấm. Ông Sen bảo: “Rừng cấm thờ thần Ăm Poi nên dân bản không được chặt cây lớn, chỉ được lấy những cành củi khô. Dân bản vẫn quan niệm đấy là lộc mà thần Ăm Poi ban phát”. Cũng vì cuộc sống cách trở khó khăn mà ông Sen cho biết, đã lâu lắm rồi dân bản không tổ chức lễ cúng thần Ăm Poi ở rừng cấm. Ở giữ rừng có một bàn thờ đá nhưng lâu ngày không có dấu chân người, cây rừng bịt lối chằng chịt nên chúng tôi chỉ đứng ngoài bìa rừng cấm mà ngưỡng vọng về một huyền sử bi hùng của người La Ha cách đây 10 thế kỷ.

Văn hóa trang phục từ mây đan của người La Ha đã mất đi?

Tuy nhiên, theo các nghiên cứu văn hóa và theo chuyện kể của ông Chẻo Văn Diết thì, người La Ha rất giỏi trong việc đan lát các sản phẩm từ cây mây. Ông Diết cho biết, từ những năm 70 của thế kỷ trước, những sản phẩm đan lát từ cây mây như giỏ, rá, gùi, thúng, mủng... của người La Ha rất nổi tiếng ở vùng Mường Than. Người Thái thường chở vải vóc lên thuyền độc mộc ngược dòng Nậm Mu lên trao đổi lấy các sản phẩm đan lát từ cây mây của người La Ha.

Bản Sài Lương nằm trên thượng nguồn sông Nậm Mu chụp năm 2008. Ảnh: Trịnh Thông Thiện
Bản Sài Lương nằm trên thượng nguồn sông Nậm Mu chụp năm 2008. Ảnh: Trịnh Thông Thiện

Thêm một thông tin thú vị mà chúng tôi thu thập được rằng, người La Ha ở Tà Mít (Than Uyên - Lai Châu) và người La Ha ở Mường La (Sơn La) đã có cuộc gặp gỡ, giao lưu lần đầu tiên tại Bảo tàng dân tộc học Việt Nam ở Hà Nội vào tháng 7/2005 với chủ đề: Chúng tôi là người La Ha. Khi đó, PGS, TS Nguyễn Văn Huy, nguyên giám đốc Bảo tàng Dân tộc học, hiện là Giám đốc chuyên môn của Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá trị di sản văn hoá (thuộc Hội Di sản văn hoá Việt Nam) khẳng định thì phần trình diễn đan lát là một trong những nét văn hóa sản xuất rất đặc sắc của tộc người này.

Cũng tại buổi giao lưu lịch sử đó, Nghệ nhân Hoàng Văn Đói ở bản Pắc Muôn xã Tà Mít huyện Than Uyên cho biết, đan lát làm nên bản sắc La Ha. Trong gia đình người La Ha nào cũng có người biết đan. Còn theo theo nghệ nhân Lò Thị Cót ở bản Pắc Muôn: "Người La Ha lên 15, 16 tuổi mà không biết đan thì không lấy được vợ được chồng”.

Ông Hoàng Văn Sen ở bản Sài Lương thổi sáo, dụng cụ âm nhạc duy nhất của người La Ha còn tồn tại ở xã Tà Mít. Ảnh: Trịnh Thông Thiện
Ông Hoàng Văn Sen ở bản Sài Lương thổi sáo, dụng cụ âm nhạc duy nhất của người La Ha còn tồn tại ở xã Tà Mít. Ảnh: Trịnh Thông Thiện

Mặt khác, ở Tà Mít không có dấu tích nào cho thấy có trồng bông dệt vải trong cộng đồng người La Ha. Một tộc người được người Thái công nhận là một trong những cư dân bản địa vùng Tây Bắc như La Ha, đã ghi tên mình trong huyền sử 10 thế kỷ mà không hình thành văn hóa may mặc là điều vô lý? Phải chăng còn có một văn hóa trang phục được đan bằng cây mây của người La Ha đã mất đi và chỉ còn ghi lại trong huyền sử?!

Ghi chép của Trịnh Thông Thiện
TIN LIÊN QUAN

Tín dụng chính sách giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo

Diệu An |

Ngày 23.3.2021, tại Hà Nội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến cùng đại diện một số Ủy ban của Quốc hội; Lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan đã có buổi làm việc với NHCSXH nhằm đánh giá kết quả thực hiện tín dụng chính sách xã hội đối với đồng bào DTTS và các nội dung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Con trâu trong truyện cổ dân gian các dân tộc Yên Bái

Văn Đức (T/h) |

Trong kho tàng truyện cổ dân gian các dân tộc tỉnh Yên Bái, hình tượng con trâu tuy ít xuất hiện nhưng lại được phản ánh khá phong phú.

Ấm áp tủ quần áo miễn phí cho bà con dân tộc ở Sapa

Hương Mai |

Với mong muốn "cho đi yêu thương", tủ quần áo miễn phí trên địa bàn phường Ô Quý Hồ, Thị xã Sapa (Lào Cai) đã đem lại niềm vui cho rất nhiều người có hoàn cảnh khó khăn, nhân lên giá trị nhân văn giữa người với người.

Cô gái dân tộc Mông đem lửa yêu thương đến với bản làng

Hương Mai |

Xuất phát từ mong muốn làm điều gì đó cho quê hương, cô sinh viên dân tộc Mông Lồ Thị Sáy đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa cho bản làng của mình.

Xe khách đâm nhau trên cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Những cách bài trí không gian sống đón Tết thú vị của sao Việt

DI PY, ẢNH: Nghệ sĩ cung cấp. |

Nhiều sao Việt như Ngọc Diễm, Đàm Thu Trang, Đàm Vĩnh Hưng bài trí tổ ấm đón Tết theo nhiều phong cách khác nhau.

Dự báo thời tiết 16.1: Miền Bắc rét đậm mưa vài nơi, nhiệt độ giảm sâu hơn

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 16.1.2023, Bắc Bộ trời rét đậm, vùng núi rét hại. Nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến từ 9 - 12 độ C, khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 6 - 9 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C.

Chứng khoán: Thiếu sự đồng thuận của dòng tiền để bứt phá

Gia Miêu |

Với nhiều thông tin hỗ trợ thị trường chứng khoán, nhà đầu tư kỳ vọng chỉ số VN-Index có thể sẽ sớm vượt mức kháng cự 1.067 điểm và hướng về gần mức 1.100 điểm trong tuần giao dịch cuối cùng trước khi nghỉ Tết.

Tín dụng chính sách giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo

Diệu An |

Ngày 23.3.2021, tại Hà Nội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến cùng đại diện một số Ủy ban của Quốc hội; Lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan đã có buổi làm việc với NHCSXH nhằm đánh giá kết quả thực hiện tín dụng chính sách xã hội đối với đồng bào DTTS và các nội dung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Con trâu trong truyện cổ dân gian các dân tộc Yên Bái

Văn Đức (T/h) |

Trong kho tàng truyện cổ dân gian các dân tộc tỉnh Yên Bái, hình tượng con trâu tuy ít xuất hiện nhưng lại được phản ánh khá phong phú.

Ấm áp tủ quần áo miễn phí cho bà con dân tộc ở Sapa

Hương Mai |

Với mong muốn "cho đi yêu thương", tủ quần áo miễn phí trên địa bàn phường Ô Quý Hồ, Thị xã Sapa (Lào Cai) đã đem lại niềm vui cho rất nhiều người có hoàn cảnh khó khăn, nhân lên giá trị nhân văn giữa người với người.

Cô gái dân tộc Mông đem lửa yêu thương đến với bản làng

Hương Mai |

Xuất phát từ mong muốn làm điều gì đó cho quê hương, cô sinh viên dân tộc Mông Lồ Thị Sáy đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa cho bản làng của mình.