Truyện ngắn: Người vợ đĩ

Võ Chí Nhất |

Đố ai biết người đàn bà đương lững thững bước đi một mình ở ngã tư đằng kia, đi như thế từ lúc nào? Trông cô ấy như đang chờ đợi ai đấy. Mà thật vậy, thị đứng đấy từ lúc chạng vạng tối, lúc phố thị sầm uất nhất, náo nhiệt nhất. 

Bây giờ đã gần mười một giờ đêm cảnh vật yên ắng, tĩnh lặng sau một ngày làm việc vất vả mà thị vẫn thờ thẫn, thẫn thờ phố này qua phố nọ thế kia? Lúc này người ta đã đóng cửa. Tắt đèn. Đi ngủ. Nhà nào nhà nấy trở nên tối om như những chiếc hộp rubic màu đen và cũng chẳng ai quan tâm đến những người lang thang như thị. Thị mủi lòng khi cả phố rộng mông mênh chẳng ai đoái hoài đến sự hoan lạc mà những người như thị mang lại.

Ấy thế mà thị không về nhà ngủ sớm cho khỏe cái thân gầy đét của thị, việc gì phải lượn qua lượn lại chỗ phố vắng tênh này cho nhọc thân? Rõ khổ cái thân thị. Thị nhận ra rằng mình không như những người khác “ngủ ngày làm đêm”, thị chỉ biết mỗi cái “nghề” này mà thôi. Thị cho đó là “nghề” vì nó là cần câu cơm, chẳng cướp giật gì của ai, chỉ là “kinh doanh thân thể bất hợp pháp” mà thôi.

Thị nghĩ như vậy. Bởi những cô gái lười lao động lại thích sung sướng như thị chỉ có nghề này là phù hợp nhất. Sài Gòn không hiếm những người nghèo khổ, có cái khổ nào giống cái khổ của thị? Thị sắp phải khóc thét lên rồi đây. Một gái bán hoa vốn dĩ đáo để với bọn đàn ông trăng hoa lại sắp khóc vì đói sao?

Thật tức cười!

Nếu bây giờ trong túi thị rủng rỉnh tiền thì thị đã lao về nhà trọ ngủ một giấc cho đã cái con mắt. Chẳng có đồng nào dính túi, đói méo cả miệng, chồn cả chân, về nhà mai lấy gì bỏ bụng? Chiều giờ thị vẫn chưa ăn cái gì, chỉ chờ đợi một “cuốc” ân huệ của ngày tàn. Mà đợi cả chiều đến chạng vạng tối bây giờ vẫn chưa thấy ai dòm ngó đến thị. Có lẽ đó là số phận của thị. Thị vào nghề này cũng là một “cơ duyên”. Không còn lựa chọn nào khác.

Đói khổ thế kia mà hôm qua thị còn từ chối ông khách sộp kia “bốc” thị với giá năm trăm ngàn để về với thằng quỷ xe ôm ở Lộ 2 với giá bằng một nửa. Với lý do là anh ta quá dẻo miệng và trông có vẻ chân thành.

Ôi trời! Thật không đấy? Hay là dỗ ngon dỗ ngọt người ta để đưa vào thị cái bệnh timla chết tiệt ấy? Đã làm điếm mà còn hoài đến tình cảm thì trên đời này thị là duy nhất. Thị nghĩ mình là gái chính chuyên sạch sẽ kia à?

Thị đờ đẫn đi trên đường mà như đang đi trên mây, nghĩ lại mà thấy hối tiếc lắm!

Số thị sao mà đen đủi quá! Chợt thị lầm rầm khấn vái nhớ lại hôm nay là ngày “cô hồn”, hèn gì chẳng ma nào thèm bước ra đường. Thị rũ mặt xuống đất nhìn một hồi lâu rồi ngoảnh mặt qua trái, ngoái mặt qua phải mong chờ người đàn ông nào đấy gọi cho một tiếng để thị đỡ khổ. Không biết tên xe ôm kia trốn đâu mất mà không đến tìm thị nhỉ? Còn đêm tối vẫn yên ắng, buồn thỉu buồn thiu, vô tình hắt hủi thị.

Chỗ mà thị đang đứng và hay đứng bình thường có ít nhất năm, bảy cô vẫn hay đứng đón khách và một trong số họ đã bỏ nghề làm nghề khác cả. Thỉnh thoảng có vài ba người từ nơi khác đến tranh giành địa bàn hoạt động hoặc mới vào nghề, chẳng biết trên dưới gì, thị cũng mặc kệ miễn là họ đừng gây sự với thị thì thị đã mang ơn rồi. Bởi vì thị nghĩ rằng mình không thể bám trụ với cái “nghề” này lâu được. Thị giật mình nhớ lại bản thân, rồi lại thở một hơi dài tềnh hênh như câu vọng cổ buồn. Họ, người thì lấy chồng, người thì bị đánh ghen tàn tạ nhan sắc phải bỏ “nghề”, người thì đã “quá đát” đành phải dạt về quê neo đậu mấy quán nhậu xoàng xĩnh hay mấy quán karaoke hạng bét để kiếm sống... Chỉ còn thị là bám trụ với công việc ruỗng nát này. Mà thị nghĩ chắc mình sẽ bám trụ không lâu vì thị cũng đã ba mươi rồi chứ còn trẻ trung gì nữa đâu, đến lúc thị phải tính chuyện lâu dài rồi. Lại nỗi, người như thị thì biết lấy ai, mà ai lấy? Nghĩ tới đó thị tức cười rưng rức.

Hồi chiều, lúc chợ vãn, người thưa thớt dần, trời bắt đầu tối, lắm đàn ông đứng tuổi vẫn còn đi lại chỗ đấy, thị lượn qua lượn lại hòng “bắt mối” nhưng có ai thèm ngó tới lần nào. Hay là họ chê bai thị đã già rồi. Già, già rồi sao? Cái từ ấy vang lên trong đầu thị kéo một hồi dài ghê rợn. Rõ là một ngày tồi tệ, một ý nghĩ tồi tệ.

- Kìa em, chờ anh!

Nghe thấy có tiếng gọi từ phía sau dường như thị nghe thấy tiền kêu rủng rỉnh, thị tưởng là anh nào đấy gọi mình, thị ngoái đầu lại nhìn. Hóa ra là một người thanh niên đang đuổi theo người yêu hắn. Thị lại càng đau đáu vào số phận của mình. Bản thân thị chẳng có gì để tự trọng, một con đàn bà cũng vứt đi mất, chẳng có ai thương yêu. Người con gái kia xem ra cũng là con nhà gia giáo, có của ăn của để, hèn gì lại tỏ ra cau có, làm nũng để được yêu. Nếu thị bắt chước người con gái ấy mà nũng thì thế nào? Ma nào sẽ tình nguyện vì thị mà đuổi theo. Cuộc đời này sẽ chẳng bao giờ cho thị cái vinh dự ấy. Một mụn chồng đường hoàng như ai ai thị cũng không dám nghĩ tới. Người chồng với thị xa xỉ như một thứ nước hoa đắt đỏ trong các cửa hiệu cao sang.

Cô gái chạy ngang qua thị đánh rơi một bao thơ đã bị nhàu nát. Thị tọc mạch một tí, nhặt lên, phủi phủi trên quần cho bớt nhăn mới đọc.

Thì ra là một lá thư.

“Anh yêu! Cái đồng hồ Caravelle của em đã hỏng mất rồi, anh mua cho em cái đồng hồ mới hiệu Movado nhé! Em sẽ rất yêu anh khi thấy nó trong dịp sinh nhật lần 22 của mình”.

Ôi trời! Thị mới đọc mấy dòng đã chóng cả mặt, hoa cả mắt. Toàn đồ hiệu. Rõ nhà giàu có khác. Sao trên đời lại có những cô gái sung sướng và hạnh phúc đến thế nhỉ? Sao trên đời lại có những hạng gái cơ cực như thị nhỉ? Thị phải ăn nằm với khách, làm họ vui vẻ vừa lòng các thứ... cũng không đủ tọng vào mồm lấy đâu dư dả mà phục vụ thú vui mua sắm như bà hoàng kia chứ.

Thị mủi lòng quá! Thị buồn ghê gớm.

Mà thôi, thị không mang bản thân mình ra so sánh với cô gái kia làm gì chỉ chuốc lấy nhục mà thôi. Thị nhìn họ, cuốc bộ trên lề đường và cũng không thèm xen vào cuộc “đuổi tình” của họ làm gì, kẻo lại cho rằng người thứ ba rồi bị mấy bà, mấy cô xơi tái thì khổ. Thị còn muốn làm thêm mấy tháng nữa đắp đổi qua ngày xem sao rồi đổi nghề thôi. Chứ “ế ẩm” thế này thì có mà ăn cám.

Thị cảm thấy cheo veo giữa cuộc đời này.

Cứ tình trạng ế ẩm thế này thì đói chết mất, phải chi con người không ăn vẫn no thì hay biết mấy. Khổ nỗi đói phải ăn rau, bệnh phải uống thuốc. Thế mới là con người. Thị liền nghĩ tới anh lái xe ôm hay trêu thị ở ngõ đường Lộ 2. Đói quá, chẳng biết làm thế nào, nếu có nhà nào bán bánh bao hay bánh tét gì đó thì thị sẽ chạy tới cướp ngay, chứ thế này thì một lúc nữa thị sẽ ngã quỵ mất.

Lòng tự trọng của một cô gái điếm bán được bao nhiêu tiền? Rẻ rúng hơn một lạng thịt bò nữa. Có gì đáng giá đâu. Rồi thị đánh liều tới Lộ 2 tìm anh xe ôm. Lúc này vẫn còn giờ đánh một quả nữa. Coi như là vớt cú chót vậy. Giờ này đã khuya mà anh ta vẫn chưa về nhà nghỉ ngơi, anh vẫn đợi thị như mọi hôm. Người này coi củ mỉ mà tốt bụng lắm. Lần trước có mấy bà sồn sồn kéo tới đánh thị may mà có anh ấy giúp, không thì bây giờ cái mặt có mà bị người ta vạch nát ra rồi.

Thấy thị đang đờ đẫn đi về phía mình, người đàn ông liền kêu lên oai oái:

- Em vẫn chưa về nhà sao?

Thị vờ đi như vô tình gặp phải hắn:

- Ơ... em... chưa về được, vẫn chưa có gì bỏ bụng, kiểu này thì chết đói mất!

- Đi ăn với anh không? Anh cũng đang đói đây - Câu nói như chìa khóa mở lối vào trái tim tăm tối của thị, nhưng thị phải làm giá để không bị hắn khinh thường.

Thị lại vờ, lại làm giá nũng nịu một chút:

- Em...

- Còn em với iếc gì nữa. Nào, ngồi lên xe anh chở đi ăn.

Vậy là anh ấy ba chân bốn cẳng vui vẻ chở thị đi ăn khuya. Tranh thủ như có thứ gì làm động lực lắm. Lúc này cũng chẳng còn gì ngon mà bỏ bụng, chỉ có gánh hủ tiếu gõ ở đầu Lộ là còn sáng đèn. Thấy thị không phản ứng gì anh xe ôm hào hứng lắm, ít khi cô em nói chuyện bùi tai như vậy. Chẳng qua là thị đói rã ruột chẳng thèm đôi co làm chi cho mất phần ăn. Gặp nhau nhiều lần mà chỉ mỗi lần này thị mới chịu để anh ta chở đi. Những lần trước thì thị không đói như bây giờ, thị đỏng đảnh như một cô tiểu thư nhà quyền quý. Ấy thế mà anh ta lấy làm vui sướng lắm, vì bốn mươi tuổi đầu anh ta mới được chở người đàn bà mà anh mến. Còn thị, thị nghĩ anh xe này là một phần cuộc sống của thị, một mảnh ghép không thể thiếu trong cuộc đời lắm gian nan của thị. Đời thị vẹn nguyên khi có hắn. Chính là hắn. Thị tôn trọng anh xe và thực sự có tình cảm với hắn, mặc dù thị chưa được chút lợi ích gì từ hắn.

Còn anh xe nghĩ chỗ ấy còn bán, thế là anh ta chở thị tới đó ngay. Thấy cái ăn thị vui sướng lắm, ngồi gần anh xe ôm thị cảm thấy có một luồng hơi ấm tỏa khắp người thị. Là gì đây? Đói quá thị cũng không còn sức mà nói đùa hay nghĩ tới điều gì nữa. Thị nhảy bổ xuống xe, theo quán tính liền gọi một tô hủ tiếu và ăn một nước sạch sành sanh. Cảm thấy chưa no, thị gọi thêm tô nữa. Thị vừa ăn vừa nhìn anh xe ôm cười nức nở. Cái ăn với thị lại xa xỉ đến vậy. Đời thị sao mà khổ quá vầy nè.

Nhìn thấy thị ăn xong, rồi tém miệng lia lịa, anh xe ôm hỏi:

- Đã no chưa em? Không no thì mua thêm một tô nữa mang về nhà mà dùng, hôm nay anh mời.

Thấy người xe ôm có tâm, chị bèn nhẹ giọng:

- Anh... thiệt tốt với em…

- Em đừng nói vậy, anh không tốt với em thì biết tốt với ai đây? Từ lúc quen em chưa nói lời nào anh đã thương em nghĩ là sẽ tốt với em, sợ em không ưng rồi xa lánh anh đấy thôi.

Vì lý do là anh xe chưa bao giờ “cưa gái” nên thiếu kinh nghiệm tình trường đây.

- Anh…

Ăn xong, thị lên xe, anh xe lại chở thị hết đường này qua phố nọ. Không biết anh ấy nghĩ gì rồi hát rêu rao mấy câu gì thị vẫn không rõ, chỉ biết rằng anh ấy đang vui. Thiệt là... Đã mười hai giờ rồi, thị ngồi trên xe anh ấy thì người ta thấy cũng chẳng dám kêu gì nữa. Bây giờ thị phải nghĩ cách, no thì đã no nhưng vẫn chưa có đồng nào dính túi.

Thị phải bắt đền hắn.

- Này anh xe ôm, tôi đi với anh bây giờ chẳng có khách nào gọi tôi cả, anh tính làm sao? Hôm trước vì anh tôi đã bỏ mất một “bốc” lớn. Giờ tính thế nào thì tính!

Anh xe ôm ngỡ ngàng, không nghĩ là thị sẽ nói như vậy:

- Ơ kìa... chẳng phải anh đã mời em ăn khuya rồi đấy sao?

- Chỉ là một bữa khuya thôi, thấm tháp gì với tôi? Anh hành tôi cả đêm chỉ lấy bằng một nửa giá tiền của người khác đấy sao? Không có tiền thì mai chết đói à?

- Với cô tiền quan trọng vậy sao?

- Phải rồi, chẳng phải anh chạy xe ôm kiếm tiền à? Tôi cũng vậy. Bắt đền anh.

- Bắt đền thế nào đây? Cho cô một “cuốc” nhé?

- OK! Miễn là tiền bạc sòng phẳng là vui rồi!

Thế là thị sướng! Vừa được mời ăn rồi được một “cuốc” nữa. Anh xe ôm này coi vậy mà đần dễ sợ. Thị mới làm khó đã vội đầu hàng rồi. Người gì đâu mà... Thị nhìn đường, không rõ là hắn chở thị đi đâu, liền kêu lên oai oái.

- Này anh xe ôm kia, anh chở tôi đi đâu đấy?

- Chẳng phải em kêu tôi chở đi làm một cuốc kiếm tiền hay sao? Tôi đang làm theo lời em đây!

- Ôi trời ạ! Người gì đâu mà ngu ngốc quá xá!

Thế là anh xe đèo thị đến sông Sài Gòn rồi dừng lại ở một khoảng vắng, đúng lúc trời đứng gió và vắng người qua lại. Ánh đèn mờ ảo, có thể nhìn thấy ánh sáng loáng trên sông. Gió thổi nhè nhẹ tạo những gợn sóng đa sắc trên mặt sông như mẹ đang ru con ngủ, mát rượi và êm đềm như một vần thơ. Lúc này, chỉ có hai người đứng trơ trọi ở đấy!

Thị không biết anh xe định giở trò gì nữa. Đi “vui vẻ” mà ra đây làm gì. Thị cộc lốc hỏi:

- Đến đây làm gì?

Anh xe ôm nói thẳng ruột ngựa:

- Để cầu hôn em!

- Trời ạ! Anh nói gì? Bộ giỡn hả? Bộ anh điên à? Tôi là đĩ, một con đĩ có giấy cơ mà. Anh muốn cầu hôn một con đĩ à? Thật hết thuốc chữa.

- Đĩ thì sao? Anh thương em, anh muốn cưới em làm vợ!

Thật là đò nát đụng nhau. Thị bụng bảo dạ, hay là mình đồng ý lời cầu hôn của hắn. Đời thị đã còn gì đâu mà làm giọng e giọng ảnh nữa? Biết đâu người đàn ông cù mì này sẽ là một người chồng tốt. Thấy hắn làm lụng vất vả thế này, ta cũng thương hắn lắm. Thiệt là, có ngày thị cũng được một lần cầu hôn lãng mạn như phim vậy. Lời cầu hôn đến bất ngờ quá làm thị không thể nghĩ ngợi được điều gì nữa, đã ba mươi tuổi đầu mà thị vẫn chưa từng mơ ước được một lần làm vợ, làm mẹ như những người phụ nữ khác. Nỗi niềm ấy với thị sao mà xa xôi và khó khăn đến thế. Nghề của thị thì chẳng để sinh con bao giờ, thế bây giờ thị biết phải làm sao? Phải trả lời kẻ ngu đần này như thế nào đây?

- …

- Đêm nay thật đẹp! Có trăng, có sao, có mây gió lặng. Nơi đây người ta trao nhau những nụ hôn và nói nhau nghe những lời yêu thương. Có thể chân thành, có thể là lời chót lưỡi đầu môi. Anh thương em thì anh nói thương. Ông cha ta nói “Cưới đĩ làm vợ, không ai cưới vợ làm đĩ”. Anh và em tuy nghèo khó, nhưng vẫn có quyền được... hạnh phúc, phải không em?

- Anh! Em...

Họ hôn nhau và nhanh chóng trở thành của nhau. Một lát sau anh xe cùng thị về nhà. Tuy có những khiếm khuyết riêng nhưng hai mảnh ghép bất ngờ có vẻ ổn. 79 gặp 80. Bởi đó là sự chân thành xuất phát từ trái tim nghèo khổ.

Đời như một vở kịch hoành tráng với nhiều vai diễn thiện - ác, tốt - xấu, yêu - ghét muôn dạng. Và họ - những con người dưới tận cùng xã hội vẫn không thoát khỏi sự tuần hoàn đấy. Những vai diễn của cuộc đời không ai trả cátsê thì đừng diễn, đừng mang trên mình chiếc mặt nạ giả dối ấy. Hãy sống thật với chính hạnh phúc của mình, tận hưởng từng khoảnh khắc của cuộc đời.

Cuộc tình của thị như một vở kịch. Tia sáng tình yêu đã hun nóng tâm hồn con người lầm lỗi là thị. Đời thị như một vở bi kịch tưởng không có không hồi kết, cho đến khi gặp anh xe ôm. Thị tự cảm thấy rằng mình phải “ngoan” trở lại, bởi món quà cuộc sống ban cho thị như một cơ duyên cuối cùng. Thị mỉm cười ngệt ra khi nghĩ thị sẽ làm một người vợ, một người mẹ như thị hằng ao ước.

Võ Chí Nhất
TIN LIÊN QUAN

Truyện ngắn: Thằng Bơ

L.V.Q |

Truyện ngắn của Lê Vạn Quỳnh
(Nhà giáo Ưu tú, Hội viên Hội VHNT tỉnh Thanh Hóa, 
Phó ban đại diện Báo Văn Nghệ khu vực Bắc miền Trung)

Truyện ngắn: Con người với nhau

nguyễn hiếu |

1. Bước vào phòng trực ban, trung úy Đào Vượng cố giữ vẻ mặt bình thản. Anh không muốn đồng đội nhận ra điều gì không ổn ở anh trong khi làm nhiệm vụ. Nhất là với trung tá Cảnh Thục, đội trưởng đội cảnh sát 113. Đội trưởng vừa bước qua tuổi 50, có thân hình cường tráng của một người ưa tập luyện, và biết cách giữ gìn thân thể song phong thái của ông lại lộ ra sự điềm đạm, chín chắn của người đàn ông từng trải, đôn hậu và chỉn chu trong công việc. Cách đây hơn một năm khi chuyển từ đơn vị cơ động về nhận công tác tại 113, trung tá Thục đã nói với Đào Vượng một câu khiến anh nhớ mãi: “Công việc ở đây rất bình thường nhưng nó lại gắn bó mật thiết với sự an toàn sinh mệnh người dân”. Không hiểu sao, Đào Vượng khẽ gật đầu, trả lời bằng một câu ngoan ngoãn của đứa trẻ “thưa chú, cháu nhớ rồi ạ”, khiến mấy đồng đội đang đứng quanh đấy phải bặm môi cố nhịn cười. 

Truyện ngắn: Cưới tháng ngâu

Lê ngọc minh |

1. Hưu vào dịp rằm tháng Bảy, ông Hoàng Thấu Đáo về quê sắm cái bàn thờ gỗ tốt đặt ở nhà thờ tổ, mời bà con trong chi sáu cùng đại diện các chi khác của họ Hoàng đến ăn bữa cơm liên hoan mừng lễ Vu lan để ông báo cáo, ông đã được làm người vạn đại.

Hầm chui Tân Phong ở Đồng Nai ngập nặng sau 5 năm thông xe

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Cơn mưa lớn kéo dài hơn 2 giờ khuya ngày 13.7, khiến nhiều tuyến đường trung tâm TP Biên Hòa ngập sâu như Đồng Khởi, quốc lộ 1A. Trong đó, hầm chui Tân Phong trên đường Đồng Khởi ngập nặng sau 5 năm vận hành.

Số phận chiếc siêu xe McLaren khiến Phan Công Khanh bị bắt khẩn cấp

LÂM ANH |

Chiếc siêu xe McLaren khiến Phan Công Khanh đang bị điều tra về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" được xác định là vật chứng của vụ án. Theo luật sư, nếu muốn nhận lại chiếc xe, chủ sở hữu có thể làm đơn gửi cơ quan chức năng để trình bày nguyện vọng và chứng minh mình là chủ sở hữu để được cơ quan chức năng cân nhắc giải quyết.

Giờ thứ 9: Bí mật của vợ tôi - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Có những định mệnh là do số phận, nhưng cũng có những định mệnh mà ngay từ đầu, đã có sự sắp đặt bởi chính con người. Mà trong đó, phần lớn là những sự lừa dối.

Hỏa hoạn thiêu rụi hơn 4.000 m2 rừng phòng hộ tại Ninh Bình

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Ngày 13.7, một vụ cháy rừng đã xảy ra (tại phường Nam Sơn, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình). Đám cháy không gây thiệt hại về người nhưng đã thiêu rụi hơn 4.000 m2 rừng phòng hộ.

Giám đốc trung tâm dạy lái xe ở Hải Phòng chiếm đoạt 22 tỉ đồng của học viên

Mai Chi |

Chiều tối 13.7, Công an TP Hải Phòng thông tin về vụ việc bắt giám đốc và nhân viên Trung tâm đào tạo, sát hạch lái xe thuộc Trường Cao đẳng Giao thông vận tải (GTVT) Trung ương II (huyện An Dương, TP Hải Phòng).

Truyện ngắn: Thằng Bơ

L.V.Q |

Truyện ngắn của Lê Vạn Quỳnh
(Nhà giáo Ưu tú, Hội viên Hội VHNT tỉnh Thanh Hóa, 
Phó ban đại diện Báo Văn Nghệ khu vực Bắc miền Trung)

Truyện ngắn: Con người với nhau

nguyễn hiếu |

1. Bước vào phòng trực ban, trung úy Đào Vượng cố giữ vẻ mặt bình thản. Anh không muốn đồng đội nhận ra điều gì không ổn ở anh trong khi làm nhiệm vụ. Nhất là với trung tá Cảnh Thục, đội trưởng đội cảnh sát 113. Đội trưởng vừa bước qua tuổi 50, có thân hình cường tráng của một người ưa tập luyện, và biết cách giữ gìn thân thể song phong thái của ông lại lộ ra sự điềm đạm, chín chắn của người đàn ông từng trải, đôn hậu và chỉn chu trong công việc. Cách đây hơn một năm khi chuyển từ đơn vị cơ động về nhận công tác tại 113, trung tá Thục đã nói với Đào Vượng một câu khiến anh nhớ mãi: “Công việc ở đây rất bình thường nhưng nó lại gắn bó mật thiết với sự an toàn sinh mệnh người dân”. Không hiểu sao, Đào Vượng khẽ gật đầu, trả lời bằng một câu ngoan ngoãn của đứa trẻ “thưa chú, cháu nhớ rồi ạ”, khiến mấy đồng đội đang đứng quanh đấy phải bặm môi cố nhịn cười. 

Truyện ngắn: Cưới tháng ngâu

Lê ngọc minh |

1. Hưu vào dịp rằm tháng Bảy, ông Hoàng Thấu Đáo về quê sắm cái bàn thờ gỗ tốt đặt ở nhà thờ tổ, mời bà con trong chi sáu cùng đại diện các chi khác của họ Hoàng đến ăn bữa cơm liên hoan mừng lễ Vu lan để ông báo cáo, ông đã được làm người vạn đại.