Truyện ngắn dự thi: Sáu Hoa

Đinh Thành Trung |

Bóng trùm nhà tạm. Gọi là lều cũng được. Bóng trăng ra khi có thêm một ánh đèn chiếu tới. Đèn tỏa sáng, đánh thức mấy cái đầu ngái ngủ uể oải bước ra sân. Nhìn từ trên xuống, dãy lều xanh lơ như biến thành quần thể di tích nào đó. Nhiều con người lặng lẽ bước ra.

“Thôi cố gắng nghe mấy cưng.”

Trời hỡi, ai lại đùa được trong lúc cáu bẳn này vậy? Sáu Hoa! Con Sáu Hoa vừa phải thôi nghen.

Càu nhàu vậy mà cả tốp công nhân đều xếp hàng ngay ngắn, giữ khoảng cách đúng quy định. Hàng dài dằng dặc, đủ cho thấy quy mô của công ty này. Nhiều quá. Cứ như đàn kiến ấy anh nhỉ. Lại ví người như kiến rồi. Hồi mới vào, lúc nào tôi cũng gào khản cả cổ họ mới chịu xếp hàng ngay ngắn. Tội ghê Sáu Hoa. Ai đó thầm thì bên tai, chạm cả vài giọt mồ hôi chảy xuống.

“Nóng ghê bé.”

“Này, đừng giở trò cưa cẩm ở đây nghe.”

Biết thế, gã bông đùa nhưng lại nở nụ cười. Anh ta gọi đó là nụ cười công đoàn. Lúc nghiêm túc, anh gọi tôi là con Sáu Hoa. Vì mi tươi như hoa đó. Câu chọc vô duyên mà làm mắc cười hoài. Nụ cười là thứ hiếm hoi trong năm Covid thứ hai. Câu cửa miệng mấy chị bên tổ 3 cứ làm Hoa suy nghĩ mãi. Nghĩ chán lại nhìn đăm đăm về phía dãy nhà xưởng mái tôn. Nó là tôn đấy, thứ nguyên liệu hâm nóng con người. Ai đã đùa thế. Ai đã dùng những lời động viên kỳ lạ đó để lại cho Hoa?

Ngày vất vả. Trời thôi hành hạ. Biến số vẩn vơ trong người cô gái làm công tác chăm lo cho công nhân của mình. Sao thế. Nhiều khi tao không thể hiểu nổi mày lấy đâu ra nhiệt huyết như thế Hoa ạ. Lúc bình thường làm việc thì chị em ríu rít bên nhau nhưng khi cần thì Hoa lại trưng ra bộ mặt nghiêm nghị như bà cụ non ấy nhỉ. Hoa cũng đã quen với mấy câu bông đùa như ly nước mát tưới cho tâm hồn tươi tốt. Cũng nhiều năm rồi được làm công việc mình yêu thích. Thật tuyệt vời và vui sướng. Càng như vậy thì càng phải cố chứ. Không thì không còn cán bộ Sáu Hoa này. Lắc đầu, tay vẫn mân mê gấu áo.

Dịch như lốc cuốn bay đi mọi thành quả. Còn cái căn phòng ngổn ngang đó cũng chưa dọn được. Toàn tài liệu quan trọng cả đấy. Còn cuốn sổ ghi lại những nhiệm vụ cần làm của công tác công đoàn ở doanh nghiệp. Dịch đã đến thì chúng ta không còn được sống theo cách bình thường nữa nhỉ. Đúng rồi, tất cả công việc bình thường đều bị xáo trộn và phải căng mình ra mọi lúc mọi nơi. Công ty có hồ nước. Mấy anh chị em đã trang trí nó đẹp lắm. Giờ ai buồn ngắm nhìn mưa. Nước vẫn chảy róc ra róc rách qua mấy hòn đá trang trí. Tiếng nước sao mà não nề đến thế.

“Này Sáu Hoa. Có vậy mà nản rồi sao?”

Nắng vụt biến mất. Vì cái dáng người tất tả ấy. Đầu hắn đội chiếc mũ lưỡi trai của công ty, nhưng nhìn kỹ lại thấy mấy chữ được viết bằng bút xanh trên đó.

“Đâu, nhìn kỹ xem nào.”

“Ý cậu là tớ đang chán hay là cái gì chán?”

“Chả biết. Tớ chỉ thấy bụng đang sôi òng ọc thôi.”

“Tưởng gì. Cơm đây. Nhớ khử khuẩn sạch sẽ nhé.”

Câu chuyện giữa hai chị em chỉ có thế. Cậu ấy nhỏ hơn một tuổi nhưng vẫn xưng cậu tớ ngọt xớt. Bóng cây rung rinh như môi cười khiêu khích. Cứ thế rồi cũng qua ngày với bao nỗi niềm lẫn lộn. Trời nắng to như thách thức sự kiẻn nhẫn của con người. Ông cây. Thôi cứ gọi là ông cây nhé. Hoa vẫn thường tự trò chuyện một mình. Không phải lúc nào cũng có thời gian rỗi rãi vài ba phút như thế này đâu. Chống dịch như chống giặc cơ mà. Hôm trước, liên đoàn lao động tỉnh đã đến thăm. Các anh chị động viên Hoa cố gắng giữ vững trận địa này. Phân ra làm luân phiên nên năng suất không cao. Giới chủ cũng không muốn việc sản xuất phải giảm cường độ như thế này, nhưng chống dịch là điều quan trọng nhất.

Hai dãy nhà xưởng hiện ra trước mắt. Đội khử khuẩn đến rồi. Môt, hai ba nào. Hoa rướn cổ, hô to. Tự lấy tinh thần cũng dủ rồi. Không thì sao làm mọi người phấn chấn lên được. Khi mới làm công tác công đoàn, mọi người dù ủng hộ vẫn ngạc nhiên trước mấy từ ngữ chuyên môn mới học, Hoa chỉ cười, gật và lắc đầu liên tục. Hoa bị ngợp. Hoa thấy trời xanh quá. Trời như chan chứa nỗi lòng cô gái tỏ tường. Liệu mình có trụ được không? Mình có qua được hồi bĩ cực này không hay sẽ lụi tàn trước cơn bão cuốn phăng đi tất cả. Một ngày dài. Một ngày đứng bóng. Hoa chợt thấy mình quá đỗi nhỏ bé. Con người vốn dĩ vẫn nhỏ bé như đang chui trong tấm áo bảo hộ này sao? Câu hỏi quá đỗi ngây ngô trong hoàn cảnh này. Nơi những con người hằng ngày vẫn cần cù làm công việc lặp đi lặp lại chẳng khác gì một cái máy. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, con người cũng phải tìm cách vươn lên có phải không?

Hoa có thói quen lẩm bẩm một mình từ khi trở thành người làm công đoàn. Thực ra, mình cũng là một người lao động trong công ty, tuy chỉ mới được phân làm trưởng nhóm nhưng cũng có vài năm kinh nghiệm. Được cái trong công việc Hoa luôn cố gắng hết sức, đối xử chân thành với mọi người nên cũng chiếm được tình cảm của anh em công nhân và cả mấy bác chủ. Gọi thế cho thân mật. Các bác là người kinh doanh, lúc nào cũng phải đặt lợi nhuận lên hàng đầu. Đó là lẽ tự nhiên, không thể tránh khỏi có lúc bất đồng quan điểm. Và những lúc như thế là nhiệm vụ của Hoa cơ mà. Vừa làm việc vừa làm công tác công đoàn thực sự rất mệt nhưng Hoa chưa bao giờ than vãn mà vẫn phải cố gắng để hoàn thành. Đó cũng là niềm tự hào nho nhỏ Hoa mang trong mình. Sống vì người khác rất vui nhưng chưa bao giờ đơn giản. Hiểu tâm tư tình cảm của người khác không dễ, lại còn cả ngàn con người như thế này. Dịch bệnh ập đến, ai cũng lo nhưng lo nhất chắc là mấy bác chủ và người làm công đoàn. Ai bảo tham công tiếc việc làm chi để đến bây giờ mệt lắm. Hoa nghe loáng thoáng thấy tiếng người nào đó nói. Kệ đi, không thể vì những lời đó ảnh hưởng đến công việc mình đã bỏ tâm sức bao nhiêu năm được.

Nhà xưởng đỏ và xanh. Đỏ là màu của công ty sản xuất linh kiện điện tử bên cạnh. Trong khu công nghiệp, màu của mái khu nhà luôn in dấu trong tâm hồn. Đời người biết có mấy lần? Từ khi mình vào làm cán bộ công đoàn ở đây, mình đã chứng kiến biết bao sự việc. Tất cả thời gian đó đúc kết lại thành kinh nghiệm trong người, rồi đến một lúc nào đó, mình phải sống vì mọi người.

“Kê chỗ nằm ở kia kìa.”

“Lại suy nghĩ gì thế sếp Sáu Hoa?”

Tiếng bông đùa của anh chàng vẫn như vậy. Cũng lâu lắm rồi đấy. Hồi mới vào làm, Hoa cứ cảm thấy ngại và xấu hổ khi cứ bị trêu nhưng sao bây giờ lại thấy mấy câu đùa cợt nó thân thương và dễ chịu đến thế.

“Cần bờ vai để dựa thì kêu tớ nè”

Hoa bật cười, nghiêng đầu chạm nhẹ vào vai cậu bạn trong mấy giây, đủ để cậu giật mình trong thoáng chốc. Biết Hoa trêu mình, cậu chữa thẹn bằng cách lảng sang chuyện của công đoàn. Được dịp, hoa lại nhớ về cái ngày bước ngoặt ấy. Phong trào công đoàn trong công ty này đã nhen nhóm lên từ đó, khi số lượng công nhân không nhiều nhưng vẫn cần có một người đứng ra lo cho anh chị em thay cho người sắp chuyển công việc. Thế là vài cánh tay chỉ thẳng vào con nhỏ Sáu Hoa. Đúng rồi, gật đầu cái rụp thôi. Mình cũng muốn làm gì đó cho mọi người, những con người thân thương ấy cũng đã thương yêu mình như thế, tại sao mình không thể làm gì đó cho họ? Suy nghĩ giản đơn ấy đã đưa Hoa trở thành người vác tù và hàng tổng như cách gọi vui của mấy bác trên ban giám đốc. “Từ giờ có công việc gì cũng báo cáo sếp Sáu Hoa nghen”. Đùa vui thôi mà mặt Hoa đỏ bừng, xua tay chối đây đẩy. Gớm, thích thế mà còn, thôi nhờ cả vào con đấy.

Hoa giật mình trở lại hiện tại. Suy nghĩ quá nhiều cũng ảnh hưởng đến công việc. Hoa có tật nghĩ dai, cứ lúc nào cũng luẩn quẩn trong đầu. Mọi người bảo nghĩ nhiều sinh bệnh stress thường xuyên có hại cho sức khỏe. Dạ em biết thế mà làm việc này cũng thường xuyên phải đối mặt với mấy tình huống đâu đâu. Ừ thì đâu đâu. Như hôm qua đấy, bên công nhân tổ 1 có xích mích. Hoa phải xuống tận nơi để giải quyết. Mới thấy bóng cô, các chị đã xôn xao rộn cả lên. Cai Sáu Hoa đến kìa. Cán bộ đến kìa. Đâu, đâu là cán bộ, con cũng chỉ đến nghe xem mấy cô mấy chú có chuyện gì thôi.

“Không được, mày phải giải quyết cho tụi tao chớ.”

“Dạ, để con xem có chuyện gì đã.”

Phân bua một hồi, hóa ra chuyện chẳng có gì cả. Hai người đó đã có xích mích từ trước. Sáng ra ngõ lại chạm mặt nhau, cãi nhau một hồi rồi khi nghỉ giải lao lại va vào nhau. Thế là sinh chuyện. Giờ ăn trưa, ai cũng muốn nhanh nhưng phải có hàng có lối, có trước có sau. Cô chú nhịn nhau chút vì đoàn kết chung nghe. Từng tiếng, từng tiếng người chộn rộn trong lao xao của tán cây như bao trùm lấy tâm trí của cả trăm con người đứng đó. Làm người hòa giải sợ nhất là để mình bị chìm đắm vào trong cơn cuồng nộ của con người. Anh em công nhân thì cũng là con người thôi, không thể tránh khỏi những lúc bị dao động trong tâm trí. Dịch bệnh quả là khó lường. Nó như cơn bão cuốn lấy tay chân các doanh nghệp, khiến họ phải tìm một sợi dây thật chắc để giữ đôi chân của mình không gục ngã.

Mấy tháng vừa qua, công ty phải cắt giảm đi đến 70% số lượng công việc. Đơn hàng cũng ít đi trông thấy. Tất cả những thứ đó không là gì đâu cháu. Chú tin rằng qua cơn bĩ cực sẽ đến hồi thái lai thôi. Đó là lời nói của chú giám đốc điều hành. Rồi bác chủ tịch công ty cũng xuống tận nơi động viên anh chị em công nhân nữa. Rõ ràng, người chịu nhiều thiệt hại nhất là ông chủ của doanh nghiệp nhưng họ vẫn không mất đi ý chí của con người. Trong hoàn cảnh này, người làm công đoàn như Hoa lại càng phải vững tâm. Công ty hoạt động ở Việt Nam cũng đã cả chục năm rồi chứ có ít gì đâu, hẳn cả ông chủ người nước ngoài và công nhân người Việt cũng đã hình thành một mối quan hệ gắn bó, khăng khít, đủ để hiểu và thông cảm cho nhau. Nhiệm vụ của người cán bộ công đoàn ngoài việc chăm lo và bảo vệ quyền lợi của người lao động thì cũng phải làm tốt việc kết nối giữa người lao động và người sử dụng lao động nữa, đó là suy nghĩ non nớt của một cô gái trẻ như Hoa.

Một ngày nữa đã đến. Việc thay ca đã xong. Chỗ ăn, ở được công ty bố trí gọn gàng cho anh em, vừa đảm bảo phòng dịch vừa cố gắng đem lại sự thoải mái nhất cho công nhân để tập trung làm việc. Hoa dự định sẽ tổ chức một buổi nói chuyện với công nhân, vừa là để thông báo tình hình chống dịch cũng vừa để động viên tinh thần anh em. Đó là việc nhỏ nhất mà một người làm công đoàn như Hoa có thể nghĩ ra.

Ba tháng cầm cự với cơn dịch lây lan. Chia ca, ba tại chỗ, hoạt động cầm chừng nhưng đã đi làm thì ai cũng có ý thức thực hiện thông điệp 5K. Rồi cũng sẽ qua. Rồi mọi người sẽ ổn định trở lại. Đó là suy nghĩ của tất cả mọi người. từ giới chủ đến công nhân bây giờ dường như không còn phân biệt vị trí nữa, mọi người đều chung tay vì lợi ích của tập thể. “Cơn bão đi qua, chỉ còn lòng người ở lại. Đó là vì có những người vì mọi người có phải không? Như công đoàn Sáu Hoa chẳng hạn” Bác chủ tịch công ty đã hô to lên như thế ở buổi ra quân hoạt động sản xuất trở lại bình thường sau quãng thời gian chống dịch. Hoa được mời lên phát biểu mà chỉ biết nhắc đi nhắc lại câu cảm ơn mọi người đã cố gắng. “Thấy chúng ta đã vượt qua được khó khăn là em vui rồi. Em hổng cần chi hết.” Một tràng vỗ tay vang lên rầm rập cùng tiếng hò reo như bừng lên nắng sớm phủ khắp khu công nghiệp này.

Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn:

Gần 30 giải thưởng có tổng trị giá lên tới 2,4 tỉ đồng

Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, Công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì, phối hợp một số ban Đảng trung ương và bộ liên quan chỉ đạo; Báo Lao Động phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam trực tiếp tổ chức thực hiện. Cuộc thi bước đầu đã nhận được một số tác phẩm có chất lượng của các nhà văn, của công nhân viên chức lao động.

Từ tháng 3.2022, Báo Lao Động sẽ tuyển chọn và đăng tải.

Các tác phẩm dự thi thuộc 2 thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn với cơ cấu giải thưởng gồm 15 giải cho thể loại truyện ngắn (tổng giá trị giải thưởng 860 triệu đồng) và 14 giải cho thể loại tiểu thuyết (tổng giá trị giải thưởng 1,51 tỉ đồng). 

Ban tổ chức bắt đầu nhận tác phẩm từ ngày công bố phát động, và kết thúc nhận tác phẩm vào ngày 30.8.2023 (tính theo dấu bưu điện, email). Tổng kết và trao giải vào quý IV/2023.

Ban tổ chức rất mong nhận được sự hưởng ứng, tham gia của các nhà văn chuyên nghiệp và bạn đọc cả nước.

Địa chỉ nhận tác phẩm dự thi:

- Bản thảo giấy gửi bưu điện về địa chỉ: Báo Lao Động, số 6 Phạm Văn Bạch, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội 

(Bì thư ghi rõ: Tham gia cuộc thi viết về đề tài công nhân, công đoàn 2021- 2023). 

- Bản điện tử gửi qua mail về hộp thư: thivietvecongnhan@gmail.com hoặc thivietvecongnhan@laodong.com.vn

Chi tiết thể lệ cuộc thi xin xem tại: https://laodong.vn/cong-doan/the-le-cuoc-thi-sang-tac-van-hoc-ve-de-tai-cong-nhan-cong-doan-976767.ldo

Đồng hành cùng chương trình.
Đồng hành cùng chương trình.
Đinh Thành Trung
TIN LIÊN QUAN

Truyện ngắn dự thi: Đêm đô thị

Hoàng Anh Linh |

Thanh vừa tan ca về. Anh mệt nhoài trườn chiếc xe Wave đã cũ vào một con hẻm. Con hẻm nhỏ đến mức chỉ đủ cho một người ngồi trên xe máy ra vào. Ngày mưa, nước đọng thành từng vũng nhỏ. Thanh lặng lẽ len chiếc xe qua lối hẹp thật khéo nhưng một vài tia nước bẩn vẫn bắn lên gấu quần. Hai bên vách tường xám xịt đều dán chi chít những tờ quảng cáo. Hôm nay có một tờ giấy mới vừa được dán. Thanh nhìn lướt qua thấy dòng chữ “cho vay”. Qua khỏi đoạn hẻm là một dãy nhà trọ thấp lè tè, tối tăm ẩn nép ở phía sau một chiếc cổng sắt đã rỉ lúc nào cũng khép. Trên cổng có vài dây tigon vắt qua, đong đưa từng chùm hoa gầy nhẳng, nhạt màu

Truyện ngắn dự thi: Cái nút cống

Lao động |

Ở tổ sửa chữa đường mỏ này, chỉ có tôi với Hoài là lính mới. Hoài trẻ nhất tổ, vừa học xong phổ thông trung học đã đi làm theo chế độ “đổi” - Bố mẹ về hưu, con vào thế. Trong lúc công việc khó khăn, kiếm được một chỗ làm có thu nhập ổn định đối với nhiều người như vậy là hạnh phúc lắm.

Truyện ngắn dự thi: Công nhân thời vụ

Lao động |

Lãnh mang mấy bộ quần áo công nhân đi giặt, phơi ra trước sân nhà. Ngồi nhìn những giọt nước rỏ tong tỏng trên dây phơi xuống nền sân xi măng bỏng đốt, Lãnh khẽ thở dài.

Sân bay thứ 2 của Hà Nội vẫn có thể trở thành sân bay quốc tế

Hiếu Anh |

Theo thông tin từ Bộ Giao thông Vận tải, sân bay thứ 2 vùng Thủ đô Hà Nội vẫn có khả năng trở thành sân bay quốc tế.

Vụ 2 bà cháu tử vong vì cháy xe điện: Nhân chứng kể lại phút kinh hoàng

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Trước khi đi ngủ, anh D. cắm sạc pin chiếc xe điện 4 bánh, ai ngờ chỉ ít phút sau, chiếc xe bốc cháy khiến người con gái 5 tuổi và mẹ ruột bị thiệt mạng.

Thắng tay vợt chủ nhà, Nguyễn Thuỳ Linh vào tứ kết giải cầu lông Mỹ mở rộng

HOÀNG HUÊ |

Chiến thắng 2-1 trước đối thủ chủ nhà Iris Wang ở vòng 2 đơn nữ giúp Nguyễn Thuỳ Linh giành vé vào tứ kết giải cầu lông Mỹ mở rộng 2023.

Việt Nam có thể đang chậm trễ trong việc dùng chính sách tài khoá

Hương Nguyễn |

“Chúng ta đang sử dụng quá nhiều chính sách tiền tệ để phục hồi kinh tế, tổng cầu mà chậm trễ trong việc dùng chính sách tài khoá phản chu kỳ” - PGS.TS Nguyễn Đức Trung - Hiệu trưởng Trường ĐH Ngân hàng TPHCM nhận định.

Việt Nam đối mặt với lạm phát đến từ thế giới

Quý An |

Trước diễn biến khó lường từ những yếu tố địa chính trị, kinh tế thế giới, nhiều thách thức không nhỏ được đặt ra cho nền kinh tế nước ta.

Truyện ngắn dự thi: Đêm đô thị

Hoàng Anh Linh |

Thanh vừa tan ca về. Anh mệt nhoài trườn chiếc xe Wave đã cũ vào một con hẻm. Con hẻm nhỏ đến mức chỉ đủ cho một người ngồi trên xe máy ra vào. Ngày mưa, nước đọng thành từng vũng nhỏ. Thanh lặng lẽ len chiếc xe qua lối hẹp thật khéo nhưng một vài tia nước bẩn vẫn bắn lên gấu quần. Hai bên vách tường xám xịt đều dán chi chít những tờ quảng cáo. Hôm nay có một tờ giấy mới vừa được dán. Thanh nhìn lướt qua thấy dòng chữ “cho vay”. Qua khỏi đoạn hẻm là một dãy nhà trọ thấp lè tè, tối tăm ẩn nép ở phía sau một chiếc cổng sắt đã rỉ lúc nào cũng khép. Trên cổng có vài dây tigon vắt qua, đong đưa từng chùm hoa gầy nhẳng, nhạt màu

Truyện ngắn dự thi: Cái nút cống

Lao động |

Ở tổ sửa chữa đường mỏ này, chỉ có tôi với Hoài là lính mới. Hoài trẻ nhất tổ, vừa học xong phổ thông trung học đã đi làm theo chế độ “đổi” - Bố mẹ về hưu, con vào thế. Trong lúc công việc khó khăn, kiếm được một chỗ làm có thu nhập ổn định đối với nhiều người như vậy là hạnh phúc lắm.

Truyện ngắn dự thi: Công nhân thời vụ

Lao động |

Lãnh mang mấy bộ quần áo công nhân đi giặt, phơi ra trước sân nhà. Ngồi nhìn những giọt nước rỏ tong tỏng trên dây phơi xuống nền sân xi măng bỏng đốt, Lãnh khẽ thở dài.