Truyện ngắn dự thi: Chảy trong huyết quản

Đinh Thành Trung |

Máu đỏ.

Máu trong tim chắc chắn là màu đỏ. Chỉ khi chảy ra ngoài trời một lúc, một số giọt có thể biến thành màu đen.

Một giọt. Hai và ba. Số còn lại tôi không chắc chắn lắm.

Tôi nhìn thấy chúng. Đúng hơn là tôi chỉ nghĩ quẩn mà thôi. Dịch bệnh đáng căng thẳng. Hiến máu cũng khó khăn hơn. Mà vẫn phải làm thôi. Nghĩ đến những người đang chênh vênh giữa lằn ranh sống chết, đang khắc khoải mong chờ lòng thương của người cho máu.

Bóng tối mà tỏa vào mắt tôi màu đỏ. Chỉ còn biết dựa vào tường suy nghĩ mông lung. Tôi không quen được không khí ồn ào này. Không khí giãn cách. Một người nói và hai người cười. Đang ngồi và một cô em xinh đẹp cứ thế mà nở nụ cười êm dịu.

Cô Mai đấy. Cái cô mà cứ đi cãi hộ anh chị em kìa. Tôi cố nở nụ cười vì đầu đang đau nhức. Cứ như ai đó đâm kim vào liên tục ấy. Doanh nghiệp lớn và có mấy chục ca nhiễm rồi. Chỉ mấy chục ca thôi cũng đã là thành công trong ngăn dịch rồi. Cứ phòng được bao nhiêu tốt bấy nhiêu, cho dù đến lúc nào đó có thể lan rộng hơn.

Công đoàn à. Cứ như người bảo vệ. Tôi giơ tay lên, cố tìm tia sáng le lói xuyên qua giữa các ngón. Không ngủ được. Mai sẽ mệt lắm đây.

À đúng thế. Mai là ngày phát khẩu trang với khử khuẩn.

Tranh minh hoạ của Thuỳ Anh.
Tranh minh hoạ của Thuỳ Anh. 

Kẽo cà. Kẽo kẹt. Có mỗi cái xe đẩy mà phải thồ cả đống đi các nơi thế kia. Tầng một, tầng hai rồi tầng ba. Xong lại đẩy xuống, kéo ra xưởng khác. Thôi cố đi chị em.

“Mà này. Sao không gọi mấy chàng lái xe đến hỗ trợ?”

“Thôi đi. Có phải là công chúa đâu. Công đoàn. Công đoàn rõ chửa?”

Ai cũng đoán được chị em cười híp mắt. Không cười thì khóc hả cô nương? Người ta đã chán lắm rồi. Đã nản lắm rồi. Giờ lại thêm các mẹ xị ra thì có mà cãi nhau. Kìa, đến xưởng hoàn thiện sản phẩm rồi. Tôi nhìn quanh. Cũng mấy ngày rồi không đến đây. Vì chăm lo cho anh chị em nên mới ghé. Giãn cách tuyệt đối! Biến từng tòa nhà thành các vùng xanh nhỏ! Chính tôi nghĩ ra khẩu hiệu đó chứ ai. Giờ thì mọi người đều biết sự khốc liệt của đợt dịch lần này rồi. Cứ xem ti vi thì biết. Cứ nghĩ đơn giản không khéo hỏng hết. Tất nhiên người ốm là một chuyện, công ty này bị đánh gục lại là việc lớn hơn.

“Tổ trưởng tổ ba ra nhận hàng này. Mỗi người đều có khẩu trang, nước sát khuẩn.”

Công ty tăng cường chống dịch. Dựng lều tạm để duy trì sản xuất. Năng suất giảm còn một phần ba! Công ty có ngàn công nhân. Một người cứ cố mà lo chuyện công đoàn nhưng cũng chỉ đến lúc này mới phát huy tác dụng. Ngồi họp trực tuyến với liên đoàn lao động huyện mà nghe nhói cả lòng. Anh chị em đừng có cố làm quá sức, tập trung vào các công việc chính. Tuân thủ tuyệt đối chỉ dẫn của chính quyền. Nhất là các đồng chí ở doanh nghiệp có số lượng lao động lớn. Chỗ tôi là một ví dụ. Rồi đến phần thí điểm mô hình bốn tại chỗ. Càng tập trung đông người thì càng phải dự tính khả năng xấu nhất.
Chúng tôi thực hiện thay đổi chiến lược ngay trong chính công ty mình. Chia ra ca kíp theo hướng linh hoạt. Hạn chế tối đa tiếp xúc người với người. Rồi cố gắng cầm cự trong các lều tạm để tiếp tục duy trì sản xuất. Phần mệt nhất là phổ biến để mọi người biết, hiểu và làm theo. Cái điện thoại lúc nào cũng trong tình trạng gần hết pin. Thế là tôi cứ bắc loa ầm ầm. Đến mức cái giọng ai cũng mơ thấy ác mộng.

Bác giám đốc điều hành cứ đùa như thế. Cũng phải có một câu bông đùa mới làm dịu đi lo lắng. Tiếp đó là câu đùa của sếp to, tức con trai chủ tịch kiêm thành viên hội đồng quản trị. Anh từ Nhật sang mà bị kẹt ở đây luôn từ khi dịch bùng phát. Dáng cao, mặt khuôn thước đúng kiểu ngày đêm vắt óc suy nghĩ để kiếm thêm lợi nhuận. Chắc mấy người lãnh đạo kiểu vậy giờ đang rối lắm.

“Chào cô cán bộ”

Tôi giật thót. Sang Việt Nam cũng nhiều, cũng cố gắng học tiếng Việt mà dùng từ ghê thật. Tôi chưa bao giờ cười nhiều như vậy kể từ khi làm chức trách công đoàn. Đời khác với trong phim và tiểu thuyết. Hàng ngày cứ giờ nào việc nấy. Mỗi người đều có việc của mình và phải căng mình ra làm. Làm xong một buổi rồi ăn ca, sau đó lại làm tiếp đến hết giờ. Sự lãng mạn cũng chỉ tồn tại như con sóng ngầm mà thôi. Tôi cúi đầu, chào lại anh.

“Kính chào ngài ạ”

“Tôi muốn bàn với cô về điều kiện hỗ trợ công nhân”

“Vâng, ngài cứ nói ạ”

Anh nhíu mày khó chịu. Tôi không muốn tiếp tục mối quan hệ không rõ ràng. Đơn thuần chỉ là công việc. Tôi cũng có thể nói là người gắn liền với quyền lợi của người lao động nhưng cũng coi là một phần của công ty. Dịch bệnh xảy ra không ai muốn nhưng các ông chủ là người chịu nhiều thiệt hại nhất. Tuy vậy lao động cần phải được hỗ trợ để họ có thể làm việc tiếp. Không có người làm thì không còn công ty. Chính anh đã nói vậy còn gì.

“Thưa ngài. Theo quy định của Tổng Liên đoàn lao động thì mỗi người sẽ có hỗ trợ. Nhưng nói thật, chính sự giúp đỡ của công ty và ông chủ sẽ động viên tinh thần và vật chất rất lớn đó ạ. Cũng góp phần làm xoa dịu người đang bị khủng hoảng nữa. Mong ngài giúp đỡ”

“Đồng ý. Nhưng cho tôi cười cái đã. Tôi không nhịn được nữa”
“Sao vậy ạ?”

“Vì cô trông nghiêm túc một cách đáng sợ”

Đã từng nghe danh các ông chủ người Nhật rất khó tính và gia trưởng, nhưng không ngờ anh cũng có mặt như vậy. Anh nói với giọng nửa đùa nửa thật, rồi chuyển giọng nghiêm nghị gọi luôn cho người phụ trách tài chính. Vậy là bớt đi được một việc. Tôi thở phào. Vẫn còn nhiều việc phải làm. Công tác công đoàn là thế đấy. Cứ cóp nhặt từng chút một, làm nữa, làm mãi đến khi cảm thấy người lao động được đảm bảo. Còn đảm bảo cái gì thì đến tôi cũng chưa mường tượng ra được. Rõ ràng ở các doanh nghiệp có đông công nhân thì phải có người đứng ra. Tôi nhớ đến những bài học được nghe tại hội nghị của Liên đoàn lao động huyện hôm trước. Có một phát biểu của người chị đi trước thật tâm tư. Thiếu người và thiếu kinh nghiệm thực tiễn tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chính là một nỗi lo, nhưng cũng vì vậy mà rèn luyện cho những người như tôi cả kinh nghiệm xương máu và cách đối phó với tình huống bất ngờ. Dịch bệnh lần này chính là cơn bão mạnh nhất và hiểm ác nhất. Nếu người làm công đoàn như chúng ta mà không vững vàng thì lấy đâu ra chỗ dựa cho người lao động?

Cuộc sống có những điều làm con người quyết tâm. Kể cả khi cha mẹ hay họ hàng trố mắt khi nghe tôi nói chuyện về làm công đoàn. Toàn những điều ngay cạnh mà mấy ai hiểu rõ. Những người như tôi cần liên tục trau dồi kinh nghiệm thực tiễn, đặc biệt là khả năng vận dụng pháp lý để bảo vệ người lao động khi có tranh chấp xảy ra.

Nhưng tất cả những công việc thường ngày đó phải tạm gác lại khi dịch COVID-19 ập đến. Các giải pháp công ty đưa ra bám sát chủ trương của nhà nước và phần nào giúp công ty duy trì hoạt động. Nhưng cái giá phải trả cho điều đó là sự xáo trộn trong cuộc sống và sinh hoạt của công nhân. Tôi nằm ngủ mà nghĩ nát óc tím cách để nâng cao tinh thần cho mọi người nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức “cơ bản” mà thôi. Điều cần làm lúc này là hợp tác tốt hơn giữa công đoàn và giới chủ để cùng vượt qua khó khăn trước mắt.

“Tôi muốn xin ngài một việc”

“Em không cần xưng hô khách sáo như vậy. Em nói đi”

“Ngài, à không, anh có thể xem xét để điều chỉnh lại giờ làm việc trong thời gian chống dịch cho hợp lý hơn được không? Chỉ thay đổi một chút nhưng sẽ giảm được mệt mỏi cho công nhân khi phải làm theo ca thay đổi như hiện nay”

Đó là nước đi liều lĩnh của tôi. Vì chính anh ta khi mới sang Việt Nam còn mang suy nghĩ công đoàn là những người rắc rối, chỉ biết đấu tranh đòi quyền lợi cho người lao động “một cách quá đáng”. Cũng từng cãi nhau ra trò đây. Còn bây giờ anh cũng dịu đi nhiều sau một thời gian ở đây. Thậm chí tiếng Việt của anh còn tốt hơn, đủ để nói chuyện với mọi người.

“Anh hiểu ý em và cũng thấy cần xem lại. Anh sẽ suy nghĩ và bàn bạc với ban giám đốc. Anh sẽ cho em biết kết quả”

“Em cảm ơn anh”. Tôi nói với nụ cười tươi sau lớp khẩu trang. Hình như anh cũng cười đáp lại.

*

Tôi nhiễm COVID. Đó là điều tất yếu mà. Ai cũng thế thôi. Tự nhiên nghe thấy tiếng nhạc phát ra từ điện thoại ai đó. Tôi cũng phải cách ly như mọi người. Đó là hệ quả tất yếu khi mình tiếp xúc với bao nhiêu là anh chị em. Mẹ gọi điện trách sao cứ phải khổ thế, sao không ở một chỗ đi chờ dịch qua. Tôi cãi lại “đấy là công việc của con phải thế, chứ ai muốn nhiễm đâu”. Mẹ thở dài rồi dặn đi dặn lại phải cẩn thận và cố gắng điều trị.

Cũng không có gì quá nguy hiểm. Sau một tuần thì tôi cảm thấy đỡ. Mấy ngày sau thì xét nghiệm âm tính. Điện thoại thì cả mấy chục tin nhắn hỏi thăm. thấy an yên trong lòng pha cả cảm giác hạnh phúc. Năm sáu tin nhắn của anh. Tôi tinh nghịch nhắn lại “sai chính tả kìa ngài sếp, học thêm đi”. Có cán bộ công đoàn nào lại dám trêu chủ doanh nghiệp thế đâu, chắc có mỗi mình em. Câu nhắn của anh gửi lại làm tôi cười rinh rích. Vậy là trút được phần nào gánh nặng khi mình được làm việc ở một nơi mà giới chủ và người lao động tôn trọng và thấu hiểu nhau. Chợt nhớ đến chị bạn làm ở một công ty cứ tranh cãi thường xuyên mệt mỏi lắm, nhất là trong dịch bệnh thế này.

“Em cũng phải quan tâm đến bản thân nữa. Anh biết em là người đam mê công việc nhưng cũng phải giữ gìn sức khỏe. Hôm trước xem bản tin thấy em được tuyên dương là người hiến máu nhiều, anh ngạc nhiên quá. Người em thì không phải béo tốt mà”

Đến lượt tôi phì cười. Vì cách dùng tiếng Việt của anh. Còn là nét ngại ngùng của một nhà kinh doanh lọc lõi kia.

Bây giờ chỉ mong hết dịch rồi sản xuất lại sôi nổi như trước. Anh em công nhân lại quay trở về cuộc sống thường ngày. Và mình lại được đi hiến máu giúp người. Trong tôi còn có một dòng máu khác. Máu của đam mê bảo vệ người lao động cứ róc rách chảy không ngừng trong huyết quản.

Đồng hành cùng chương trình.
Đồng hành cùng chương trình.
Đinh Thành Trung
TIN LIÊN QUAN

Truyện ngắn dự thi: Vầng sáng hi vọng

TẠ THỊ THANH HẢI |

- Anh Mạnh ơi, cho em xin ra uống nước một chút ạ!
- Sao, cậu mệt à? Ừ, ra uống nhanh rồi vào làm luôn đi. Anh em mình cần cố gắng. Một tuần nữa lô hàng này phải xuất xưởng rồi!

Truyện ngắn dự thi: Cây trái đơm hương

Trương Thị Chung |

- Cho cô hỏi đây có phải nhà chú Phương không cháu?

Thằng bé ngưng tay, bỏ dở nồi cám đang sôi trên bếp, gạt những giọt mồ hôi lấm tấm trên trán, quay sang phía người đàn bà đang đứng cạnh mình. Trông người ấy sang trọng, môi tô màu son nâu trầm, đầu tóc búi cao, mùi từ quần áo thơm nức, Bình đoán biết là cô ấy từ phố xuống.

Truyện ngắn dự thi: Phía trước đường còn xa

Vũ Trường Anh |

Thy ngồi dậy, em lặng nhìn di ảnh mẹ, hai mắt nhòe đi. Em muốn kêu lên một tiếng thật to:

- Mẹ ơi! Con xin lỗi mẹ!

Di tích Thượng Thành "lột xác" sau khi được chỉnh trang

NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Đầu tư hơn 35 tỉ đồng để thực hiện chỉnh trang, sau hơn một tháng dọn dẹp, Thượng Thành (Kinh thành Huế) đã trở về nguyên trạng vốn có trước đây, với vẻ đẹp cổ kính, hoài niệm.

Chiêm ngưỡng kiến trúc ngôi chùa gỗ lim gần 400 tuổi ở Thái Bình

Lương Hà |

Toạ lạc tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, chùa Keo là niềm tự hào của người dân Thái Bình khi lưu giữ hai bảo vật quốc gia độc bản quý giá.

Áp lực chốt lời sẽ tạo ra nhịp điều chỉnh trên thị trường chứng khoán

Gia Miêu |

Việc thị trường chứng khoán liên tục bứt phá trong thời gian qua nhiều khả năng sẽ dẫn đến các nhịp điều chỉnh nhằm hấp thụ áp lực chốt lời.

Bất cập trong quản lý mỏ khoáng sản tại Quảng Nam

Hoàng Bin |

Cấp phép nhiều, nhưng chính quyền địa phương thiếu công cụ, phương tiện, nhân lực giám sát, kiểm tra, quản lý đang là thực trạng bất cập trong khai thác mỏ khoáng sản tại Quảng Nam.

Hóa chất Đức Giang nói về mức sụt giảm lợi nhuận chưa từng thấy

Lam Duy |

Theo Hóa chất Đức Giang, mức giảm lãi gộp trong 6 tháng đầu năm 2023 một phần do lợi nhuận từ các công ty con điều chuyển sang thấp nhiều năm ngoái.

Truyện ngắn dự thi: Vầng sáng hi vọng

TẠ THỊ THANH HẢI |

- Anh Mạnh ơi, cho em xin ra uống nước một chút ạ!
- Sao, cậu mệt à? Ừ, ra uống nhanh rồi vào làm luôn đi. Anh em mình cần cố gắng. Một tuần nữa lô hàng này phải xuất xưởng rồi!

Truyện ngắn dự thi: Cây trái đơm hương

Trương Thị Chung |

- Cho cô hỏi đây có phải nhà chú Phương không cháu?

Thằng bé ngưng tay, bỏ dở nồi cám đang sôi trên bếp, gạt những giọt mồ hôi lấm tấm trên trán, quay sang phía người đàn bà đang đứng cạnh mình. Trông người ấy sang trọng, môi tô màu son nâu trầm, đầu tóc búi cao, mùi từ quần áo thơm nức, Bình đoán biết là cô ấy từ phố xuống.

Truyện ngắn dự thi: Phía trước đường còn xa

Vũ Trường Anh |

Thy ngồi dậy, em lặng nhìn di ảnh mẹ, hai mắt nhòe đi. Em muốn kêu lên một tiếng thật to:

- Mẹ ơi! Con xin lỗi mẹ!