Truyền hình thực tế: “Nay phong thần, mai hóa thánh”

Thảo Anh |

Gần đây, trong nhiều chương trình truyền thực tế dành cho trẻ em xảy ra một hiện tượng không biết nên vui hay nên buồn. Đó là khi các ngôi sao giải trí trong hàng ghế ban giám khảo đã không tiếc những lời có cánh, ban khen trẻ em những mỹ từ hào nhoáng nhất khiến trẻ em và người nhà “phổng mũi sung sướng” vì được lên tận mây xanh!
Nào là “thần tượng”, “thần đồng”, “tài năng khủng”, “trên cả tài năng”. Danh xưng “ảo” nhưng hệ lụy là thực. Tuy nhiên vẫn có những bé thực sự có tài năng đặc biệt, vì thế cần có hướng giáo dục đúng đắn để nâng đỡ “thân đồng” thực tài.
“Đòn bẩy hay chỉ là ròng rọc?”
Không phải ai cũng dần nhận ra sự giả tạo, “thảo mai” và phũ phàng của truyền hình thực tế. Tất nhiên đối với đối tượng trẻ em, để tránh làm các bé tự ti và tủi thân thì những lời khen khích lệ là hành động tâm lý nhưng không thể khen quá tài năng, gây ra sự ảo tưởng.
Mở tivi xem các chương trình truyền hình thực tế, khán giả ngập trong những lời khen có cánh. Gần đây nhất là chương trình Biệt tài tí hon, cứ sau mỗi đêm thi, trên khắp mặt báo lại tràn lan “thần đồng bolero Nguyên Hoàng làm khuynh đảo ban giám khảo”; “Thánh nói Minh Khang cân cả ban bình luận”... Dù biết tài năng của bé rất đáng khâm phục nhưng tụng ca có phần quá lố kiểu: “Thật là vi diệu”, “con là tài sản quốc gia”, là “thần đồng”, “thiên tài”, “ở tuổi con không có ai được như con” khiến nhiều người đỏ mặt.
Có những trẻ mới chỉ dừng lại ở mức tài năng hoặc năng khiếu nhưng cũng được gán với 2 từ “thần đồng”. Ví dụ như bé Nguyễn Hạnh Mỹ Trâm 7 tuổi được phong tụng là “thần đồng nhảy múa”; hay Mai Nguyên Hoàng với danh xưng “thần đồng bolero” là điều khó hiểu. Bởi với việc ôn luyện và đào tạo tài năng nghệ thuật thì hiện tượng đó không hề hiếm trong xã hội, chỉ khác chăng các bé không được gọi là “thần đồng” bởi “không tham gia truyền hình thực tế.
Thậm chí trong Biệt tài tí hon, những người làm chương trình gọi “hát nhép” là một tài năng vẫn nhận được sự dễ dãi thỏa hiệp của dư luận. Trong khi đó, mỗi khi có hành vi “đạo nhạc”, “đạo văn” là dư luận lại được một phen dậy sóng. Xã hội luôn lên án hành vi hát nhép, bắt chước, sao chép và “ăn cắp” phong cách, chất xám đặc biệt trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật. Vậy chẳng phải là “trước sau bất nhất” hay sao? Dần dà người ta không còn phân định rõ được những tiêu chí tài năng là như thế nào? Việc những sân chơi cho trẻ em hiện nay đang xem việc hát nhép, nhái hình ảnh là một tài năng, là sự sáng tạo về lâu dài sẽ khiến thiên hướng nghệ thuật của trẻ nhỏ hình thành và phát triển lệch lạc dẫu các bé thật sự có tài năng hay không? Vậy truyền hình thực tế với việc tìm kiếm những tài năng nhí đang là bàn đạp, là đòn bẩy để tài năng của các bé thừa thắng xông lên hay chỉ là ròng rọc lúc nâng lên khi hạ xuống bất ngờ?
Lợi bất cập hại
Trao đổi về hậu quả của việc nổi tiếng quá sớm với danh xưng “thần đồng”, “thiên tài”, “thánh”, chuyên gia tư vấn tâm lý và giáo dục kỹ năng sống Ngọc Thanh cho rằng: “Việc được gắn mác hoành tráng sẽ khiến các bé quá tự tin vào bản thân. Hơn nữa các bé sẽ chịu áp lực từ người lớn và dư luận. Sau khi được nổi tiếng với những tài năng hoặc năng khiếu của mình, báo chí, dư luận, bố mẹ sẽ quan tâm, kỳ vọng hơn rất nhiều, hoặc có những ý kiến trái chiều về tài năng của các em sẽ khiến các em rất dễ mất cân bằng tâm lý. Từ đó ảnh hưởng đến việc học tập, cuộc sống, thậm chính chính năng khiếu, tài năng của các em không thể phát triển hơn được.”
Chuyên gia tâm lý Ngọc Thanh cho biết thêm: “Trưởng thành từ quá sớm so với tuổi. Việc nổi tiếng từ quá sớm và tham gia vào các lĩnh vực hoạt động cộng đồng, trả lời phỏng vấn báo chí, truyền hình và bị săm soi vào đời sống cá nhân sẽ khiến các em trưởng thành về mặt tâm lý quá sớm”. Như vậy trẻ em sẽ đánh mất tuổi thơ, bị ép “chín non” và một số người bị ám ảnh bởi thành công trong quá khứ và nguy cơ thất bại trong tương lai. Người lớn có ý thức riêng, thế giới quan riêng họ. Còn trẻ em hoàn toàn chìm đắm trong những lời ca tụng mà người lớn phong cho mình, cái bóng quá khứ sẽ che phủ cả tương lai nếu như chúng ta không có sự giáo dục và định hướng đúng đắn cho trẻ nhỏ.
“Bà đỡ’ cho “thần đồng” thực tài
Tuy nhiên thực sự vẫn có những bé có khả năng đặc biệt thực sự như “thần đồng toán học” Phạm Viết Thiên Phước, “thần đồng ngoại ngữ” Minh Anh trong Biệt tài tí hon. Thế nhưng các em chỉ nổi lên trong những chương trình truyền hình thực tế, điều đó đặt ra vấn đề chúng ta đang thiếu chiến lược nuôi dưỡng tài năng.
Chuyên gia tâm lý Ngọc Thanh đã đề xuất hướng giáo dục như sau: “Chúng ta không nên quá lạm dụng các chương trình truyền hình, thay vào đó khi con có năng khiếu và tài năng thực sự hãy tìm đến các chuyên gia có chuyên môn “thẩm định” và tư vấn để giúp phát triển tài năng. Rất nhiều trẻ khi sinh ra nhờ “thiên bẩm” hoặc được rèn luyện có thể có những tài năng vượt xa so với lứa tuổi. Giáo dục cần định hướng trẻ vào các vùng phát triển tiềm năng này để bồi dưỡng và phát huy tài năng của trẻ”.
Cũng chung quan điểm đó, trao đổi với PV Báo Lao Động, PGS-TS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GDĐT - cho rằng: “Bất cứ một sự kiện, hiện tượng nào chúng ta cũng cần đánh giá đúng mức của nó còn thổi phồng lên một cách thái quá không tốt. Tâng bốc trẻ em gây ra một sự chủ quan cho đứa trẻ. Đứa trẻ cho mình tài giỏi dẫn đến sự tự kiêu, tự mãn. Tuy nhiên vẫn có những cháu thực sự có tài năng thì từ gia đình, nhà trường phải chú ý bồi dưỡng phát huy. Phát hiện nhân tài mà không bồi dưỡng, phát huy, chăm sóc, khuyến khích thì cũng sẽ lụi bại”.

 

Thảo Anh
TIN LIÊN QUAN

Hơn 1,4 tỉ đồng được trao trong cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử

Thanh Đạt |

Lễ tổng kết cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử E-Learning đã được tổ chức sáng nay 10.6 tại Hội trường A, Bộ Giáo dục và Đào tạo, số 35 Đại Cồ Việt, Hà Nội. Cuộc thi được Cục Công nghệ Thông tin phối hợp với Quỹ hỗ trợ Cộng đồng Lawrence S.Ting tổ chức.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Dự báo diễn biến không khí lạnh mạnh giáp Tết Nguyên đán 2023

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh sẽ tác động mạnh hết ngày mai 17.1.2023 (tức ngày 26 Tết Nguyên đán).

Nguyễn Thái Luyện kháng cáo sau khi bị tuyên án chung thân

Anh Tú |

TPHCM - Sau khi bị TAND TPHCM tuyên án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba) vừa có đơn kháng cáo kêu oan cho rằng mình không lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Công ty Alibaba không gian dối khi cung cấp thông tin về các thửa đất để bán cho khách hàng.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Vụ việc cháu bé rơi xuống hố bê tông: Đã rút được đoạn cọc đầu tiên

PHONG LINH |

Tỉnh Đồng Tháp thông tin đã rút được được đoạn cọc bê tông đầu tiên tại công trình cầu Rọc Sen, nơi cháu bé 10 tuổi bị rơi xuống trước đó.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Hơn 1,4 tỉ đồng được trao trong cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử

Thanh Đạt |

Lễ tổng kết cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử E-Learning đã được tổ chức sáng nay 10.6 tại Hội trường A, Bộ Giáo dục và Đào tạo, số 35 Đại Cồ Việt, Hà Nội. Cuộc thi được Cục Công nghệ Thông tin phối hợp với Quỹ hỗ trợ Cộng đồng Lawrence S.Ting tổ chức.