Trương Đăng Dung với khắc khoải phận người

anh thư |

PGS-TS Trương Đăng Dung sinh năm 1954 tại Diễn Châu - Nghệ An, từng học tập và nghiên cứu tại Budapest - Hunggary, hiện công tác tại viện Văn học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Ông được đánh giá là một trong những nhà lý luận văn học hàng đầu ở nước ta hiện nay. Song người yêu thơ lại biết đến ông nhiều hơn qua hai tập thơ “Những kỷ niệm tưởng tượng” (Giải thưởng Hội nhà văn Hà Nội 2011) và “Em là nơi anh tỵ nạn” (2020).

Lần đầu tiên tôi đọc thơ Trương Đăng Dung là vào một buổi trưa đầu hạ năm 2012. Tôi cần tìm chủ đề mới cho buổi trò chuyện về thơ trên làn sóng phát thanh văn nghệ Đài Tiếng nói Việt Nam. Ngồi trước màn hình vi tính, tôi lang thang qua các trang web. Xung quang tôi bóng tối bao phủ. Một vài đồng nghiệp đang tranh thủ chợp mắt trong không gian im ắng. Bất chợt tôi rùng mình, gai ốc nổi lên ở hai cánh tay:

Ở Paris trước cửa viện bảo tàng / người nằm ngáp / trâu xếp hàng mua cỏ...

Khắp nơi / những đôi mắt / dính trên cổ những người không có mặt / những tiếng kêu / phát ra từ miệng những người không có cổ...

Tên bài thơ là “Giấc mơ của Kafka”. Tác giả bài thơ là Trương Đăng Dung. Tác phẩm của Kafka tôi từng đọc thời đại học, đọc trong trạng thái mông lung vì mình còn quá trẻ tuổi và non nớt. Đối diện những câu thơ này, hình dung về Kafka trong tôi bất chợt sáng rõ hơn. Trương Đăng Dung đã gọi tên bản chất, tái hiện phần linh hồn của văn chương Kafka qua một bài thơ, với những hình ảnh phi lý, nghịch dị mang tính khái quát cao cùng sức biểu đạt đa nghĩa, ám ảnh.

Ấn tượng riêng biệt và mạnh mẽ từ “Giấc mơ của Kafka” thôi thúc tôi đọc tiếp những bài thơ khác của Trương Đăng Dung. Những mảng ký ức thảng thốt, đau đớn, hòa trộn thực và ảo. Và nỗi buồn sâu kín, bất lực:

Tôi thức với trái tim / Những ý nghĩ lang thang trong lồng ngực / Không còn đủ sức / Chạy theo con tàu... (Đêm ở Roma)

Và đây, cảm xúc nồng nàn, khoảnh khắc thăng hoa trong ánh sáng tình yêu:

Anh chiếm chỗ bóng đêm / Cơ thể lún sâu đến kiệt sức / Những khoảnh khắc trong đêm / Sâu lắng là bí ẩn / Bóng đêm chạy trốn / Thủy triều lên từng đợt, từng đợt / Bãi cát mịn mượt mà dâng hiến... (Anh chiếm chỗ bóng đêm)

Thơ Trương Đăng Dung đã đến với tôi như vậy, ở khoảnh khắc ngẫu nhiên. Có điều tôi tiếp cận được. Có điều thật khó hình dung khó nắm bắt. Nhưng có lẽ ý nghĩa nhất với thơ không phải hiểu mà là cảm. Tôi đã cảm nhận được ở hồn thơ ấy những bất an riêng biệt.

Những kỷ niệm tưởng tượng - tác phẩm và dư luận (NXB Văn học 2014). Ảnh: NVCC
Những kỷ niệm tưởng tượng - tác phẩm và dư luận (NXB Văn học 2014). Ảnh: NVCC

Mãi về sau, qua nhiều lần chuyện trò, tôi mới tiếp cận được phần nào những đợt sóng nội tâm trong ông. Những đợt sóng ấy, nếu ào đến khi ông ở tuổi đôi mươi, ba mươi, hẳn dữ dội, mạnh mẽ, và hẳn ông phải rất vất vả mới chế ngự được nó, dù về bản chất ông là người điềm tĩnh, sâu sắc. Đó không phải sóng thủy triều, xô đến rồi rút ngay để lại bờ cát ướt. Đó là một cái gì sâu thẳm, dằn vặt, có thể gây ra những chấn thương tâm lý.

***

Khoảng thời gian khó khăn nhất đối với chàng trai trẻ Trương Đăng Dung là sau khi dời ghế nhà trường, một mình khăn gói từ quê nhà xứ Nghệ đi thẳng đến trời Âu. Rất nhiều lạ lẫm, hoang mang, những hối thúc, đòi hỏi. Cần phải sống thế nào, phải học hành ra sao để khi trở về không hổ thẹn với gia đình, với nơi chốn đã tạo mọi điều kiện cho mình được phát triển?

Sẽ có ý kiến cho rằng: Khi đất nước còn nghèo khổ bom rơi đạn lạc, bao nhiêu thanh niên ưu tú phải lên đường ra trận, thì được đi học ở trời Âu là một cơ hội quá tốt. Không vượt qua được những lạ lẫm ở vùng đất mới, thử hỏi còn làm được gì? Với lòng tự trọng, Trương Đăng Dung thấu hiểu điều ấy, luôn xác định mục tiêu của mình là hòa nhập và học tập. Song đôi khi ông vẫn bị dằn vặt bởi thấy mình được nhận quá nhiều ưu ái, thấy mình lạc lõng giữa hiện tại. Với một người mang cảm quan thi sĩ, thì những tiếng động dội từ bên ngoài hay tận cùng bản thể luôn được phóng đại lên, rõ ràng từng thanh âm đường nét. Chính vì thế, có thời gian Trương Đăng Dung sống thu mình, không giao du rộng rãi, và như sau này ông thú nhận, ông mắc chứng “sợ người”, sợ đám đông, sợ những ồn ào phấn khích.

Ở tuổi ngoài 60, mặc cảm về chứng “sợ người” đôi khi lại trở về trong ông, đầy âu lo. Thế giới của thế kỷ 21 chỉ là sự nối dài những bất an của thế kỷ 20. Con người đâu đã chịu dừng tham vọng bá chủ. Ở đâu đó tiếng súng tiếng bom vẫn nổ. Chúng ta chưa ra khỏi hiểm họa này lại phải đối diện rủi ro khác. Lần trở lại châu Âu cách đây mấy năm khiến ông buồn hơn, cô đơn hơn:

Không có gì mới đâu, thi sĩ / mỗi ngày sống là một ngày thất vọng / Từ Tây sang Đông / người sợ con người... (Bên mộ một nhà thơ)

“Sợ người” là trạng thái tâm lý mà bao bậc nhân sỹ trí thức xưa và nay đã trải nghiệm. Nó cho thấy một tâm hồn nhạy cảm, “ưu thời mẫn thế” và cũng dễ tổn thương. Trương Đăng Dung không phải bậc túc nho. Ông là một trí thức tây học, một nhà nghiên cứu lý thuyết, say mê với mỹ học tiếp nhận. Ông mang tinh thần nhập thế, trân trọng hiện tại, bởi quá khứ đã qua đi không bao giờ trở lại, tương lai thì vô định bấp bênh, chỉ có hiện tại thuộc về chúng ta, đánh dấu sự tồn tại của chúng ta. Tinh thần nhập thế ấy thể hiện trong cách ông lao động hàng ngày, dù nghiên cứu, dịch thuật hay giảng dạy, ông đều làm việc nghiêm túc, hết mình. Trong đời thường cũng vậy. Luôn là sự nghiêm cẩn, chu đáo với bản thân, gia đình và bạn bè đồng nghiệp. Song thẳm sâu bên trong, ông cũng có những khoảnh khắc yếu đuối, bất lực.

Anh không còn gì ngoài bàn tay em / vuốt lên tóc anh trước cả ánh mặt trời / thời gian rơi / qua từng kẽ ngón tay em vất vả / không giữ được đâu em / anh nghe ngày một gần hơn tiếng lũ quạ... (Anh không còn gì ngoài em)

***

In tập thơ đầu khi đã qua tuổi 50. Tiếp 9 năm sau để có tập thơ thứ hai. Chi tiết ấy đủ thấy ông trân quý từng câu chữ của mình. Đằng sau chữ là những trải nghiệm, những ngẫm suy từng ngày, niềm vui và cả biến cố. “Em là nơi anh tỵ nạn” nối tiếp những chủ đề Trương Đăng Dung đã thể hiện trong tập thơ đầu với lối diễn đạt cô đọng mang tính ẩn dụ cao. Nó vắng những xôn xao vẫy gọi, những nghi ngờ, chông chênh, hư ảo. Bù lại tâm thế của người làm thơ đã bớt đi nhiều bất an, nỗ lực đầm sâu hơn vào cuộc sống, nâng niu và đan kết những ấm áp yêu thương của hiện tại.

Nhà thơ Trương Đăng Dung ở Budapest năm 2018. Ảnh: NVCC
Nhà thơ Trương Đăng Dung ở Budapest năm 2018. Ảnh: NVCC

Có lần ông nói với tôi: “Cuộc sống này không có gì là chắc chắn. Chỉ có một điều duy nhất chắc chắn sẽ xảy ra, đó là cái chết”. Ông nghĩ về cái chết, nhắc đến cái chết một cách bình thản, bởi đó là sự thật mà con người phải đối diện trong hành trình tồn tại. Ông suy tư về cái chết gắn với thân phận con người, với những mong manh và hữu hạn của kiếp người. Và dù có những lúc “sợ người” thì ông vẫn nhận thấy rằng sự tồn tại của con người trên thế giới này là điều tuyệt vời nhất. Cũng chính bởi là điều tuyệt vời nhất nên sẽ thật đáng thương khi con người không biết trân trọng từng khoảnh khắc sống, thật đáng thương khi trí tuệ và trái tim con người bị che khuất bởi sự ích kỷ, độc ác, tham lam.

Có gì mới hơn sau mỗi kiếp người / con hỏi bố, / thấy một người già lặng lẽ đứng nhìn con... (Giấc mơ của con)

Tiếng thơ Trương Đăng Dung là tiếng thơ buồn, ít nhiều cô đơn. Ông đem đến cho người đọc những tự vấn. Đó là điều cần thiết, nhất là với nhịp sống đương đại hôm nay, khi bao dư thừa vật chất dễ khiến ta ảo tưởng lầm lạc. Tự vấn cũng là một phẩm chất của thơ ca và của người trí thức. Với những day trở mà Trương Đăng Dung bộc lộ qua hai tập thơ đã xuất bản, thiết nghĩ ông là một trí thức - nghệ sĩ theo đúng nghĩa của từ này. Thân phận con người là điểm xuất phát và cũng là nơi trở về trong thơ ông, với nhiều cung bậc cảm xúc: Yêu thương, trân trọng, xa xót, cảnh báo, bất lực, hy vọng... Dù có những khoảnh khắc bi quan khi suy ngẫm về tồn tại người, thì tinh thần thơ Trương Đăng Dung vẫn ấm ấp, nhân hậu.

anh thư
TIN LIÊN QUAN

Nhà thơ Nguyễn Duy: "Thanh bình là phúc của dân tộc"

Lê Thanh Phong |

Gõ cửa nhà thơ Nguyễn Duy sáng mùng một Tết Tân Sửu 2021, lại bày ra chén rượu, lại thơ. Những bài thơ Nguyễn Duy viết về Tết năm xưa, nay vừa rượu, vừa nghe ông đọc nhâm nhi, buồn và thấm.

Ngắm tranh của một nhà thơ

Việt Văn |

“Người thổi sáo”, triển lãm cá nhân hội họa đầu tiên của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều với 60 tác phẩm vừa khai mạc sáng 7.1 tại Trung tâm Art Space thuộc Trường Đại học Mỹ thuật (42 Yết Kiêu, Hà Nội), với một không gian sang trọng để người xem có thể thưởng thức tốt nhất những bức tranh của một nhà thơ tài hoa vẽ thay vì xem tranh của một họa sĩ.

Trò chuyện với nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nhân triển lãm "người thổi sáo"

Lê Thiết Cương (thực hiện) |

Nguyễn Quang Thiều sinh năm 1957, ông là nhà thơ, nhà văn, dịch giả, bắt đầu vẽ ở tuổi 48 (năm 2005). Ông tổ chức triển lãm chung lần đầu tiên với các nhà văn tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam năm 2005 với tên gọi “Nhà văn vẽ’’. Sau đó ngừng vẽ cho tới năm 2012, ông vẽ trở lại và tham dự triển lãm nhiều lần với nhóm họa sĩ G39. Triển lãm ‘’Người Thổi Sáo’’ là triển lãm cá nhân đầu tiên ông. Nhân dịp này, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với nhà thơ Nguyễn Quang Thiều.

Nhà thơ Bằng Việt và bài thơ qua nửa thế kỷ

Anh Thư |

Nhà thơ Bằng Việt tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941, nguyên quán xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây (cũ). Ông là gương mặt nổi bật của thơ hiện đại Việt Nam nửa sau thế kỷ 20. Bước sang thế kỷ 21, ông vẫn miệt mài trên cánh đồng chữ nghĩa. Ở mỗi chặng thời gian, thơ ông luôn thể hiện những thay đổi, nhận thức lại chính mình và thế giới xung quanh. “Nghĩ lại về Pautopxki” là bài thơ đánh dấu chặng đầu tiên trong sự thay đổi, nhận thức lại đó của ông.

Nhà thơ Tố Hữu với phong trào cách mạng Thanh Hoá

TS. Đỗ Trọng Hưng - Phó Bí Thư Thường Trực Tỉnh Ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH Tỉnh Thanh Hóa |

Sinh thời, nhà cách mạng, nhà thơ Tố Hữu có nhiều gắn bó với tỉnh Thanh Hoá. Là Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hoá khi mới 24 tuổi. Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà cách mạng, nhà thơ lớn Tố Hữu, Lao Động xin trích giới thiệu bài viết của TS Đỗ Trọng Hưng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hoá. Tít bài và các tít phụ do Lao Động đặt.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Nhà thơ Nguyễn Duy: "Thanh bình là phúc của dân tộc"

Lê Thanh Phong |

Gõ cửa nhà thơ Nguyễn Duy sáng mùng một Tết Tân Sửu 2021, lại bày ra chén rượu, lại thơ. Những bài thơ Nguyễn Duy viết về Tết năm xưa, nay vừa rượu, vừa nghe ông đọc nhâm nhi, buồn và thấm.

Ngắm tranh của một nhà thơ

Việt Văn |

“Người thổi sáo”, triển lãm cá nhân hội họa đầu tiên của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều với 60 tác phẩm vừa khai mạc sáng 7.1 tại Trung tâm Art Space thuộc Trường Đại học Mỹ thuật (42 Yết Kiêu, Hà Nội), với một không gian sang trọng để người xem có thể thưởng thức tốt nhất những bức tranh của một nhà thơ tài hoa vẽ thay vì xem tranh của một họa sĩ.

Trò chuyện với nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nhân triển lãm "người thổi sáo"

Lê Thiết Cương (thực hiện) |

Nguyễn Quang Thiều sinh năm 1957, ông là nhà thơ, nhà văn, dịch giả, bắt đầu vẽ ở tuổi 48 (năm 2005). Ông tổ chức triển lãm chung lần đầu tiên với các nhà văn tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam năm 2005 với tên gọi “Nhà văn vẽ’’. Sau đó ngừng vẽ cho tới năm 2012, ông vẽ trở lại và tham dự triển lãm nhiều lần với nhóm họa sĩ G39. Triển lãm ‘’Người Thổi Sáo’’ là triển lãm cá nhân đầu tiên ông. Nhân dịp này, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với nhà thơ Nguyễn Quang Thiều.

Nhà thơ Bằng Việt và bài thơ qua nửa thế kỷ

Anh Thư |

Nhà thơ Bằng Việt tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941, nguyên quán xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây (cũ). Ông là gương mặt nổi bật của thơ hiện đại Việt Nam nửa sau thế kỷ 20. Bước sang thế kỷ 21, ông vẫn miệt mài trên cánh đồng chữ nghĩa. Ở mỗi chặng thời gian, thơ ông luôn thể hiện những thay đổi, nhận thức lại chính mình và thế giới xung quanh. “Nghĩ lại về Pautopxki” là bài thơ đánh dấu chặng đầu tiên trong sự thay đổi, nhận thức lại đó của ông.

Nhà thơ Tố Hữu với phong trào cách mạng Thanh Hoá

TS. Đỗ Trọng Hưng - Phó Bí Thư Thường Trực Tỉnh Ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH Tỉnh Thanh Hóa |

Sinh thời, nhà cách mạng, nhà thơ Tố Hữu có nhiều gắn bó với tỉnh Thanh Hoá. Là Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hoá khi mới 24 tuổi. Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà cách mạng, nhà thơ lớn Tố Hữu, Lao Động xin trích giới thiệu bài viết của TS Đỗ Trọng Hưng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hoá. Tít bài và các tít phụ do Lao Động đặt.