Trong thăng trầm của lịch sử: Lợi ích quốc gia, dân tộc trên hết

Nguyễn Năng Lực |

Ngày 29.3.1973, người lính Mỹ cuối cùng rút khỏi Việt Nam, chấm dứt cuộc chiến tranh kéo dài 20 năm, với hơn 2,7 triệu lượt quân nhân Hoa Kỳ tham chiến, lúc cao điểm nhất có hơn 543 nghìn lính Mỹ có mặt tại Việt Nam, cùng với hơn 1,5 triệu binh sĩ Việt Nam Cộng hòa. Ngày 29.3.1973 mở ra một giai đoạn cách mạng mới dẫn đến ngày Thống nhất đất nước 30.4.1975.

Do sự trớ trêu của lịch sử, trước đó 30 năm, người Mỹ đã đến Việt Nam với tư cách những người bạn Đồng minh chống phát xít, rồi trở thành kẻ xâm lược và sau 20 năm, họ trở lại với tư cách đối tác toàn diện.

1 - Điều 5 Chương II - "Chấm dứt chiến sự và rút quân" do Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình tại Việt Nam quy định: “Trong thời hạn 60 ngày kể từ khi ký Hiệp định này, sẽ hoàn thành việc rút hoàn toàn ra khỏi miền Nam Việt Nam quân đội, cố vấn quân sự và nhân viên quân sự, kể cả nhân viên quân sự kỹ thuật, nhân viên quân sự liên quan đến chương trình bình định, vũ khí, đạn dược và dụng cụ chiến tranh của Hoa Kỳ và nước ngoài đã nói ở Điều 3(a). Cố vấn của các nước nói trên cho tất cả các tổ chức bán quân sự và lực lượng cảnh sát cũng sẽ rút trong thời hạn đó” (Trích).

Việc rút quân Hoa Kỳ và các đồng minh của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa đợt cuối cùng phải bắt đầu từ 26.3.1973 và hoàn thành vào ngày 28.3.1973.

825 nhân viên quân sự Hoa Kỳ trong Ban Liên hợp Quân sự (LHQS) 4 bên phải rút hết trước 8h ngày 29.3.1973. Sau thời hạn 60 ngày, ở miền Nam Việt Nam chỉ còn một tổ LHQS 4 bên làm nhiệm vụ tìm kiếm người chết và mất tích. 159 lính thủy đánh bộ canh gác Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Sài Gòn cũng phải rút đúng hạn. Ngày 27.3.1973, từ sân bay Tân Sơn Nhất, đã có 11 chuyến bay đưa lính Mỹ rời khỏi Việt Nam.

Ngày 29.3.1973, phía Mỹ thông báo: “Đại tướng Frederick Wayand, Tổng chỉ huy Bộ Tư lệnh tối cao Mỹ (MACV), cũng rút khỏi Việt Nam cùng với 5 sĩ quan tham mưu cao cấp tùy tùng của ông ta”.

Người lính Mỹ cuối cùng trong danh sách lên máy bay là Hạ sĩ McBielsky, anh ta được cán bộ ta trao quà kỷ niệm là chiếc mành trúc có hình chùa Một Cột. Khi cả toán lính đã vào khoang máy bay, bỗng nhiên Đại tá Không quân Oden vốn đã lên máy bay từ trước lại nhảy xuống đất. Oden cầm chai rượu vang, ngửa cổ tu, rượu chảy tràn ra mép, xuống cổ áo rồi trao cho Đại tá Quân cảnh Việt Nam Cộng hòa tên là Ngưu đón chai rượu tu ừng ực. Vì thế, Oden lại được ghi nhận là người lính Mỹ cuối cùng rút khỏi miền Nam theo Hiệp định Paris.

16h30 ngày 29.3.1973, chiếc DC-9 số hiệu 40.619 thuộc Bộ Chỉ huy Vận tải quân sự Mỹ từ từ lăn ra đường băng chính, tiếng động cơ gầm lên lấy đà và cất cánh đưa 95 quân nhân Mỹ cuối cùng rời khỏi mảnh đất đã trở thành định mệnh của nước Mỹ. Cùng ngày, tại Hà Nội, những tù binh phi công cuối cùng của cuộc chiến tranh Việt Nam đã được trao trả cho phia Mỹ.

2 - Ngược dòng thời gian, tháng 7.1945, đã có một nhóm quân nhân thuộc lực lượng tình báo Mỹ nhảy dù xuống Chiến khu Việt Bắc, sát cánh cùng đội quân du kích Việt Minh của “Mr. Hồ” chiến đấu chống phát xít Nhật.

Số là, với mục tiêu tối thượng là giành độc lập dân tộc, từ cuối năm 1944, với trách nhiệm của một lực lượng trong phe Đồng minh chống phát xít, Việt Minh đã coi Mỹ là bạn.

Ngày 2.11.1944, Trung úy phi công William Shaw thuộc Phi đội 51, Tập đoàn Không quân số 14 của Mỹ có biệt danh là Không đoàn "Phi hổ" (Flying Tiger), căn cứ đặt tại vùng Hoa Nam, Trung Quốc, lái máy bay B-25 bị quân Nhật bắn trúng, phải nhảy dù xuống Bản Ngần, xã Đề Thám, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. Việt Minh đã cứu anh ta thoát khỏi sự lùng sục gắt gao của quân Nhật. W.Shaw được đưa về Pác Bó, được lãnh tụ Hồ Chí Minh tặng một bản "Chương trình Việt Minh" mà Người dịch ra tiếng Anh. Tháng 2.1945, đích thân lãnh tụ Hồ Chí Minh đã trèo đèo lội suối, vượt hàng trăm cây số, đưa W. Shaw về Côn Minh, trao lại cho Trung tướng Claire Chenault, Tư lệnh Không đoàn 14 Mỹ, đồng thời là người đại diện cao nhất của quân Đồng minh tại khu vực. Trong dịp này, lãnh tụ Hồ Chí Minh đề nghị Trung tướng C. Chenault công nhận Mặt trận Việt Minh là một lực lượng của phe Đồng minh. Tiếp xúc với lãnh tụ Hồ Chí Minh, Tướng C.Chenault đã nhận thấy quyết tâm của một dân tộc yêu chuộng hòa bình, đứng về phe Đồng minh chống phát xít. Ông hứa sẽ đưa các nhóm chuyên gia sang giúp huấn luyện quân sự, cung cấp vũ khí, điện đài và các trang thiết bị khác cho Việt Minh. Phía Việt Minh sẽ tăng cường lực lượng, mở rộng hoạt động du kích đánh Nhật, cung cấp thông tin tình báo và khí tượng cho Không quân Mỹ hoạt động trên chiến trường Bắc Đông Dương. Trung úy Charles Fenn thuộc Cơ quan Tình báo chiến lược Hoa Kỳ (The Office of Strategic Services - OSS), tiền thân của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (Central Interligence of America - CIA) được giao điều phối kế hoạch hợp tác với Việt Minh. Trong dịp này, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã làm quen với Thiếu tá Archimèdes Patti, phụ trách OSS tại khu vực và được ông ta rất kính trọng. Khi lãnh tụ Hồ Chí Minh về nước, OSS đã cử hai người Mỹ gốc Hoa là Frankie Tan và Mac Shin, chuyên gia về điện đài đi theo, sau đó còn có Trung úy Dan Phelan, sĩ quan Trạm Trợ giúp không lực từ mặt đất; John, báo vụ viên của OSS cùng một số người khác sang chiến khu Việt Bắc phối hợp với Việt Minh trong sứ mạng tìm kiếm phi công Mỹ, chống phát xít Nhật. Ngày ấy, Báo "Việt Nam Độc lập" phát hành trên Chiến khu Việt Bắc đã đăng thơ và tranh minh họa: Quân đội Mỹ là bạn ta/ Cứu phi công Mỹ mới là Việt Minh".

Ngày 17.7.1945, Nhóm tình báo "Con Nai" (The Deer Team) của OSS nhảy dù xuống Tân Trào. Biệt đội Con Nai có 7 người, gồm Thiếu tá Allison K.Thomas, trưởng nhóm; phiên dịch Henry Albert Prunier; Trung úy Rene Defoumeaux; bác sĩ quân y Paul Hoaglant; Thượng sĩ Lawrence Vogt; Trung sĩ kiêm nhiếp ảnh gia Aaron Squires và Thượng sĩ điện đài William Zielski. Họ tham gia huấn luyện quân sự, xây dựng sân bay dã chiến trong căn cứ Việt Minh. Người Mỹ đã thả dù, dùng trực thăng tiếp tế vũ khí, lương thực cho Biệt đội "Con Nai" và Việt Minh, trong đó có nguyên văn bản "Tuyên ngôn Độc lập" của nước Mỹ theo yêu cầu của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Viên bác sĩ của Biệt đội còn chữa cho Cụ Hồ khỏi cơn sốt rét hiểm nghèo. Ngày 16.8.1945, Đại đội Việt - Mỹ do Đàm Quang Trung (sau này là Thượng tướng) làm Đại đội trưởng, A.Thomas làm Tham mưu trưởng đã được thành lập, làm lễ xuất phát tiến về giành chính quyền ở Hà Nội. Dọc đường, Đại đội Việt - Mỹ đã tham gia bao vây quân Nhật, giải phóng tỉnh lỵ Thái Nguyên. Biệt đội Con Nai đã về Hà Nội sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công. Chiều 30.8.1945, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã mời người bạn cũ, Thiếu tá Archimèdes Patti đến căn phòng trên gác hai nhà 48 Hàng Ngang, đọc cho ông ta nghe dự thảo Bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. A.Patti đã giật mình khi nghe câu mở đầu: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Ngay tối đó, A. Patty đã điện về Mỹ: "Ngày 2.9.1945, Việt Nam sẽ tổ chức lễ Tuyên ngôn Độc lập. Câu mở đầu của Bản Tuyên ngôn Độc lập do lãnh tụ Hồ Chí Minh đọc là câu mở đầu Bản Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ".

Theo lệnh của Chính phủ Mỹ, Biệt đội Con Nai đã phải rời khỏi Việt Nam ngay trong tháng 9.1945. Lãnh tụ Hồ Chí Minh đã nhờ họ chuyển một bức thư cho Tổng thống Hoa Kỳ, đề nghị công nhận nền độc lập của Việt Nam và thiết lập mối bang giao tốt đẹp. Rất tiếc là bức thư lãnh tụ Hồ Chí Minh gửi đã không được Tổng thống Hoa Kỳ trả lời. Sau khi lên làm Tổng thống Mỹ, Truman đã để cho Tổng thống Pháp Charles De Gaul quyết định số phận của Đông Dương, dẫn đến cuộc chiến tranh kéo dài 30 năm (1945-1975) với bao tổn thất về người và của cho cả hai bên.

Ngày 29.3.1973, người lính Mỹ cuối cùng rút khỏi miền Nam Việt Nam, chấm dứt 20 năm can thiệp và trực tiếp tham chiến tại đất nước ở xứ sở nhiệt đới xa lạ đầy thù hận. Ngày 30.4.1975, nước Việt Nam thống nhất, hòa bình trong những cảm xúc khó tả của nhà cầm quyền Mỹ và ngay lập tức, chính quyền Hoa Kỳ tuyên bố lệnh cấm vận với đất nước Việt Nam vừa ra khỏi cuộc chiến tranh, trên mình còn đầy thương tích với bộn bề khó khăn chồng chất.

Năm 1995, nhiều thành viên Biệt đội Con Nai cùng nhiều cựu chiến binh, nhà nghiên cứu lịch sử, chính trị gia Mỹ đã trở lại Việt Nam và hai năm sau, năm 1997, nhiều cựu chiến binh, trong đó có một số chiến sĩ Việt Nam trong Đại đội Việt - Mỹ, đã sang Hoa Kỳ dự hội thảo về quan hệ hai nước. Nhà sử học Dương Trung Quốc, người đã dự cả hai cuộc gặp mặt nói trên cho hay, điều đặc biệt là tất cả những người Mỹ đã cộng tác với Việt Minh tại Chiến khu Việt Bắc, được tiếp xúc với “Mr. Hồ”, sau này đều là những người bạn của nhân dân ta, tích cực phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ tại Việt Nam. Nhiều chính trị gia, nhà nghiên cứu lịch sử và dư luận Hoa Kỳ khi biết rằng hai nước đã từng là đồng minh trong cuộc chiến tranh chống phát xít đều tiếc cho những bước đi sai lầm của Chính phủ Mỹ sau này trong vấn đề Việt Nam.

3 - Lịch sử đã sai lầm, lịch sử sẽ phải sửa chữa sai lầm. Nước Mỹ còn có những người biết nhìn xa trông rộng, tìm cách vượt qua quá khứ đau buồn để hướng tới một tương lai có lợi cho cả hai bên trong thế giới còn nhiều bất ổn. Sau khi đắc cử, Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Bill Clinton đã tích cực hoạt động nhằm thúc đẩy tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt Mỹ. Cùng với nhiều cựu chiến binh trở về từ cuộc chiến tranh Việt Nam, trong đó có các Thượng nghị sĩ John McCain, John Kerry và nhiều người Mỹ, người Việt yêu chuộng hòa bình, thấy rõ lợi ích từ mối quan hệ tốt đẹp giữa hai quốc gia, Tổng thống Bill Clinton đã làm được một việc mà ông cho là có ý nghĩa nhất trong cuộc đời mình: Bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.

Ngày 12.7.1995, gần như cùng một lúc, Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Bill Clinton và Thủ tướng nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Kiệt công bố với toàn thế giới: Hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ, chấm dứt 20 năm đối đầu trên chiến trường và thêm 20 năm cấm vận toàn diện với Việt Nam.

Sau đó, đã có hàng chục cuộc thăm viếng lẫn nhau giữa nguyên thủ và lãnh đạo cấp cao hai quốc gia Việt Nam và Hoa Kỳ: Từ 16 đến 19.11.2000, Tổng thống Bill Clinton thăm Việt Nam; từ 19 đến 25.6.2001, Thủ tướng Phan Văn Khải thăm Hoa Kỳ; từ 16 đến 23.6.2007, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thăm Hoa Kỳ; từ 23 đến 28.6.2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Hoa Kỳ

Từ ngày 6 đến ngày 11.7.2015, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có chuyến thăm Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống Barack Obama. Chuyến thăm đã thành công tốt đẹp, được đánh giá là có ý nghĩa lịch sử, mở ra trang mới trong quan hệ giữa hai quốc gia đã từng là cựu thù trong quá khứ.

Trong các ngày từ 23 đến 25.5.2016, nhận lời mời của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Barack Obama đã có chuyến thăm đầy ấn tượng đến Việt Nam. Ông Obama đã có một quyết định lịch sử: Công bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm buôn bán vũ khí sát thương với Việt Nam. Đồng thời, Tổng thống Hoa Kỳ cam kết sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, kinh tế... Tổng thống Hoa Kỳ còn có những lời nói, việc làm thân thiện với nhân dân nước chủ nhà: Lẩy Kiều trong những bài nói chuyện, đi ăn bún chả, thoải mái uống bia Hà Nội theo kiểu Mỹ, uống trà đá vỉa hè trong trời mưa với người dân làng cốm Vòng, công đức tại chùa ở Thành phố Hồ Chí Minh... Hình ảnh ông Obama thân thiện, dễ gần để lại trong lòng người dân Việt Nam một mối thiện cảm sâu sắc.

4 - Từ lịch sử bang giao, người ta có thể tin rằng, mối quan hệ giữa hai quốc gia vốn là cựu thù sẽ ngày càng tốt đẹp hơn, vì lợi ích của hai nước và vì những giá trị tốt đẹp chung của thời đại và của nhân loại.

Thực tế cho thấy, với một nền chính trị ổn định và những lợi thế về địa kinh tế, với nguồn nhân lực ngày càng có chất lượng, Việt Nam là một điểm đến đầu tư hấp dẫn và an toàn cho nhà đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đã có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, ngay sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao và đang đầu tư, kinh doanh thành công, tiêu biểu là các dự án của Cargill, Coca-Cola, Caterpillar, Intel... Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ 2020 với chủ đề “Đối tác tin cậy - Thịnh vượng bền lâu” do Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội (Amcham) và Phòng Thương mại Hoa Kỳ phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức diễn ra sáng 9.10.2020 tại Hà Nội đã đưa ra số liệu: Hoa Kỳ hiện có hơn 1.000 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 9,4 tỉ USD, song con số thực có thể lên tới 14 - 15 tỉ USD. ODA của Hoa Kỳ cùng với các dự án ODA của nhiều quốc gia khác đã đóng góp cho nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng xấp xỉ 3% đầy ấn tượng trong khi các nước ASEAN hay các nền kinh tế lớn khác trong khu vực đều tăng trưởng âm, trong bối cảnh chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19.

Trước những diễn biến ngày càng phức tạp, căng thẳng ở Biển Đông, mặc dù không phải là bên có yêu sách trong cuộc tranh chấp, dù kết quả bầu cử thế nào, Hoa Kỳ vẫn thể hiện thái độ cứng rắn trong việc giải quyết tình hình Biển Đông theo hướng tôn trọng luật pháp quốc tế và lợi ích của những quốc gia có liên quan, trong đó có Việt Nam.

Trong mọi hoàn cảnh lịch sử, với phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến", Việt Nam vẫn luôn tỉnh táo, kiên định lập trường, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết.

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đã có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, ngay sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao và đang đầu tư, kinh doanh thành công, tiêu biểu là các dự án của Cargill, Coca-Cola, Caterpillar, Intel... Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ 2020 với chủ đề “Đối tác tin cậy - Thịnh vượng bền lâu” do Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội (Amcham) và Phòng Thương mại Hoa Kỳ phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức diễn ra sáng 9.10.2020 tại Hà Nội đã đưa ra số liệu: Hoa Kỳ hiện có hơn 1.000 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 9,4 tỉ USD, song con số thực có thể lên tới 14 - 15 tỉ USD. ODA của Hoa Kỳ cùng với các dự án ODA của nhiều quốc gia khác đã đóng góp cho nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng xấp xỉ 3% đầy ấn tượng trong khi các nước ASEAN hay các nền kinh tế lớn khác trong khu vực đều tăng trưởng âm, trong bối cảnh chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19.

Nguyễn Năng Lực
TIN LIÊN QUAN

Hoa Kỳ - Việt Nam: Đối tác bền chặt hướng tới 25 năm tiếp theo

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam - Daniel J. Kritenbrink |

Khi nhìn lại 3 năm vừa qua, quãng thời gian mà tôi có vinh hạnh và đặc ân đảm nhận vai trò Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, tôi vui mừng khi nói rằng, tôi đã được chứng kiến rất nhiều chuyển biến tích cực tại Việt Nam, trong đó có những bước tiến quan trọng trong mối quan hệ song phương Hoa Kỳ - Việt Nam.

Phát ngôn nổi tiếng của các Tổng thống Hoa Kỳ

Huy Minh (tổng hợp) |

“Tôi ngồi đây suốt ngày, cố gắng thuyết phục mọi người làm những việc mà họ có thừa trí khôn để làm mà chẳng cần ai phải thuyết phục... Đó là tất cả quyền lực của một vị tổng thống” - Harry S. Truman.

Diễn đàn thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ năm 2020

Hiền Hoàng |

Ngày 18 tháng 11, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Diễn dàn Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ năm 2020 với chủ đề “25 năm quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ và Hành trình phía trước” do Bộ Công Thương phối hợp với UBND thành phố Hồ Chí Minh và Amcham Vietnam, Hội đồng Kinh doanh ASEAN – Hoa Kỳ (USABC) tổ chức.

Chính trị đảng phái tại Hoa Kỳ

Huy Minh (tổng hợp) |

“Chính trị Đảng phái tại Hoa Kỳ” (Parties politics in America) là cuốn giáo trình kinh điển về các đảng chính trị của tác giả Marjorie Randon Hershey, được sử dụng rộng rãi trong giảng dạy tại các trường đại học của Mỹ. Cuốn sách đã được tái bản 17 lần và nay đã có mặt tại Việt Nam với ấn bản thứ 16, do NXB Thế giới và Alpha Books - Omega Plus phát hành.

Việt Nam có gần 200 dự án đầu tư còn hiệu lực tại Hoa Kỳ

Vũ Long |

Về đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài, Hoa Kỳ hiện thuộc tốp 10 trong số 81 quốc gia và vùng lãnh thổ nhận đầu tư.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hoa Kỳ - Việt Nam: Đối tác bền chặt hướng tới 25 năm tiếp theo

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam - Daniel J. Kritenbrink |

Khi nhìn lại 3 năm vừa qua, quãng thời gian mà tôi có vinh hạnh và đặc ân đảm nhận vai trò Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, tôi vui mừng khi nói rằng, tôi đã được chứng kiến rất nhiều chuyển biến tích cực tại Việt Nam, trong đó có những bước tiến quan trọng trong mối quan hệ song phương Hoa Kỳ - Việt Nam.

Phát ngôn nổi tiếng của các Tổng thống Hoa Kỳ

Huy Minh (tổng hợp) |

“Tôi ngồi đây suốt ngày, cố gắng thuyết phục mọi người làm những việc mà họ có thừa trí khôn để làm mà chẳng cần ai phải thuyết phục... Đó là tất cả quyền lực của một vị tổng thống” - Harry S. Truman.

Diễn đàn thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ năm 2020

Hiền Hoàng |

Ngày 18 tháng 11, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Diễn dàn Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ năm 2020 với chủ đề “25 năm quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ và Hành trình phía trước” do Bộ Công Thương phối hợp với UBND thành phố Hồ Chí Minh và Amcham Vietnam, Hội đồng Kinh doanh ASEAN – Hoa Kỳ (USABC) tổ chức.

Chính trị đảng phái tại Hoa Kỳ

Huy Minh (tổng hợp) |

“Chính trị Đảng phái tại Hoa Kỳ” (Parties politics in America) là cuốn giáo trình kinh điển về các đảng chính trị của tác giả Marjorie Randon Hershey, được sử dụng rộng rãi trong giảng dạy tại các trường đại học của Mỹ. Cuốn sách đã được tái bản 17 lần và nay đã có mặt tại Việt Nam với ấn bản thứ 16, do NXB Thế giới và Alpha Books - Omega Plus phát hành.

Việt Nam có gần 200 dự án đầu tư còn hiệu lực tại Hoa Kỳ

Vũ Long |

Về đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài, Hoa Kỳ hiện thuộc tốp 10 trong số 81 quốc gia và vùng lãnh thổ nhận đầu tư.