Trở lại Tân Kỳ

nguyễn đức lưỡng |

Một hành trình về Tân Kỳ - Nghệ An được nhóm CCB - F356 chúng tôi phác họa. Từ Hà Nội, xe sẽ qua TP.Vinh, về thăm quê Bác ở Nam Đàn, thăm viếng liệt sĩ, TNXP tại khu di tích lịch sử Truông Bồn thuộc huyện Đô Lương, rồi trở lại Tân Kỳ.

1. Xe chạy đến đền Cuông (xã Diễn An, Diễn Châu, Nghệ An) cách TP.Vinh 30km, nơi tương truyền ngày xưa, nhà vua tự vẫn sau khi giết chết con gái Mỵ Châu. Đền Cuông nằm ở lưng núi Mộ Dạ, sát quốc lộ 1A, phía sau là biển Cửa Hiền. Ông Nguyễn Đức Cam - nguyên Phó sư đoàn trưởng TMT-F356 - giới thiệu, vùng này giáp biển, những năm chiến tranh quân Mỹ, Ngụy thường thả thuyền cao su từ tàu biển, tung biệt kích thâm nhập địa bàn Nghệ An và rồi mở rộng hoạt động trong vùng ta. Vì vậy, khu vực này là nơi Quân khu 4 và F316B đã lên phương án “đón lõng” nếu địch liều lĩnh đổ quân bằng đường thủy đánh chặn hậu phương của ta.

Tiếp tục cuộc hành trình, chúng tôi rời quê Bác trong sự kính trọng, rồi tạm biệt Truông Bồn địa chỉ đỏ với huyền thoại bất diệt. Xe chạy trên Quốc lộ 15, thắng tiến tới Tân Kỳ - Nghệ An, nơi cội nguồn của Sư đoàn 356. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Tân Kỳ - Nghệ An là một địa danh được coi là vùng sâu, vùng xa, núi non hiểm trở, nhưng lại là địa bàn quan trọng được tỉnh Nghệ An và Bộ Tư lệnh Quân khu 4 chọn làm căn cứ hậu phương. Nhiều đơn vị chủ lực của Quân khu 4 và Bộ Quốc phòng như các Sư đoàn 316, 324, 304, 312... đã đóng quân và tập kết tại Tân Kỳ, Nghĩa Ðàn trước khi hành quân vào miền nam chiến đấu. Và nơi đây là một trong những trọng điểm đánh phá ác liệt của không lực Mỹ. Chính từ những nét riêng của Tân Kỳ nên mảnh đất này đã để lại nhiều tư liệu lịch sử, nhiều thông tin mang tầm cỡ quốc gia. Trong đó, sự kiện ngày 19.5.1959, Bác Hồ quyết định thành lập tuyến vận tải chiến lược để chi viện cho miền Nam và các nước bạn - sau này trở thành con đường Hồ Chí Minh. Điểm xuất phát là Km 0 (Cột mốc số 0) tại thị trấn Lạt trước đây, nay là thị trấn Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ.

Ngày 26.12.1974, Bộ Quốc phòng và Quân khu 4 đã thành lập một Sư đoàn Bộ binh mang phiên hiệu F316B, là đơn vị thế chân F316, có nhiệm vụ nghi binh đối phương và sẵn sàng đánh địch bảo vệ vùng trọng điểm chiến lược Nghệ An. Năm 1979, khi chiến tranh biên giới phía Bắc diễn ra, F316B được tăng cường cho Quân khu 2 và đổi tên thành F356. Nhận nhiệm vụ hành quân chiến đấu và trong giai đoạn 1984-1989, khi cuộc chiến diễn ra rất khốc liệt tại biên giới Vị Xuyên - Hà Tuyên, cán bộ, chiến sĩ F356 đã không quản gian khổ, hy sinh, chiến đấu ngoan cường, lập nhiều chiến công, viết nên trang sử hào hùng từ tinh thần xả thân vì độc lập - tự do, từ lời thề quyết tâm “Bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc”; từ đó một tập thể và 2 cá nhân đã được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang (AHLLVT). Nhiệm vụ đã hoàn thành, nhưng còn đó những đau thương mất mát...

Ban liên lạc F356 tỉnh Yên Bái tặng nhà tình nghĩa đồng đội cho thương binh Phạm Văn Khu. Ảnh: NVCC
Ban liên lạc F356 tỉnh Yên Bái tặng nhà tình nghĩa đồng đội cho thương binh Phạm Văn Khu. Ảnh: NVCC

2. Khác hẳn những năm chống Mỹ, Quốc lộ 15 trải nhựa bằng phẳng, rộng thênh thang, thay thế con đường gập ghềnh “ổ trâu” hố bom nối nhau nhiều chỗ san sát. Từ Truông Bồn đến Tân Kỳ, xe chạy êm ả, cảnh núi rừng của Tân Kỳ dần xuất hiện, gợi mở những thông tin ngày nay, mà chúng tôi biết về Tân Kỳ thông qua ông Bùi Thanh Bảo - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Tân Kỳ. Năm 2019, huyện đã hoàn thành 19/19 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đề ra, trong đó có 8 chỉ tiêu vượt. Một số điểm nổi bật là: Tổng giá trị tăng trưởng đạt 9,2%. Thu ngân sách trên địa bàn vượt 152% kế hoạch tỉnh giao. Nông nghiêp có mô hình 1001ha mía công nghệ cao, 1.152ha lúa SRI, ICM. Lĩnh vực xây dựng thu hút được 6 dự án với tổng vốn 1.300 tỉ đồng. Năm 2018-2019, giáo dục xếp thứ 4 toàn tỉnh, 53 trường đạt chuẩn quốc gia (77,9%). Tỉ lệ hộ nghèo 2019 giảm 3,01% trong đó có 52 hộ tự nguyện viết đơn xin thoát nghèo. 12 xã đạt chuấn nông thôn mới chiếm 57,1%...

Tân Kỳ hôm nay là một thị trấn sầm uất, người sinh sống và người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm. Nhâm nhi cốc trà xanh xứ Nghệ tại nhà hàng Km 0, ông Nguyễn Đức Cam tâm sự với nhóm cựu chiến binh (CCB): “Tôi sống với bà con Tân Kỳ và các huyện ở Nghệ An từ khi nhập ngũ năm 1962, đến khi tôi nhận quân hàm trung tá năm 1979. Người Nghệ An sống rất tình cảm, trọng nghĩa, trọng tình, đùm bọc bộ đội, nhất là những năm chiến tranh gian khổ”. Nghe Ông Cam nói đã gợi cho tôi nhớ lại sự kiện những năm 1968-1973 tuy huyện Tân Kỳ còn rất nghèo, đời sống nhân dân còn khó khăn, nhưng huyện vẫn giang rộng vòng tay đón nhận, cưu mang, đùm bọc, chia sẻ cho hơn 2 vạn đồng bào Vĩnh Linh, Quảng Trị tới sơ tán. Nhân dân Tân Kỳ đã nhường đất, nhường ruộng, giúp cây, con giống... cho đồng bào sơ tán sớm hòa nhập, ổn định chỗ ở và sản xuất. Nhiều câu chuyện cảm động về tinh thần "lá rách ít đùm lá rách nhiều" của đồng bào địa phương với bà con sơ tán còn khắc ghi mãi ngày tháng nồng thắm tình người đó.

3. Ngay từ sau cuộc chiến kết thúc, nhiều CCB-F356 đã nỗ lực khởi nguồn xây dựng một đài hương tưởng nhớ đồng đội hy sinh, thế rồi ý tưởng và việc làm đó được lớn lên thành trọng trách của không chỉ một mà nhiều thế hệ sau này, biết nhớ ơn những anh hùng, liệt sĩ (AHLS). CCB-F356 rất tự hào vì đã phải vượt qua nhiều khó khăn về thủ tục, tiềm lực tài chính, vượt qua sự tranh cãi ngay trong đội ngũ những CCB. Để rồi đến năm 2018, nơi chiến trận xưa đã có một khu tưởng niệm bao gồm nhà chuông, đài hương và nhà tưởng niệm tại điểm cao 468 - xã Thanh Thủy - Vị Xuyên - Hà Giang. Không thể không nhắc đến những CCB: Chu Xuân Khiêm, Nguyễn Mạnh, Phạm Minh, Đỗ Minh Đức (Hà Nội), Nguyễn Văn Kim (Yên Bái)... đã không ngại nguy hiểm tiến vào chiến trường xưa với mối đe dọa của những bãi mìn và vật liệu nổ dày đặc để tìm thi hài đồng đội. Tập thể CCB luôn góp công sức tiền của để tri ân bà con xã Thanh Thủy bằng việc mở đường lên thôn bản vùng biên, xây dựng cổng làng, giúp vật chất cho 4 điểm trường học ở xã Thanh Thủy, Thanh Đức, giúp đỡ 22 hộ nghèo trên đỉnh Cóc Nghè, tặng vật nuôi dê, bò... tổng trị giá trong 5 năm (2012-2016) đạt trên 600 triệu đồng.

Những CCB Nghệ An, Thanh Hóa, đã trích không ít kinh phí của doanh nghiệp để góp sức cùng CCB-F356 xây dựng đài hương, xây dựng bức phù điêu với nội dung ghi lại lịch sử cuộc chiến tranh vệ quốc một thời. Việc chia sẻ, tri ân các gia đình liệt sĩ, thương binh, đồng đội khó khăn của CCB-F356 được duy trì thường xuyên trên khắp các địa phương trong cả nước, một số địa phương như Yên Bái đã hỗ trợ làm được 2 nhà tình nghĩa, Hà Nội đã giúp CCB Bình (còng) đang làm thuê ở Hà Nội trở về quê sinh sống ổn định. CCB Nguyễn Văn Long, Lê Đình Thứ, Ngô Quang Ái là chủ doanh nghiệp ở Thanh Hóa không chỉ hỗ trợ 1 nhà tình nghĩa mà còn tạo việc làm có thu nhập ổn định cho hơn 2.000 người lao động...

Cũng trong những năm tháng sau cuộc chiến, những CCB là những người trong cuộc đã dày công soạn thảo, rồi xuất bản được 2 cuốn sách ghi lại chiến sự Vị Xuyên, lịch sử và những chiến công của F356, gồm: “Sư đoàn 356 và ký ức Vị Xuyên”, “Trung đoàn 150 - Pháo binh - F356 - Những năm tháng không quên”; góp nhiều bài viết cho tỉnh đội Hà Giang in tài liệu về cuộc chiến Vị Xuyên...

Tôi tìm gặp CCB Lê Văn Đài - nguyên là chính trị viên D2-E876 là đơn vị của AHLS Nguyễn Viết Ninh. Trong cuốn sách “Sư đoàn 356 và ký ức Vị Xuyên”, tôi và anh Đài đang bảo vệ câu nói: “Sống bám đá đánh giặc - chết hóa đá bất tử” của LS Nguyễn Viết Ninh. Sau vài câu chuyện gấp gáp, tôi yêu cầu anh Đài chở tôi từ hội trường UBND huyện, quay về Km số 0, chiếc xe máy rú ga vút đi. Từ Km số 0 nơi ngã 4 có vòng xuyến, tôi đi về phía Chợ Rào khoảng 2km. Bên phải đường, 1 doanh trại của 1 đơn vị quân đội thuộc Quân khu 4 với cánh cổng sừng sững, trang nghiêm. Không thể chụp ảnh do quy định, tôi đứng tần ngần bên lề đường, nhìn vào khu vực doanh trại của F356 xưa, là địa bàn xã Kỳ Sơn - Tân Kỳ. Bên phải đường phía khu doanh trại hiện nay, xưa là phòng Tham mưu và Phòng Chính trị F316B; bên trái là phòng Hậu cần. Qua khu vực sư đoàn bộ là thứ tự C23, D25, D18, D24, C20... đi khoảng 1km nữa là doanh trại của Trung đoàn 150 - pháo binh, cũng thuộc xã Kỳ Sơn.

Từ cội nguồn Tân Kỳ gian khó xưa, F356 nay đã ghi bao chiến công trong chiến đấu, trong xây dựng đất nước. Sau cuộc chiến, các CCB tiếp tục phát huy truyền thống của sư đoàn, tuy chưa nhiều nhưng những số liệu thời hậu chiến nêu trên cũng làm cho các thế hệ CCB tự hào không nhỏ.

nguyễn đức lưỡng
TIN LIÊN QUAN

Cựu chiến binh 99 tuổi "hạ gục quân thù" COVID-19 với tinh thần thép

HỒNG HẠNH |

Cựu chiến binh Ermando Piveta, 99 tuổi, "hạ gục quân thù" COVID-19 với tinh thần thép đã được tôi luyện qua nhiều cuộc chiến tranh.

Nối những bờ vui từ tấm lòng cựu chiến binh

SỞ HẠ |

Nếu có ai đó hỏi ông Sáu Trực (xã Thiện Mỹ, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng) một năm bỏ tiền nhà ra bao nhiêu để giúp người nghèo, hay xây cây cầu này, làm con lộ (đường) kia cho xóm nghèo xã Thiện Mỹ thì ông từ chối trả lời. Bởi bao nhiêu năm giúp lúa gạo, tiền nong nuôi trẻ mồ côi… có bao giờ ông tính toán đâu!

Người cựu chiến binh 11 năm tình nguyện "diệt" quảng cáo làm đẹp phố phường

Lan Nhi - Phạm Đông |

Gần 11 năm qua, ông Nguyễn Văn Hùng (sinh năm 1950, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội) vẫn lặng lẽ hằng ngày vai vác thang, tay cầm đồ nghề đi khắp các ngõ ngách để xử lý những tấm quảng cáo, tờ rơi trái phép, giúp cho cảnh quan đô thị ở đây ngày càng trở nên khang trang, sạch đẹp.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Dự báo diễn biến không khí lạnh mạnh giáp Tết Nguyên đán 2023

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh sẽ tác động mạnh hết ngày mai 17.1.2023 (tức ngày 26 Tết Nguyên đán).

Nguyễn Thái Luyện kháng cáo sau khi bị tuyên án chung thân

Anh Tú |

TPHCM - Sau khi bị TAND TPHCM tuyên án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba) vừa có đơn kháng cáo kêu oan cho rằng mình không lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Công ty Alibaba không gian dối khi cung cấp thông tin về các thửa đất để bán cho khách hàng.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Cựu chiến binh 99 tuổi "hạ gục quân thù" COVID-19 với tinh thần thép

HỒNG HẠNH |

Cựu chiến binh Ermando Piveta, 99 tuổi, "hạ gục quân thù" COVID-19 với tinh thần thép đã được tôi luyện qua nhiều cuộc chiến tranh.

Nối những bờ vui từ tấm lòng cựu chiến binh

SỞ HẠ |

Nếu có ai đó hỏi ông Sáu Trực (xã Thiện Mỹ, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng) một năm bỏ tiền nhà ra bao nhiêu để giúp người nghèo, hay xây cây cầu này, làm con lộ (đường) kia cho xóm nghèo xã Thiện Mỹ thì ông từ chối trả lời. Bởi bao nhiêu năm giúp lúa gạo, tiền nong nuôi trẻ mồ côi… có bao giờ ông tính toán đâu!

Người cựu chiến binh 11 năm tình nguyện "diệt" quảng cáo làm đẹp phố phường

Lan Nhi - Phạm Đông |

Gần 11 năm qua, ông Nguyễn Văn Hùng (sinh năm 1950, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội) vẫn lặng lẽ hằng ngày vai vác thang, tay cầm đồ nghề đi khắp các ngõ ngách để xử lý những tấm quảng cáo, tờ rơi trái phép, giúp cho cảnh quan đô thị ở đây ngày càng trở nên khang trang, sạch đẹp.