Trò chuyện với nữ tiến sĩ chế tạo robot khử khuẩn

Trà My (thực hiện) |

Trong đại dịch COVID-19, nhiều sáng kiến của các cá nhân, tổ chức đã góp phần không nhỏ vào công tác phòng chống dịch. Một trong những sáng kiến được ghi nhận là robot khử khuẩn đa năng do nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Tôn Đức Thắng chế tạo. Điều đáng nói là trưởng nhóm nghiên cứu là một người phụ nữ - tiến sĩ Dương Thị Thùy Vân. Chị cũng là nữ tiến sĩ Việt Nam đầu tiên được nhận bằng sáng chế từ Cơ quan sáng chế và nhãn hiệu thương mại Hoa Kỳ (USPTO) vào năm 2017.

Được biết, chị là trưởng nhóm chế tạo hai robot đa năng phục vụ phòng chống dịch COVID-19 của trường Đại học Tôn Đức Thắng. Ý tưởng chế tạo robot phun khử khuẩn bắt nguồn từ đâu và mất bao nhiêu lâu để nhóm chế tạo thành công 2 robot này?

- Thực tế cho thấy, dù các nhân viên y tế được trang bị trang phục bảo hộ chuyên dụng nhưng vẫn không thể tránh khỏi nguy cơ lây nhiễm khi tiếp xúc với môi trường truyền nhiễm và bệnh nhân. Hơn nữa, khi làm việc bằng sức người, chúng ta sẽ phải dùng rất nhiều nhân lực. Đơn cử như ngày 28.3.2020, khi phun hóa chất khử khuẩn cho bệnh viện, Binh chủng Hóa học đã phải huy động đến hơn 100 cán bộ, chiến sĩ.

Từ đó, một bài toán được đặt ra là cần phải dùng máy móc tự động hóa thay thế cho con người và việc chế tạo robot có khả năng tự động diệt khuẩn để bảo vệ đội ngũ cán bộ y tế, đồng thời giảm thiểu sự thiếu hụt nguồn nhân lực trong công tác diệt khuẩn tại các môi trường nhiều khả năng truyền nhiễm là việc làm cấp bách.

Để đáp ứng yêu cầu cấp bách là tìm biện pháp giúp đội ngũ y tế một số trang thiết bị hiệu quả nhằm tác nghiệp từ xa trong hỗ trợ và điều trị người bị nhiễm COVID-19, người bị cách ly, nhóm nghiên cứu Robotics của TDTU đã nghiên cứu và chế tạo thành công 2 loại robot để phục vụ cho hai loại khu vực cần khử khuẩn khác nhau. Robot CD 1.0 phục vụ khu vực chịu được nước bằng phương pháp phun xịt thuốc, hóa chất khử khuẩn và Robot DR 1.0 phục vụ khu vực không chịu được nước như có nhiều máy móc thiết bị bằng phương pháp chiếu tia UV khử khuẩn. Nhóm đã nghiên cứu chế tạo thành công 2 robot này trong thời gian 10 ngày.

Thực hiện công việc trong ngữ cảnh cả nước đang thực hiện giãn cách xã hội, bản thân chị và nhóm đã gặp những khó khăn gì?

- Vì đang trong thời gian thực hiên giãn cách xã hội nên nhóm không thể làm việc tập trung mà phải chia thành nhiều team nhỏ. Mọi trao đổi, thảo luận phải thực hiện online và triển khai ở từng team.

Hơn nữa, khi hoàn thành xong phần cứng, việc gia công công nghệ cao phần vỏ robot cũng là một bài toán nan giải vì tất cả các cửa hàng gia công công nghệ cao, gia công cơ khí đều đã đóng cửa. Việc mua linh kiện điện tử, thậm chí cái ốc vít cũng không phải là điều dễ dàng. Mặc dù vậy, với sự nỗ lực, quyết tâm của tất cả các thành viên, sản phẩm đã được hoàn thành trong thời gian sớm nhất, hỗ trợ đội ngũ y bác sĩ tránh tiếp xúc trực tiếp với môi trường truyền nhiễm.

TS Dương Thị Thùy Vân cùng nhóm nghiên cứu chế tạo robot khử khuẩn. Ảnh NVCC
TS Dương Thị Thùy Vân cùng nhóm nghiên cứu chế tạo robot khử khuẩn. Ảnh NVCC

So với robot nhập khẩu có chức năng tương tự, robot chế tạo trong nước có giá thành như thế nào?

- Robot do nhóm chế tạo có chi phí sản xuất và đưa ra thị trường được dự tính là có chi phí thấp hơn sản phẩm nhập khẩu tương tự từ 3 đến 5 lần.

Ngoài ứng dụng phun khử khuẩn, nhóm có ý định nâng cấp 2 robot này phục vụ các công việc khác không thưa chị? Nếu có, robot này có thể ứng dụng trong những lĩnh vực gì?

- Robot CD 1.0 có khả năng tải khoảng 170kg, thời gian làm việc liên tục khoảng 6 giờ, tốc độ di chuyển tối đa 15km/h nên có thể phát triển thành nhiều loại robot có tính năng khác nhau như robot vận chuyển thuốc men, vật tư y tế, cơm cho bệnh nhân, cứu hộ, cứu nạn, quan trắc môi trường, cứu hỏa...

Sau khi chúng ta khống chế được dịch bệnh, robot sẽ được tiếp tục phát triển để sử dụng cho các công việc và công năng khác như phòng cháy chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn... trong những môi trường và điều kiện mà nhân lực không thể trực tiếp tham gia tác nghiệp do nguy hiểm đến tính mạng hoặc quá khó khăn.

Lựa chọn ngành kỹ thuật - một công việc dường như không mấy phù hợp với phụ nữ, nhất là với lứa tuổi 8X trở về trước. Tại sao chị lại chọn công nghệ thông tin chứ không phải là một ngành phù hợp với phái nữ hơn, như sư phạm hay kế toán chẳng hạn?

- Chị có thấy những người thành công thường đi ngược lại xu hướng chung và mở lối đi riêng cho mình. Nói vậy thôi, dường như tôi đến với công nghệ thông tin như một mối cơ duyên. Tốt nghiệp THPT vào năm 2000, cũng như nhiều học sinh thời đó, ngay khi được tuyển thẳng vào đại học, tôi đã chọn ngành Sư phạm Toán của Trường Đại học Sư phạm TPHCM. Tuy nhiên, sự cố máy tính năm 2000 (còn được gọi là sự cố Y2K) là một thảm họa của ngành điện tử và công nghệ thông tin, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng trên toàn thế giới và truyền thông liên tục đưa tin về những giải pháp khắc phục hậu quả. Những tin tức thế giới và trong nước về sự cố Y2K và giải pháp khắc phục hậu quả đã khiến tôi tò mò về ngành này. Tôi băn khoăn tại sao chỉ là một sự cố mà làm cả thế giới rối lên như vậy, gây thiệt hại nặng nề như vậy? Phải chăng điều này chứng tỏ ngành công nghệ thông tin càng ngày càng có tầm ảnh hưởng rất lớn đến mọi lĩnh vực? Từ những suy nghĩ đó, tôi quyết định bảo lưu ngành Sư phạm Toán để chuyển sang nhập học ngành Công nghệ thông tin.

Trong quan niệm của nhiều người, “dân” kỹ thuật thường sống khá khô khan. Tôi thì lại thấy những người làm kỹ thuật thường rất sống rất “có hồn”. Họ sống rất đam mê, thả hồn vào những ý tưởng để hình thành nên những sản phẩm có ý nghĩa với đời sống. Là người trong cuộc, chị suy nghĩ thế nào về những người làm kỹ thuật, nhất là phụ nữ?

- Quả đúng như suy nghĩ của chị, những người làm kỹ thuật thường sống rất đam mê. Họ thường có óc quan sát, phán đoán tốt nên rất nhạy cảm với đời sống xung quanh và từ đó giúp họ phát hiện nhanh vấn đề, có ý tưởng để hình thành nên những sản phẩm có ý nghĩa thực tiễn, giải quyết những nhu cầu của xã hội. Đặc biệt, đối với phụ nữ làm kỹ thuật, họ có thêm ưu điểm là tính kiên trì, bền bỉ, sự mềm mỏng, linh hoạt, nhạy cảm và khả năng chịu đựng khó khăn của phái nữ nên thường rất say mê, thả hồn vào ý tưởng, gắn ý tưởng với đời sống. Do đó, phụ nữ khi làm kỹ thuật thường dễ thành công trong những sản phẩm mình tạo ra, vừa thiết thực vừa hiệu quả.

Công việc nghiên cứu đòi hỏi nhiều thời gian, có khi làm việc quên ăn quên ngủ. Trong khi đó, phụ nữ vẫn phải thực hiện những thiên chức của mình với gia đình. Theo chị, phụ nữ làm ngành kỹ thuật có hạn chế gì so với nam giới không ạ?

- Theo cá nhân tôi, không có ngành, nghề nào dành riêng cho nam hay nữ. Yếu tố quyết định cho sự thành công trong ngành nghề là “lòng đam mê và trái tim nhiệt huyết”. Hãy cứ đam mê, cứ nhiệt huyết theo đuổi những gì mình muốn, mình thích ắt sẽ vượt qua mọi khó khăn, rào cản.

Nhiều người vẫn cho rằng, tiến sĩ, kỹ sư ở Việt Nam khá đông đảo nhưng dường như những phát minh, sáng chế, những bài nghiên cứu khoa học đăng trên các tạp chí uy tín thế giới rât ít ỏi. Thế nhưng nhìn vào “thành tích” của chị thật đáng nể. Vì sao một phụ nữ như chị lại có năng lượng làm việc nhiều đến thế?

- Tôi may mắn tìm thấy niềm đam mê nghề nghiệp từ sớm. Với sự tự tin và quyết đoán, tôi luôn đặt mục tiêu trong công việc và kiên trì thực hiện mục tiêu đến cùng. Bên cạnh đó, tôi may mắn được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, năng động và có nhiều cơ chế chính sách đốc thúc phát triển nghiên cứu khoa học.

Sau chừng ấy năm gắn bó với ngành kỹ thuật, có khi nào chị băn khoăn về con đường mình đã chọn?

- Tôi có đặc tính là rất kiên định với mục tiêu nên luôn tập trung và đặt hết tâm sức vào mục tiêu đã đặt ra. Do đó, khi gặp khó khăn tôi luôn nỗ lực để vượt qua, không cho phép bản thân chán nản, lệch lạc mục tiêu ban đầu. Tôi cho rằng, con đường nào cũng có nhiều chông gai. Vấn đề là khi gặp phải những rào cản, cám dỗ, chúng ta có đủ kiên định để đi tiếp con đường đã chọn hay không.

Nếu có thể, xin chị chia sẻ một chút về những dự án sắp tới?

- Sắp tới, nhóm nghiên cứu chúng tôi tập trung vào các giải pháp thông minh, giải quyết những vấn đề thực tiễn của cuộc sống, giúp xã hội thích ứng với xu hướng toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Xin cảm ơn tiến sĩ!

TS Dương Thị Thùy Vân hiện là Giám đốc Trung tâm Công nghệ Thông tin ứng dụng, Trường Đại học Tôn Đức Thắng. Chị từng nhận được nhiều giải thưởng khoa học trong và ngoài nước, có 20 bài báo quốc tế ISI/Scopus. Năm 2017, chị là nữ tiến sĩ đầu tiên của Việt Nam nhận Bằng sáng chế từ Cơ quan sáng chế và nhãn hiệu thương mại Hoa Kỳ (USPTO) giải pháp thiết lập nhiệt độ cho một giường cụ thể trong một phòng chung có nhiều giường.

Trà My (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Tất bật khử khuẩn trường học, chuẩn bị đón học sinh trở lại

Hải Nguyễn - Đặng Chung |

Theo ghi nhận của Lao Động, ngày 2.5, nhiều trường học trên địa bàn Hà Nội đã tiến hành khử khuẩn, vệ sinh lớp học. Giáo viên tất bật dọn dẹp, chuẩn bị các điều kiện, sẵn sàng đón học sinh trở lại trường vào thứ hai tới.

Hong Kong dùng buồng khử khuẩn toàn thân hiệu quả trong 40 giây tại sân bay

HỒNG HẠNH |

Sân bay quốc tế ở Hong Kong (Trung Quốc) sử dụng buồng khử khuẩn toàn thân có hiệu quả trong 40 giây, nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm chéo COVID-19.

Tặng buồng khử khuẩn, máy thở gần 5 tỉ đồng cho BV Đa khoa Ninh Bình

NGUYỄN TRƯỜNG |

Là đơn vị tuyến đầu trong điều trị các ca bệnh dương tính với SARS-CoV-2. Bệnh viện (BV) Đa khoa tỉnh Ninh Bình đã tiếp nhận và điều trị cho 10 bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2, trong đó có 1 bệnh nhân đã xuất viện, hiện còn 9 bệnh nhân đang tiếp tục được điều trị tại Khoa Truyền nhiễm của Bệnh viện.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Tất bật khử khuẩn trường học, chuẩn bị đón học sinh trở lại

Hải Nguyễn - Đặng Chung |

Theo ghi nhận của Lao Động, ngày 2.5, nhiều trường học trên địa bàn Hà Nội đã tiến hành khử khuẩn, vệ sinh lớp học. Giáo viên tất bật dọn dẹp, chuẩn bị các điều kiện, sẵn sàng đón học sinh trở lại trường vào thứ hai tới.

Hong Kong dùng buồng khử khuẩn toàn thân hiệu quả trong 40 giây tại sân bay

HỒNG HẠNH |

Sân bay quốc tế ở Hong Kong (Trung Quốc) sử dụng buồng khử khuẩn toàn thân có hiệu quả trong 40 giây, nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm chéo COVID-19.

Tặng buồng khử khuẩn, máy thở gần 5 tỉ đồng cho BV Đa khoa Ninh Bình

NGUYỄN TRƯỜNG |

Là đơn vị tuyến đầu trong điều trị các ca bệnh dương tính với SARS-CoV-2. Bệnh viện (BV) Đa khoa tỉnh Ninh Bình đã tiếp nhận và điều trị cho 10 bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2, trong đó có 1 bệnh nhân đã xuất viện, hiện còn 9 bệnh nhân đang tiếp tục được điều trị tại Khoa Truyền nhiễm của Bệnh viện.