Tre Việt Nam, Tết Việt Nam, tinh thần Việt Nam

KHÔI NGUYÊN |

Tự bao giờ, cây tre đã gắn liền với cuộc sống vật chất và tinh thần của người Việt Nam? Có lẽ từ thuở hồng hoang, khi dân tộc Việt biết dùng tre để dựng làng lập xã, biết dựng cây nêu để ăn Tết, biết học tính cách mềm dẻo, bền bỉ, kiên cường của tre.

TRE ĐAN DỆT NÊN CUỘC SỐNG

Nếu như hoa sen là quốc hoa, thì có lẽ, cây tre là quốc cây của người Việt Nam. Tre gần gũi và thân thiết với đời sống con người Việt Nam hơn tất thảy. Trên “mảnh đất hình chữ S” mến thương này, tre được trồng khắp nơi. Từ những lũy tre xanh mái đình làng Việt ở vùng đồng bằng châu thổ cho đến những rừng tre ngút ngàn trên miền núi Tây Bắc, Đông Bắc.

Tre bám đất, bám người dọc theo hành trình mở cõi từ miền Bắc qua khúc ruột miền Trung đến vùng cực Nam của Tổ Quốc. Người Việt đi đến đâu, tre mọc đến đó, lớp lớp tre già măng mọc trong sứ mệnh đánh dấu vùng lãnh thổ, nhận diện không gian sinh tồn của người Việt.

Tre dựng luỹ xây thành, biến mình thành lớp tường đầu tiên bảo vệ những cộng đồng người Việt ở quy mô làng xã trước những hiểm hoạ thiên tai, nhân tai. Nhờ có lũy tre mà làng của người Việt còn, văn hóa của người Việt còn, không bị đồng hóa trước những mưa gió ngoại lai.

Chẳng thế mà nhà thơ Nguyễn Duy đã viết những câu thơ vô cùng trìu mến và thân thương về tre:

“Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu...”.

Sức mạnh của tre nằm ở tính chất mềm dẻo và sự cố kết giữa những thân tre trong cùng một bụi, một lũy. Người Việt đã nắm bắt được tinh thần đó trước hết là để biến thành phương châm sống của mình, sau đó dùng tre để đan dệt nên nền tảng vật chất của mình.

Tre là nguyên liệu tốt nhất, sẵn nhất để dựng nhà dựng cửa. Những thân vầu to, chắc chắn được dùng làm cột nhà. Luồng được dùng làm xà dọc, xà ngang để lợp mái. Rồi lại chẻ tre đan phên làm cốt đắp đất sét để làm tường, làm vách. Tre được đan làm tấm giại che nắng mưa trước hiên nhà, được cắm làm tường rào, được dựng thành cổng tre cót két bền bỉ tháng năm, bất chấp phong hóa, thủy hóa và mối mọt.

Tre cũng đan thành chõng, thành giường để thành chỗ ngả lưng, vót thành đũa cả, đũa ăn theo hình dáng ngón tay làm nên bộ gắp trong văn hóa ẩm thực dùng đũa. Tre được đan thành rổ, giá, thúng, mẹt, dần, sàng, bồ đựng thóc phục vụ cuộc sống gia đình thường nhật.

Tre cũng thiên biến vạn hóa ra những công cụ sản xuất phục vụ việc đồng áng, lao động trong thời bình. Song tre cũng theo chân người Việt lên đường đánh giặc hộ quốc khi có giặc, từ hình tượng bụi tre đằng ngà của đệ nhị tứ bất tử Phù Đổng Thiên Vương, đến chiến lũy Ba Đình hay gậy tầm vông, hầm chông...

Tre đan nôi cho người Việt sơ sinh, tre làm đòn để tiễn đưa người Việt rời cõi tạm. Cả một vòng tròn nhân sinh của người Việt không thể thiếu bóng tre bởi tre chính là tâm thức của con người Việt Nam, là bản sắc của nền văn hóa Việt Nam. Thế nên “Mai sau, đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh”.

Cây tre cũng theo chân các nhà ngoại giao để phát đi thông điệp tới toàn thế giới: Việt Nam muốn làm bạn của tất cả các nước. Nó cho thấy vị thế độc lập, tự chủ, trung dung và kiên định của đất nước trong bối cảnh mới của bức tranh địa chính trị toàn cầu mới.

Mùa thu hoạch ở Cao Bằng. Ảnh: Nguyễn Khánh Vũ Khoa
Mùa thu hoạch ở Cao Bằng. Ảnh: Nguyễn Khánh Vũ Khoa

KHÔNG CÓ TRE, KHÔNG THÀNH TẾT VIỆT

Có muộn lắm thì đến chiều Ba mươi, người Việt phải lấy tre để dựng cây nêu. Cây nêu đó là dấu chỉ của Tết Nguyên đán cổ truyền. Hễ dựng nêu là bắt đầu ăn Tết, hễ hạ nêu là kết thúc ăn Tết. Khoảng thời gian dựng nêu và hạ nêu thường nằm giữa khoảng thời gian từ ngày Ba mươi tháng Chạp đến ngày mùng Bảy tháng Giêng.

Bóng cây nêu trước sân cong cong như vầng trăng hạ huyền, lanh canh tiếng khánh đất treo, thắm đỏ dải lụa điều vừa để đón chào mùa Xuân sinh sôi nảy nở, vừa để ngăn ngừa những thứ tà ám, rủi ro. Đấy là về mặt tinh thần, còn về khía cạnh vật chất, tre thực sự gắn sâu vào lề lối ăn tết của người Việt.

Bánh chưng là một vật phẩm không thể thiếu được trong ngày Tết. Bánh chưng đại diện cho tinh thần dâng những thực phẩm ngon nhất của nền văn minh lúa nước lên Trời - Đất - Tổ Tiên. Gạo nếp cái hoa vàng, đỗ xanh vùng châu thổ, miếng thịt lợn, hạt tiêu vùng đồng rừng, nước mắm ngon vùng biển tất cả được gói trong lá dong xanh và buộc chặt bằng những sợi lạt giang.

Một lần nữa, tính mềm dẻo của tre lại được dùng để cố kết các thành phần rời rạc thành một khối đồng nhất. Lạt càng mềm, buộc càng chặt. Có như thế, tấm bánh chưng mới vuông vức, vững chãi, dền dẻo tượng trưng cho mặt đất thiêng liêng. Lạt còn dùng để buộc giò thủ gói mo cau. Không thể thay thế lạt bằng bất cứ thứ dây buộc nào khác.

Tre còn hiến dâng cho người Việt một món ăn ngon không thể thiếu trong ngày Tết và các mâm cỗ long trọng: Măng trong bát canh măng. Mâm cỗ Tết không thể coi là thịnh soạn, đầy đủ nếu thiếu một bát canh măng lưỡi lợn nấu móng giò thật kỹ, thật khéo. Mà để làm được điều đó, phải mất rất nhiều công phu.

Măng lưỡi lợn, thứ măng dày nhọn như lưỡi lợn, về cơ bản có thể được gọi là tre non mới nhú, có màu vàng nhạt và giàu dinh dưỡng. Từ ngoài 25 tháng Chạp, đã mang măng lưỡi lợn ngâm trong nước sạch cả ngày, rồi lại vớt măng ngâm trong nước vo gạo, rồi lại vớt chuyển sang ngâm nước sạch.

Việc ngâm măng và thay nước ngâm được tiến hành nhiều lần, để cho nước ngâm từ màu chè đặc, sau thành chè nhạt rồi thành thật loãng cũng phải mất 3 ngày. Lúc này măng mới hết mùi ngai ngái, tỏa mùi thơm thảo mộc. Sau đó, cho măng vào luộc vài lần mới hoàn thành việc rửa măng.

Măng được cùng chân giò (đoạn đầu khủy đến móng, được chẻ dọc), xương sườn, cổ cánh và bộ xương gà. Ninh nồi măng phải mất đến 2 ngày. Khi nào thấy chân giò và măng đã mềm, có thể dùng đũa đâm nhẹ vào cũng xuyên qua là được. Miếng thịt bây giờ chỉ cần đặt vào lưỡi cắn nhẹ cũng đã ta ra như bơ, đem đến một vị béo ngậy nhưng ăn không ngấy.

Măng lưỡi lợn có độ dày dễ thấm các vị ngọt của xương thịt, nên khi nhai miếng măng thấy mềm vừa phải mà ngọt đến tận chân răng kẽ lưỡi. Ăn miếng măng vừa có sự sung sướng của việc nhìn ngắm miếng măng ấm áp, đậm đà trong cái rét, vừa có cảm xúc mơn trớn của lưỡi lướt trên miếng măng mềm mềm dịu ngọt, tai lại nghe được tiếng động êm dịu của răng từ từ ngập sụt vào miếng măng.

Miếng măng lưỡi lợn phần trên có chất xơ của rau, còn phần dưới lại vừa như ăn vào chất thịt cũng như loại đông trùng hạ thảo vậy. Trong măng có cả chất rau, thịt và xương nên ăn xong, chúng ta cảm thấy thú vị một cách toàn diện bởi ăn măng mà ngon hơn tất cả thứ thịt trên đời,

Khi xưa, khi chưa có tủ lạnh, nên những món ăn ê hề ngày Tết rất dễ bị thiu trong tiết nồm ẩm. Chỉ có nồi măng là có khả năng miễn nhiễm với việc bị thiu do được nấu kỹ và thường xuyên được đun lại hàng ngày, nên để được rất lâu. Măng cũng như canh dưa phải đun đến hai ba lửa mới ngon.

Thế nên, nồi măng ninh được xếp vào hạng đồ ăn quan trọng nhất trong mâm cỗ Tết. Đánh giá tài nấu nướng của phụ nữ cứ trông vào nồi măng là đủ. Măng cứng, hôi trong khi nước dùng váng mỡ, không trong trẻo, bát măng thiếu màu xanh của hành củ trần, màu đen tím của mộc nhĩ thì thôi coi như hỏng. Bởi bát măng chính là linh hồn của mâm cỗ như cây nêu kia vậy.

KHÔI NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

Trên 1.200 lao động ở Trà Vinh có thu nhập ổn định từ cây tre

HOÀNG LỘC |

Tại vùng nông thôn thuộc xã Hàm Giang, huyện Trà Cú (tỉnh Trà Vinh), trên 1.200 lao động gắn bó với nghề tiểu thủ công nghiệp từ cây tre giúp họ có thu nhập ổn định.

Cây tre - "thần dược" bên đường không nhiều người biết

Tường Minh |

Không nhiều người biết, cây tre là một loại "thần dược" có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, an thai, điều trị động thai; điều trị chảy máu cam; điều trị băng huyết... rất hiệu quả.

Yên Bái trồng tre triển khai chiến dịch "Vì một triệu cây tre Việt”

Văn Đức |

Huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) triển khai chiến dịch "Vì một triệu cây tre Việt” nhằm bảo vệ rừng và phát triển du lịch.

Hàng quán chật kín khách sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán

Nhật Minh |

Trong ngày đầu mở cửa trở lại sau Tết, nhiều hàng quán tại Hà Nội đông đúc, quá tải. Vào giờ cao điểm, nhiều thực khách phải đợi 15-20 phút mới có đồ ăn.

Nữ diễn viên Việt từng đóng phim Hollywood tỏa sáng ở “Mai” của Trấn Thành

Mi Lan |

Không phải Tuấn Trần, 2 nữ diễn viên Phương Anh Đào và Hồng Đào mới là những điểm sáng lớn nhất về diễn xuất trong phim “Mai”.

2 vợ chồng bị đuối nước khi bơi thuyền ra sông để chụp ảnh ở Thanh Hoá

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Nhóm 8 người chèo thuyền ra khu vực lòng hồ thủy điện để chụp ảnh thì không may bị lật thuyền, hậu quả khiến 2 vợ chồng bị đuối nước thương tâm.

Đầu năm mới cùng ngư dân Thái Bình vươn khơi săn lộc biển

TRUNG DU |

Thái Bình - Những ngày đầu năm mới Giáp Thìn 2024, giá cá khoai lưới tăng cao ở mức 250.000 đồng - 300.000 đồng/kg. Phóng viên Lao Động đã có chuyến ra khơi đầu năm cùng ngư dân ở huyện ven biển Tiền Hải, tỉnh Thái Bình để đi săn loài cá được gọi là lộc biển này.

Chủ đầu tư nợ hàng chục tỉ đồng, KCN Mỹ Xuân A2 bị giảm 50% áp lực nước

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Đơn vị cấp nước đã thực hiện giảm 50% áp lực nước vào Khu công nghiệp Mỹ Xuân A2 do chủ đầu tư nợ hàng chục tỉ đồng tiền nước chưa thanh toán.

Trên 1.200 lao động ở Trà Vinh có thu nhập ổn định từ cây tre

HOÀNG LỘC |

Tại vùng nông thôn thuộc xã Hàm Giang, huyện Trà Cú (tỉnh Trà Vinh), trên 1.200 lao động gắn bó với nghề tiểu thủ công nghiệp từ cây tre giúp họ có thu nhập ổn định.

Cây tre - "thần dược" bên đường không nhiều người biết

Tường Minh |

Không nhiều người biết, cây tre là một loại "thần dược" có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, an thai, điều trị động thai; điều trị chảy máu cam; điều trị băng huyết... rất hiệu quả.

Yên Bái trồng tre triển khai chiến dịch "Vì một triệu cây tre Việt”

Văn Đức |

Huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) triển khai chiến dịch "Vì một triệu cây tre Việt” nhằm bảo vệ rừng và phát triển du lịch.