Tranh cãi “nảy lửa” về đề thi THPT quốc gia: Học trò lứa 2001 “lĩnh đủ”

Nhóm PV |

Cuối tháng 6, khoảng 925 nghìn học sinh trên cả nước đã kết thúc Kỳ thi THPT quốc gia 2018 nhưng những diễn biến, dư âm của kỳ thi thì vẫn "nóng" với cuộc tranh cãi “nảy lửa” về đề thi. Cùng với đó là những lo ngại về áp lực học tập đến “bạc mặt” của lứa học sinh sinh năm 2001 và sự bùng nổ trở lại các lò luyện thi.

Sẽ hiếm điểm 10

Có lẽ chưa bao giờ những tranh luận về đề thi lại xuất hiện nhiều và dài như vậy. Ngay khi kết thúc môn thi đầu tiên, đề thi môn Ngữ văn đã có những tranh cãi. Giảng viên Nguyễn Văn Thuật - Bộ môn Địa lý, ĐH Đồng Nai cho rằng, ở câu số 2 nhầm lẫn khái niệm giữa “yếu tố tự nhiên” và “thành phần tự nhiên”. Ngoài ra, giảng viên này còn lưu ý từ điển và môn Địa lý không dùng “tiềm lực tự nhiên” mà chỉ dùng “nguồn lực tự nhiên”.

Trái với ý kiến của ông Thuật, một giáo viên Địa lý ở trường THPT chuyên Vĩnh Phúc khẳng định đề thi không sai sót, hai khái niệm “yếu tố tự nhiên” và “thành phần tự nhiên” giống nhau, đều là bộ phận lớp vỏ cảnh quan, địa lý.

Tiếp tục ở phần Làm văn (5 điểm), nhà giáo Lê Văn Vỵ (Hà Tĩnh) cho rằng, đề thi đã có sự “đánh tráo khái niệm”. TS Trịnh Thu Tuyết - nguyên giáo viên Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) nhận định đề thi chưa đảm bảo tính logic khi sử dụng các hình ảnh đối lập nhưng không cùng hệ quy chiếu dẫn đến sự thiếu thuyết phục của đề thi.

Trái ngược với ý kiến của nhiều chuyên gia, đại diện Bộ GDĐT khẳng định đề thi môn Ngữ văn hoàn toàn chính xác.

Điều gây tranh luận nhiều nhất là ở đề Toán khi một số giáo sư, tiến sĩ, thầy giáo nổi tiếng cũng không hoàn thành trong 90 phút. GS.TSKH Nguyễn Hữu Việt Hưng, chuyên gia đầu ngành về Đại số của ĐH Quốc gia Hà Nội nhận xét: “Với 90 phút không đủ cho tôi làm 50 câu của đề thi. Tôi cũng không tin rằng có thầy cô giáo dạy Toán THPT nào có thể giải kịp 50 câu của đề Toán trong vòng 90 phút. Có rất nhiều câu đòi hỏi phải tính toán trong 10 đến 15 phút”.

Nhiều chuyên gia đề nghị Bộ GDĐT công khai cách chọn phương án đúng, cách giải từng bài toán cho các đề thi để làm rõ đề thi có phù hợp hay không.

Tương tự đề Ngữ văn, Toán, các đề thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội cũng được đánh giá dài và khó. Chỉ duy nhất đề tiếng Anh là khá “dễ thở”. Dẫu vậy, nhiều giáo viên dự đoán: “Lấy điểm 10 khó "như lên trời" hay “Sẽ chấm dứt mưa điểm 10”.

Lý giải về điều này, Bộ GDĐT cho rằng, đề năm nay khó là hiển nhiên bởi nội dung kiến thức rộng hơn và chủ trương ra đề khó nhằm mục đích tăng mức phân loại học sinh. Đại diện Bộ GDĐT cho rằng tất cả các ý kiến nêu ra đề dài và khó mới là những dự đoán và chỉ được xác thực sau khi hoàn tất công tác chấm thi trên phạm vi toàn quốc. Dựa trên dữ liệu điểm thi của thí sinh, Bộ GDĐT sẽ công bố phân tích phổ điểm của các môn thi, bài thi để đánh giá về đề của kỳ thi này.

Học sinh “bạc mặt” vì học

Những quan điểm, lời giải thích của Bộ GDĐT về đề thi khó và dài dường như chưa làm thoả lòng nhiều người quan tâm. Thầy giáo Trần Mạnh Tùng - giáo viên Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) bày tỏ: “Theo dõi các kỳ thi hơn chục năm nay, tôi cho rằng chưa bao giờ có sự phản hồi một cách tiêu cực từ phía học sinh về đề thi như vậy, kể cả giai đoạn còn thi tự luận. Là người trực tiếp giải đề thi môn Toán trong 90 phút, bản thân tôi cũng thấy đề thi dài và khó”.

Thầy Tùng cho rằng, việc tăng cường câu hỏi và mức độ khó của đề không có lộ trình mà khó ngay như vậy thì học sinh trung bình, học sinh khá, học sinh giỏi khó phân biệt. Việc này giống như đưa ra một tảng đá quá nặng để phân biệt người yếu, người khoẻ mà tất cả đều không bê được thì cũng như nhau hết. Sâu xa hơn, đề thi khó sẽ tác động sâu hơn với những người trong cuộc. Học sinh lứa 2001 và giáo viên sẽ gặp áp lực lớn để ôn tập sao cho phù hợp đề thi.

Cần sự thay đổi

Để hạn chế những áp lực đối với học sinh, nhiều giáo viên đã kiến nghị Bộ cần có cải tiến một số việc như giảm độ khó, công bố đề minh họa sớm ngay từ đầu năm học. Từ trước đến nay, các kỳ thi quốc tế đều có cấu trúc rõ ràng, công khai và minh bạch. Còn kỳ thi ở nước ta lúc nào cũng học tất cả kiến thức, nếu không sẽ là "cắt xén chương trình".

“Nếu những nhược điểm trên không được khắc phục, năm học tới, thầy và trò lứa 2001 sẽ "bạc mặt" ngay từ đầu năm học, rồi cũng... chẳng để làm gì”, thầy giáo Trần Mạnh Tùng dự đoán.

Cùng với kiến nghị thay đổi về đề thi, nhiều giáo viên cũng cho rằng cần đổi mới mạnh mẽ cách dạy và học trong nhà trường. Theo đại diện Hệ thống Giáo dục Học mãi, với phương thức ra đề mới đã không “có cửa”, không chấp nhận cho những học sinh học thuộc lòng sách giáo khoa (SGK), giáo viên dạy y nguyên theo SGK.

Về đổi mới trong thi cử, giảng viên Đại học Bách khoa Đào Tuấn Đạt đề xuất nên để các trường đại học hay các tổ chức nhà nước và tư nhân thành lập trung tâm khảo thí độc lập. Học sinh thi lấy chứng chỉ quốc gia theo môn học. Bài thi tiệm cận dần các bài thi chuẩn hóa của những nền giáo dục tiên tiến. Tiến tới công nhận có tính quốc tế chứng chỉ quốc gia. Học sinh có chứng chỉ quốc gia môn học nào thì được miễn thi hết môn của kỳ thi do các địa phương tổ chức. Khuyến khích học sinh học vượt để lấy chứng chỉ quốc gia sớm. Căn cứ chứng chỉ quốc gia theo môn học và những tiêu chí khác để xét tuyển là do các trường đại học quyết định.

Còn GS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng việc thi THPT còn một số điểm chưa hợp lý. Tại sao phải tổ chức một kỳ thi áp lực và nặng nề như hiện nay, đặc biệt là công tác chuẩn bị sao cho coi thi nghiêm túc, cho thí sinh không sử dụng tài liệu.

Theo GS Dong, với thời buổi công nghệ hiện đại, chúng ta nên ra đề theo hướng thực tiễn, cho phép học sinh được sử dụng tài liệu để làm bài. Việc cấm sử dụng tài liệu như vậy khiến cho kỳ thi cũng chỉ là dùng trí nhớ. Trong khi nhà trường đang khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập, phòng học thông minh, máy tính, Internet... nhưng đến lúc đi thi lại cấm?

Ngoài ra, đề thi được đánh giá là đang chuyển dần sang xu hướng học để hiểu. Học sinh không chỉ học hoàn toàn trong SGK, mà còn cần có kiến thức xã hội, không chỉ học thuộc lòng mà phải học để hiểu vấn đề, không học dàn trải mà nên tập trung vào các từ khóa. Từ đề thi, giáo viên cũng cần thay đổi cách dạy, không chỉ tập trung kiến thức sách giáo khoa mà cần liên hệ, mở rộng kiến thức xã hội và thực tế, không chỉ trang bị kiến thức mà còn phải rèn luyện cho học sinh những kỹ năng cần thiết, thậm chí là những mẹo để ghi nhớ kiến thức tốt hơn và dành tỉ trọng cao hơn cho rèn luyện bài tập.

Bộ GD&ĐT:

Tiếp tục thực hiện kỳ thi THPT quốc gia là phù hợp

Ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ GD&ĐT cho biết: “Chúng ta đang thực hiện Nghị quyết 29 của BCH Trung ương Đảng về đổi mới toàn diện và căn bản giáo dục và đào tạo, trong các giải pháp trọng tâm được đưa ra thì giải pháp thứ 4 có nêu: “Đổi mới hình thức thi và xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng theo hướng tổ chức kỳ thi ngày càng gọn nhẹ, giảm áp lực, giảm tốn kém nhưng vẫn có kết quả tin cậy để làm căn cứ xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp”.

Từ cơ sở đó, Chính Phủ ra Nghị quyết 44, trong đó có nêu đổi mới hình thức thi và xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng theo hướng tổ chức một kì thi chung lấy kết quả để làm căn cứ xét tuyển. Trên cơ sở đó, chúng ta đã tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia. Từ năm 2015 đến nay, Bộ GDĐT phối hợp cùng các đơn vị, địa phương đã rất nỗ lực cố gắng, mỗi năm đổi mới một chút theo hướng hoàn thiện”, ông Trinh nói.

Bên cạnh đó, điều 32 của Luật Giáo dục và Điều 34 Luật Giáo dục đại học cũng quy định phù hợp với các hình thức thi THPT đang triển khai. Tại thời điểm này, Bộ GDĐT đang vận hành theo Nghị quyết của Trung ương Đảng, Chính phủ, khuôn khổ của 2 Luật Giáo dục và Giáo dục Đại học.

Theo vị lãnh đạo này, Kỳ thi THPT quốc gia đã tổ chức được 4 năm và Trung ương đang thực hiện chỉ đạo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 29. Trong đó, sẽ có sơ kết cụ thể về đổi mới Kỳ thi THPT quốc gia. Sau khi có sơ kết, tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 29 và ban hành chương trình sách giáo khoa mới sẽ có đủ căn cứ về lí luận và thực tiễn thì sẽ tiếp tục có những phương án phù hợp.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Tranh luận trái chiều giữ hay bỏ kỳ thi THPT quốc gia

HUYÊN NGUYỄN - PHAN ANH - ĐẶNG ĐẠT |

Bên cạnh việc ghi nhận, đánh giá cao những nỗ lực, điểm sáng trong Kỳ thi THPT quốc gia 2018, một số chuyên gia giáo dục cho rằng cần thêm những bước cải tiến để kỳ thi nhẹ nhàng, không tạo áp lực cho thí sinh, phụ huynh hay cần bỏ 1 trong 2 mục đích của kỳ thi 2 trong 1 này.

Nên cho phép học sinh sử dụng tài liệu khi làm bài thi THPT Quốc gia?

NHÓM PV |

“Tại sao phải huy động hàng chục nghìn công an, giáo viên, thanh tra chỉ để kiểm soát học sinh làm bài trung thực, không mang điện thoại, máy tính vào phòng thi như soát kẻ gian... Thời buổi công nghệ hiện đại, chúng ta nên ra đề theo hướng thực tiễn, cho phép học sinh được sử dụng tài liệu để làm bài”, GS Phạm Tất Dong nói về Kỳ thi THPT quốc gia 2018.

Nhà thơ Nguyễn Duy đưa "đáp án" về bài thơ "Đánh thức tiềm lực" trong đề thi Ngữ văn

Khánh Linh |

Ngay sau khi hơn 900.000 thí sinh trên cả nước hoàn thành môn thi Ngữ văn kì thi THPT Quốc gia, PV báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với nhà thơ Nguyễn Duy – tác giả bài thơ “Đánh thức tiềm lực” xuất hiện trong đề thi Ngữ Văn.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Tranh luận trái chiều giữ hay bỏ kỳ thi THPT quốc gia

HUYÊN NGUYỄN - PHAN ANH - ĐẶNG ĐẠT |

Bên cạnh việc ghi nhận, đánh giá cao những nỗ lực, điểm sáng trong Kỳ thi THPT quốc gia 2018, một số chuyên gia giáo dục cho rằng cần thêm những bước cải tiến để kỳ thi nhẹ nhàng, không tạo áp lực cho thí sinh, phụ huynh hay cần bỏ 1 trong 2 mục đích của kỳ thi 2 trong 1 này.

Nên cho phép học sinh sử dụng tài liệu khi làm bài thi THPT Quốc gia?

NHÓM PV |

“Tại sao phải huy động hàng chục nghìn công an, giáo viên, thanh tra chỉ để kiểm soát học sinh làm bài trung thực, không mang điện thoại, máy tính vào phòng thi như soát kẻ gian... Thời buổi công nghệ hiện đại, chúng ta nên ra đề theo hướng thực tiễn, cho phép học sinh được sử dụng tài liệu để làm bài”, GS Phạm Tất Dong nói về Kỳ thi THPT quốc gia 2018.

Nhà thơ Nguyễn Duy đưa "đáp án" về bài thơ "Đánh thức tiềm lực" trong đề thi Ngữ văn

Khánh Linh |

Ngay sau khi hơn 900.000 thí sinh trên cả nước hoàn thành môn thi Ngữ văn kì thi THPT Quốc gia, PV báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với nhà thơ Nguyễn Duy – tác giả bài thơ “Đánh thức tiềm lực” xuất hiện trong đề thi Ngữ Văn.