Trần Công Chiến: Thủ lĩnh của Mộc Châu Milk

PV |

Vượt qua những ngày đầu gian khó, bằng những nỗ lực của mình, Trần Công Chiến trở thành thuyền trưởng của con tàu Mộc Châu milk vượt qua rất nhiều sóng gió, lột xác, vươn mình xác định là một trong những thương hiệu sữa được ưa chuộng nhất hiện nay.

*Mạnh dạn “vượt rào” khoán hộ để thành công

Khoảng thời gian cuối những năm 80 của thế kỷ trước, cũng như những doanh nghiệp gắn “mác” quốc doanh khác, Nông trường quốc doanh Mộc Châu 1 lâm vào tình trạng rất bi đát, sản xuất đình trệ, đời sống cán bộ công nhân viên đầy rẫy khó khăn.

Trước tình cảnh hoặc là phải đổi mới, lãnh đạo công ty đã có một quyết định rất táo bạo: Từ chăn nuôi tập trung sang khoán hộ nuôi bò. Năm 1989 Cty đã chuyển chăn nuôi bò sữa từ nuôi tập trung ở trại sang khoán cho hộ, lúc đầu thí điểm cho 17 chủ hộ chăn nuôi bò sữa, sau đó nhân rộng dần.

Ban lãnh đạo không ngờ quyết định có phần “vượt rào” ấy lại mang đến thành quả bất ngờ. Từ chỗ “cha chung không ai khóc”, những vạt cỏ nông trường được tửng hộ dân nâng niu, những con bò được coi như thành viên trong gia đình.

Thành công là của cả tập thể nhưng ai cũng khẳng định, đằng sau những đột phá quyết liệt ấy chính là ông Trần Công Chiến với vai trò là nhạc trưởng của chương trình này.

Với cái tâm của thuyền trưởng Trần Công Chiến, 17 hộ gia đình ban đầu, đàn bò Mộc Châu sinh sôi, nảy nở. Ngày nay, số lượng hộ tham gia nuôi bò lên tới gần 600 hộ và tổng đàn bò đã đạt hơn 23.000 con bò.

*Doanh nghiệp đầu tiên “mua bảo hiểm cho bò”

Chuyển mô hình quốc doanh sang khoán hộ gia đình không phải là quyết định đột phá duy nhất của ông Chiến. Có người nói rằng nếu không phải là ông Chiến “bò” thì sẽ khó có ai đủ gan, đủ yêu bò và người chăn bò để có thể đưa ra một chuyện “chưa ai làm”: Xây dựng chương trình bảo hiểm cho bò.

“Tôi đưa ra ý tưởng này khi chứng kiến một hộ nuôi bò bị chết tới 5 con. Hộ nông dân đó đã không biết phải xoay xở ra sao để có thể gây dựng lại đàn bò của mình”.

Năm 2004, nhờ tầm nhìn mang tính chiến lược của Giám đốc công ty sữa Mộc Châu Trần Công Chiến, công ty trở thành doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam thành lập quỹ bảo hiểm giá sữa và bò nuôi.

Theo quy định, chủ đàn bò đóng 600 nghìn đồng tiền bảo hiểm cho mỗi con bò, nếu bò không may bị chết sẽ được bồi thường 12 triệu đồng. Bò bị ngã phải thải loại được đền bù 10 triệu đồng, đủ để mua một con bê con thay thế. Tương tự, chính sách bảo hiểm giá sữa với một phần vốn đối ứng của công ty và người dân đóng góp 50 đồng/kg, nếu sữa giảm giá sẽ được trợ giá 60% số tiền…

Không ít người ví von mô hình của ông Chiến là “cây gậy thần” của người nông dân. Đến nay, 100% các hộ nuôi bò đều tham gia bảo hiểm. Theo các chuyên gia, điều khác biệt về mô hình bảo hiểm ở Mộc Châu là do nông dân đóng góp và tự quản lý, nên rất rõ ràng, minh bạch, tạo lòng tin rất tốt với người chăn nuôi.

Hiện tổng quỹ bảo hiểm bò sữa và giá sữa đã hơn 20 tỉ đồng. Trong lúc vốn này nhàn rỗi, nguồn này cho công ty vay sản xuất và trả lãi suất mức bằng với ngân hàng. Ông Chiến kỳ vọng, tới đây sẽ tăng quỹ bảo hiểm nhiều hơn, giúp bà con nông dân vững tin hơn.

*“Tại sao chúng ta không có một hành động tri ân đàn bò?”

Câu hỏi đó bật ra khi ông Trần Công Chiến đi nhiều nơi, thăm những trang trại bò của người dân Nhật Bản, Úc ông thấy họ chăm chút, thương yêu con bò như những thành viên trong gia đình.

“Tôi đi nhiều nước trên thế giới, thấy họ tự hào về nghề nuôi bò sữa lắm. Có người đem dụng cụ ra giới thiệu bốn đời nhà tôi chung thủy với nghề chăn bò vắt sữa. Bây giờ, ở cao nguyên Mộc Châu, có người nuôi hơn 100 con bò sữa, trị giá dăm bảy tỉ đồng tiền bò. Chưa kể mỗi tháng mấy trăm triệu tiền sữa vắt được từ đàn bò đó. Thế tại sao chúng ta không có một hành động tri ân đàn bò?”.

Ông Chiến cũng cho biết, thực ra mục đích sâu hơn của cuộc thi này tạo động lực thúc đẩy các hộ chăn nuôi áp dụng các phương pháp cải tiến, công nghệ chăn nuôi hiện đại theo tiêu chuẩn Châu Âu và Châu Mỹ tạo ra dòng bò hạt nhân cao sản”.

Quy trình để biến các cô bò tiềm năng trở thành hoa hậu bò sữa Mộc Châu cũng không hề đơn giản. Có người thậm chí đã phải tính toán thời điểm phối giống sao cho bò vừa đẻ được khoảng 1 tháng là đến thời điểm thi hoa hậu. Bởi đó là lúc mà bò cho sản lượng sữa cao nhất và dễ đạt giải nhất. Mặc dù mất rất nhiều công sức nhưng với nông dân ở đây chăm bò thực ra không cực nhọc mà lại là niềm vui.

Việc người nông dân thông thuộc với từng con vật nuôi và cảm thấy tự hào với nông sản do mình làm ra chính là một chỉ dấu rõ nhất cho sự bền vững của nghề nuôi bò sữa ở Mộc Châu.

14 năm cuộc thi hoa hậu bò sữa Mộc Châu đã giúp những người nuôi bò ở đây cảm thấy tự hào hơn với nghề nghiệp của mình. Cuộc thi Hoa hậu bò ở Mộc Châu trở thành một ngày hội của cả vùng Tây Bắc, khiến rất nhiều du khách trong nước và quốc tế thích thú, tò mò. “Cha đẻ” của hội thi độc đáo, một thứ đặc sản trên nông trường bò sữa Tây Bắc nổi tiếng khắp cả nước gần 15 năm qua, không ai khác chính là ông Chiến.

*Phải để người lao động thấy được quyền lợi

“Người nông dân cần phải nhìn thấy những quyền lợi sát sườn với họ, lúc đó họ mới thực sự làm việc hết mình” - ông Chiến tâm sự.

Cái gọi là quyền lợi sát sườn, nói một cách “nông dân” như ông Trần Công Chiến nhận định là “người lao động phải có thu nhập cao, thật cao”.

“Người nông dân nuôi bò sữa ăn ngủ cả ở bên chuồng bò, chăm chút con bò sữa, chiều chuộng nó, bởi đó là cơ nghiệp của họ. Sự cần mẫn hiếm có của người nông dân đang là tài sản của công ty. Họ làm giàu cho chính họ và mang lại lợi nhuận chung với sản phẩm tốt nhất làm ra hàng ngày.” Ông Chiến phân tích.

Hiện nay, 100% số trang trại hộ gia đình ở Mộc Châu Milk đều được cơ giới hóa các phương tiện sản xuất. Họ có máy vắt sữa, máy băm cỏ tươi, máy gặt cỏ, xe chở sữa tới trạm thu mua... Điều quan trọng là trang trại của họ được giữ sạch, bò khỏe mạnh cho năng suất sữa tốt nhất. Một trong số những công nghệ vượt trội mà Mộc Châu Milk nắm giữ là sử dụng tinh phân định giới tính ngoại nhập có hiệu quả cao nhất. Những con bò khỏe mạnh, chất lượng sữa ổn định, hàm lượng dinh dưỡng cao sinh ra từ tinh phân định giới tính là một niềm tự hào của Mộc Châu Milk khiến họ nằm trong tốp đầu những doanh nghiệp sữa Việt Nam.

Với nhiều chính sách hỗ trợ từ công ty, đến nay, nhiều hộ chăn nuôi ở thị trấn Nông trường đã tích cực mở rộng quy mô đàn, cho thu nhập 50-80 triệu đồng/tháng, thậm chí nhiều hộ trên 100 triệu đồng/tháng. Số lượng tỉ phú chăn bò ngày càng nhiều trên nông trường.

*Trần Công Chiến người truyền cảm hứng

Đánh giá về ảnh hưởng của Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty giống bò sữa Mộc Châu Trần Công Chiến, tập thể Công ty đồng thuận đánh giá:

“Trong thành tích chung của công ty, có sự đóng góp lớn của đồng chí Trần Công Chiến - Bí thư đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc Công ty. Với cương vị lãnh đạo cao nhất, luôn là người quyết đoán, sáng suốt lãnh đạo công ty đi từ thành công này đến thắng lợi khác trong suốt quá trình phát triển và trưởng thành của công ty trong thời gian qua”

Những đổi thay mang tính chiến lược để tạo nên thành công của công ty ngày hôm nay đều là mang dấu ấn của cá nhân đồng chí, với niềm tin lớn lao vào sự phát triển bò sữa Mộc Châu, với khát khao mang lại nhiều công ăn việc làm và nâng cao đời sống cho người chăn nuôi bò sữa; với sự nhạy bén, quyết đoán trong quản lý điều hành, đồng chí luôn có những quyết định đúng đắn và kịp thời trong quá trình phát triển của công ty.

Cho đến bây giờ, ông Chiến “bò” vẫn hàng ngày sát cánh cùng người lao động để mang lại thị trường những sản phẩm mới: Những dòng sữa thơm ngon, bổ dưỡng, sạch sẽ và an toàn.

Và chính những quyết tâm, hoài bão của ông Chiến trong gần 40 năm thay đổi cao nguyên Mộc Châu đã tạo ra nguồn cảm hứng bất tận đối với người lao động để cải tạo và làm giàu chính đáng trên mảnh đất này.

PV
TIN LIÊN QUAN

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.