Trăm năm tính cuộc vuông tròn: Tiền vào tay vợ...

YÊN PHONG (Hà Nội) |

Mấy năm đầu mới lấy nhau, vợ chồng tôi đều chẳng có tài sản gì ngoài khoản lương tháng, vì thế cũng chẳng đặt ra vấn đề ai quản lý tiền nong trong gia đình. Từ khi tôi bỏ việc nhà nước ra ngoài mở doanh nghiệp riêng thì mới bắt đầu có chút của ăn của để.
Lúc này vợ tôi đã bước qua tuổi 30, lứa tuổi người phụ nữ đẹp mặn mà nhất, cô ấy hiểu điều đó nên rất có ý thức chăm chút bản thân. Chả mấy chốc vợ đã trở thành một quý bà sành điệu, biết hưởng thụ cuộc sống và luôn tự hào có chồng thành đạt, gia đình hạnh phúc. Cô ấy mở Facebook tham gia các diễn đàn này nọ, nhưng chủ yếu để post ảnh khoe cuộc sống "đẳng cấp" của mình. Tôi thì vất vả lam lũ để kiếm tiền, vậy mà vợ cũng bắt tạo dáng chụp hình đưa lên phây để... khoe. Cô ấy không bao giờ bỏ lỡ cơ hội cho cả thế giới biết chồng mình vừa là đại gia vừa là "trai đẹp". Phụ nữ buồn cười thế đấy, ngày nào họ không khoe là không chịu được, hết khoe chồng khoe con lại khoe đến váy áo, giày dép, túi xách, iPhone, iPad...
Ảnh minh họa.  

Ban đầu, chỉ cần hàng tháng tôi cứ nộp đủ 30 - 40 triệu đồng là ổn thỏa. Chừng ấy vợ tôi có thể chi tiêu thoải mái, kể cả thuê người giúp việc, thuê người đưa con đi học... Nhưng rồi một ngày cô ấy phát hiện ra tôi vừa mua cho cô em gái ở quê cái xe máy, giúp cậu em trai sửa lại nhà (bố mẹ tôi đang ở chung với chú ấy), rồi cho ông chú vay tiền mua cái xe bán tải để đi bán nông sản. Thế là vợ bắt đầu xót. Cô ấy than rằng, "Em thích cái túi có 8 triệu mà cắn răng không dám mua, trong khi đó anh lại ném tiền qua cửa sổ". Nhất là khi cô ấy tìm thấy trong túi tôi cái hóa đơn thanh toán nhà hàng và hóa đơn mua chiếc đồng hồ làm quà tặng đối tác thì cứ khăng khăng là tôi đem tiền đi nuôi bồ. Nhân cớ đó cô ấy đòi quản lý tài chính gia đình. Tôi thỏa thuận là lập một quỹ chung, còn ai cũng sẽ có phần riêng của mình. Nhưng cô ấy nhất định không chịu, bắt tôi phải nộp tất vì sợ tôi bao gái, sợ tôi đem về cho nhà nội... Đương nhiên tôi không thể chấp nhận, vì là chủ doanh nghiệp tôi không thể cứ ra ngoài là phải ngửa tay xin tiền vợ. Thế là chúng tôi cãi nhau. Cô ấy thách thức: "Nếu anh không tin tưởng tôi thì từ giờ hãy tự đi chợ nấu ăn và quản lý chi tiêu cho gia đình. Tôi chỉ chăm con và đi làm...". Tôi đành tặc lưỡi chịu thua.

Từ đó tất cả những khoản thu nhập chính tôi đều giao cho vợ giữ. Sau 2 năm tôi áng chừng đã đưa cho vợ khoảng 3 - 4 tỉ. Một hôm tôi cần tiền gấp để nhập một lô hàng, vay ngân hàng thì không kịp, tôi bảo vợ cho tôi mượn sổ tiết kiệm vài tuần rồi sẽ trả. Kết quả khiến tôi té ngửa, số dư trong tài khoản chỉ còn vỏn vẹn 300 triệu. Tôi nghiêm túc bảo vợ lấy giấy bút ra kê các khoản chi tiêu để tôi biết rõ tiền đã đi đâu. Cô ấy lu loa lên rằng, làm sao mà nhớ hết được, rằng cô ấy chi tiêu cho gia đình này chứ có mang về cho bố mẹ hay nuôi tình nhân đâu. Cô ấy mở tủ ra và tôi choáng người trước đống quần áo, giày dép, đồ dùng của 3 mẹ con cao chất ngất, toàn hàng hiệu đắt tiền, iPhone, iPad, laptop cũng toàn đồ xịn trị giá hàng trăm triệu (bản thân tôi cũng không dám dùng những loại đó). Xe máy thì trong vài năm cô ấy cũng thay mấy lần... Tuy nhiên, tôi cho rằng dù cô ấy có tiêu xài xa hoa, hoang phí như vậy cũng không thể hết 3 tỉ. Tôi phải dùng đến "nghiệp vụ" điều tra mới biết cô ấy đã cho em trai mình vay tiền nhiều lần, lên đến hàng tỉ đồng. Giận quá tôi mắng vài câu thì vợ khóc rấm rứt, "Chả lẽ em trai ruột thịt của mình làm ăn gặp khó khăn mà không giúp đỡ". Tôi càng điên ruột: "Làm ăn gì thằng ấy, suốt ngày rượu chè cờ bạc bê tha, cá độ bóng đá. Đưa tiền cho nó chỉ có mất chứ làm sao lấy lại được!". Tôi nói thêm: "Tất cả cũng vì cái tính sĩ diện, thích khoe khoang, thể hiện của cô đấy. Chắc em cô nó phỉnh cho vài câu "nhà chị giàu thế thiếu gì tiền" là vội đưa ngay cho nó phải không? Sao cô không nghĩ đó là tiền mồ hôi nước mắt của chồng cô?"...

Thôi, giờ có nói gì cũng bằng thừa. Tôi đã nhận được một bài học xương máu: Nếu không muốn khuynh gia bại sản thì đừng bao giờ giao "tay hòm chìa khóa" cho một người vợ hoang toàng, chỉ thích ăn ngon mặc đẹp.

YÊN PHONG (Hà Nội)
TIN LIÊN QUAN

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Vụ việc cháu bé rơi xuống hố bê tông: Đã rút được đoạn cọc đầu tiên

PHONG LINH |

Tỉnh Đồng Tháp thông tin đã rút được được đoạn cọc bê tông đầu tiên tại công trình cầu Rọc Sen, nơi cháu bé 10 tuổi bị rơi xuống trước đó.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.