Kỷ niệm 45 năm ngày Giải phóng Miền Nam - Thống nhất đất nước 30.4.1975 - 30.4.2020:

Trả lại nền móng cho di tích lịch sử Trại Davis Sài Gòn

Việt Dương |

Theo các điều khoản của Hiệp định Paris về "Chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam", 4 bên gồm Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa sẽ cử ngay đại diện để thành lập Ban Liên hợp Quân sự 4 bên.

Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ cử ngay đại diện để thành lập Ban Liên hợp Quân sự 2 bên. Ban Liên hợp Quân sự có nhiệm vụ bảo đảm sự phối hợp hành động của các bên nhằm thực hiện các điều khoản về quân sự mà hiệp định đã quy định. Phía Việt Nam Cộng hòa (VNCH) bố trí trụ sở Ban Liên hợp Quân sự tại Trại Davis - nguyên là một trại lính của quân đội Mỹ nằm gần sát phía Tây Nam sân bay Tân Sơn Nhất - để dễ bề khống chế hai phái đoàn cộng sản. Nơi đây là trụ sở của Ban Liên hợp Quân sự 4 bên Trung ương trong giai đoạn 60 ngày và sau đó là trụ sở Ban Liên hợp Quân sự 2 bên Trung ương, đồng thời là trụ sở, nơi đóng quân của hai phái đoàn quân sự ta từ ngày 28.1.1973 đến ngày 30.4.1975.

1. Suốt 823 ngày đêm giữa trung tâm đầu não của đối phương, các chiến sĩ trên mặt trận ngoại giao quân sự đã nêu tấm gương sáng về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, đấu tranh buộc đối phương phải nghiêm chỉnh thi hành hiệp định. Tại đây, đã diễn ra 125 cuộc họp cấp trưởng đoàn cả hai thời kỳ, hơn 500 cuộc họp cấp tiểu ban (Quân sự, Trao trả, Triển khai thủ tục, Thay thế vũ khí) và Tổ Liên hợp quân sự 4 bên. Tại đây cũng đã diễn ra hơn 100 cuộc họp báo vào sáng thứ Bảy hằng tuần, thu hút phóng viên của 77 hãng thông tấn, báo chí lớn trên thế giới dự đưa tin. Tại đây, phái đoàn ta đã gửi 924 bức công hàm, tố cáo 18.971 vụ đối phương vi phạm lệnh ngừng bắn và yêu cầu Ủy ban Quốc tế Kiểm soát và giám sát việc thi hành Hiệp định Paris (UBQT) điều tra. Trong 390 vụ điều tra được tiến hành, UBQT đã kết luận rõ 5 vụ phía Việt Nam Cộng hòa vi phạm mà không đưa ra bất cứ kết luận nào về việc ta vi phạm. Tại đây đã hình thành một trung tâm thông tin quân sự, góp phần vào công tác chỉ huy, chỉ đạo của Bộ Chỉ huy. Đã có 9 liệt sĩ, 25 thương binh trong chiến đấu là quân của Trại Davis. Tại đây, lá cờ Giải phóng đầu tiên đã được hai chiến sĩ Phạm Văn Lãi và Nguyễn Văn Cẩn kéo lên, tung bay trên bầu trời Sài Gòn lúc 9h30 ngày 30.4.1975, làm chuẩn cho pháo binh ta nã đạn xuống đầu thù, thúc đẩy sự tan rã của quân đội và chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Hai phái đoàn đại biểu quân sự của ta tại Trại Davis đã được ví như "cánh quân thứ sáu" trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Do những thành tích đặc biệt xuất sắc, đóng góp to lớn vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ngày 12.9.2011, hai đoàn đại biểu quân sự của ta trong Ban Liên hợp Quân sự 4 bên và 2 bên đã được Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang ký Quyết định số 1553/QQD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân. Bộ Ngoại giao cũng đã tặng gần 800 Kỷ niệm chương "Thi hành Hiệp định Paris" cho cựu thành viên hai đoàn đại biểu quân sự.

Trại Davis là chứng cứ lịch sử, ở đó đã chứng kiến quá trình đấu tranh kiên cường của cán bộ, chiến sĩ ta, thể hiện ý chí Việt Nam, tính độc đáo về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của Đảng và hoạt động ngoại giao quân sự của ta trong quá trình đấu tranh buộc địch thi hành Hiệp định Paris. Đây là vùng đất giải phóng đầu tiên được chính thức và công khai đặt dưới quyền kiểm soát của cách mạng, là vùng lãnh thổ bất khả xâm phạm của cách mạng giữa trung tâm đầu não của đối phương cho đến ngày toàn thắng. Đây là trung tâm đấu tranh chính trị - ngoại giao - quân sự - dư luận, là tổng hành dinh của hai đoàn đại biểu quân sự ta, nơi trực tiếp chỉ đạo và điều hành các hoạt động liên hợp quân sự trên toàn lãnh thổ miền Nam Việt Nam, buộc địch thi hành các điều khoản về quân sự của Hiệp định Paris. Đây là nơi hai đoàn đại biểu quân sự ta giương cao ngọn cờ chiến thắng của cách mạng, ngọn cờ chính nghĩa của dân tộc, đề cao thiện chí hòa bình thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Paris của ta, trở thành trung tâm thu hút sự quan tâm của dư luận trong nước và thế giới về tình hình miền Nam Việt Nam từ sau khi Hiệp định Paris được ký kết. Đây là nơi diễn ra cuộc đấu tranh thật sự căng thẳng và quyết liệt trên bàn hội nghị liên hợp quân sự 4 bên và 2 bên cùng những hoạt động liên hợp quân sự, gắn kết rất chặt chẽ với cuộc đấu tranh cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta để thực hiện Hiệp định Paris, phối hợp và hỗ trợ có hiệu quả cuộc chiến đấu của quân ta trên chiến trường. Đây là nơi hai đoàn đại biểu quân sự ta đã đứng vững trên vị trí chiến đấu, thể hiện bản lĩnh, ý chí và trí tuệ Việt Nam; nắm vững tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh “dĩ bất biến ứng vạn biến”, nắm vững tư tưởng chiến lược tiến công, phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong đấu tranh ngoại giao quân sự.

Dãy nhà trong trại Davis. Ảnh tư liệu, nguồn: BLL CCB Trại Davis.
Dãy nhà trong trại Davis. Ảnh tư liệu, nguồn: BLL CCB Trại Davis.

2. Sau ngày Sài Gòn giải phóng, Trại Davis được giao cho Ủy ban Quân quản thành phố quản lý, sau đó thuộc quyền quản lý của quân đội. Thế nhưng, chỉ sau một thời gian, di tích này đã bị san phẳng làm sân bóng đá, sân tennis, chỉ còn lại "chứng tích" trớ trêu là cái miếu thờ hạ sĩ Davis.

Đầu những năm 1990, Ban Liên lạc Cựu chiến binh được thành lập, hội viên ở cả hai miền. Một trong những nhiệm vụ quan trọng mà những người cựu chiến binh (CCB) Trại Davis đặt ra là đề nghị công nhận Trại Davis là một di tích lịch sử - cách mạng. Họ đã kiên trì gửi thư đi nhiều nơi, bày tỏ sự cần thiết và cũng là nguyện vọng không chỉ của những người CCB Trại Davis mà còn của giới nghiên cứu lịch sử trong và ngoài nước cũng như thế hệ mai sau.

Sau một thời gian dài bền bỉ kiên trì đề nghị, với những hoạt động của các ngành liên quan, Trại Davis đã được khẳng định là di tích lịch sử - cách mạng mang giá trị độc đáo có một không hai trong lịch sử chiến tranh cách mạng ở nước ta và trên thế giới.

42 năm sau ngày chiến thắng, ngày 9.3.2017, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch  (VHTTDL) mới ra Quyết định số 827/QĐ - BVHTTDL, xếp hạng Di tích Quốc gia Di tích Lịch sử Trại Davis. Đáng tiếc là quyết định đã không nhắc đến vai trò, trách nhiệm của Bộ Quốc phòng. Và rồi, sau quyết định ấy, lễ đón nhận Bằng di tích cũng không được tổ chức, bởi tổ chức ở đâu, giao cho ai một khi "phần hồn" đã được thừa nhận nhưng "phần xác" của di tích đã không còn? Sau đó, đã có nhiều hoạt động của ngành Văn hóa TP.Hồ Chí Minh, của Trung tâm Bảo tồn di tích, của Quân khu 7 bàn thảo việc thực hiện Quyết định 827 và việc phục dựng di tích, nhưng mọi việc vẫn dậm chân tại chỗ. Thậm chí, đã có kế hoạch lập đề cương dự án phục hồi di tích quan trọng này, dự kiến hoàn thành vào tháng 3.2018, nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện.

Bức xúc, xót xa trước sự trì trệ trong việc thực hiện Quyết định 827, năm 2019, Ban Liên lạc CCB Trại Davis đã 3 lần gửi thư đến Bộ trưởng Bộ VHTTDL, nhưng đều không có hồi âm. Tháng 3.2020, vị đại tá 92 tuổi Nguyễn Văn Khả - Trưởng Ban Liên lạc CCB Trại Davis  - đã ký văn bản gửi Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, đề nghị khắc phục tình trạng chậm trễ, thúc đẩy việc thực hiện Quyết định 827/QĐ-BVHTTDL. Ngày 20.3.2020, Bộ VHTTDL có Công văn số 1172/BVHTTDL-DSVH về việc phục hồi Di tích lịch sử quốc gia Trại Davis do Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy ký, gửi Ban Liên lạc CCB Trại Davis. Công văn cho hay, ngày 24.2.2020, Thứ trưởng Bộ VHTTDL đã có buổi làm việc với thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa - Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị và Bộ Tư lệnh Quân khu 7 về việc phục hồi Di tích Trại Davis. Bộ thống nhất với đề nghị của Bộ Quốc phòng về sự cần thiết thành lập, đầu tư xây dựng Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh và phục hồi Di tích quốc gia Trại Davis, đề nghị Bộ Quốc phòng thống nhất với UBND TP.Hồ Chí Minh trong việc phối hợp triển khai. Bộ sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với Bộ Quốc phòng trong việc hướng dẫn quy trình, thủ tục, các bước thực hiện dự án và thẩm định hồ sơ dự án, thiết kế, làm cơ sở phê duyệt theo quy định của pháp luật. Như vậy là sau tròn 45 năm, mặc dù đã có quyết định công nhận di tích tròn 3 năm, việc phục dựng di tích lại được đem ra bàn thảo từ những bước đầu tiên. Liệu công trình phục dựng có sớm hoàn thành, để di tích phát huy được không chỉ giá trị lịch sử vô cùng độc đáo mà cả tiềm năng du lịch to lớn?

Với những người CCB Trại Davis, sự vào cuộc của Bộ Quốc phòng là tín hiệu khiến họ tràn đầy hy vọng. Hy vọng những nút thắt sẽ được giải tỏa.

Việt Dương
TIN LIÊN QUAN

Ngày 30.4.1975 ở Trại Davis

Kỳ Quan |

Những ngày cuối tháng 4.1975, do nhiệm vụ đặc biệt mà ông - một sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam - có mặt ngay tại sào huyệt của đối phương, Trại Davis trong khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, Sài Gòn. Ông và các đồng đội đã chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu và có thể hy sinh. Cũng chính các ông đã vinh dự treo lá cờ Tổ quốc đầu tiên ở nội ô Sài Gòn sáng 30.4.1975.

NSND Trà Giang: Không thể diễn tả được cảm xúc khi nhớ về ngày 30.4.1975

Hương Mai |

45 năm qua đi kể từ ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nghệ sĩ Nhân dân Trà Giang vẫn không khỏi bồi hồi xúc động trong những ngày 30.4 hàng năm.

Xúc động ngắm nhìn cờ Tổ quốc tung bay trên Quảng trường Ba Đình sáng 30.4

Sơn Tùng |

Buổi lễ thượng cờ thiêng liêng tại Quảng trường Ba Đình đúng vào ngày kỷ niệm 45 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước càng khiến những người chứng kiến cảm thấy xúc động, tự hào.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Ngày 30.4.1975 ở Trại Davis

Kỳ Quan |

Những ngày cuối tháng 4.1975, do nhiệm vụ đặc biệt mà ông - một sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam - có mặt ngay tại sào huyệt của đối phương, Trại Davis trong khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, Sài Gòn. Ông và các đồng đội đã chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu và có thể hy sinh. Cũng chính các ông đã vinh dự treo lá cờ Tổ quốc đầu tiên ở nội ô Sài Gòn sáng 30.4.1975.

NSND Trà Giang: Không thể diễn tả được cảm xúc khi nhớ về ngày 30.4.1975

Hương Mai |

45 năm qua đi kể từ ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nghệ sĩ Nhân dân Trà Giang vẫn không khỏi bồi hồi xúc động trong những ngày 30.4 hàng năm.

Xúc động ngắm nhìn cờ Tổ quốc tung bay trên Quảng trường Ba Đình sáng 30.4

Sơn Tùng |

Buổi lễ thượng cờ thiêng liêng tại Quảng trường Ba Đình đúng vào ngày kỷ niệm 45 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước càng khiến những người chứng kiến cảm thấy xúc động, tự hào.