Tìm người ở bản “trên mây”

Bài và ảnh VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Gọi là bản “trên mây”nhưng Cha Cuông không ở lưng chừng núi. Đó là một bản cách thị trấn Mường Ảng chưa đầy 4km thuộc xã Ẳng Tở, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên. Cơm có thể đói, nước có thể khát nhưng rượu thì không thể thiếu đối với hầu hết gia đình. Cuộc sống của họ luôn bồng bềnh cùng men rượu. Trong tiếng nhạc xập xình loạn nhịp, tôi cùng anh bạn đến Cha Cuông để tìm người...

Mây mù trên “bản làm thuê”

Vốn là một người “làm ăn”, cách đây mấy năm bạn tôi mua được mấy hécta đất nương của người dân để trồng cà phê và cây ăn quả. Vì thế mỗi khi đến mùa vụ hoặc có việc cần anh lại đến Cha Cuông để tìm người “làm giúp”. Anh bảo, lao động ở đây rất sẵn nhưng muốn thuê được người thì phải nhớ một “nguyên tắc bất di bất dịch” là “nhờ làm giúp”, không được nói là “làm thuê”. Bà con sẽ nhất định không đi với lý do: “Tôi là người, anh cũng là người sao tôi lại phải đi làm thuê cho anh”! Thế nhưng khi đã hiểu đồng bào ở đây thì chỉ cần nói là: Hôm nay nhà tôi có việc muốn nhờ khoảng chục người đi “làm giúp”, thì ngay lập tức có cả chục người đi ngay...

Bên hiên một ngôi nhà mới xây còn dang dở, hai người đàn ông ngồi hút điếu cày nhìn chúng tôi với con mắt dò xét, bên cạnh là một thiếu phụ bế đứa con nhỏ, đôi mắt nhìn xa xăm. Trong gian nhà cấp 4 còn vương mùi vôi vữa, một mâm rượu với bát đũa ngổn ngang. Lúc này mới là 9h sáng, chúng tôi đang vô cùng ngạc nhiên thì một trong hai người đàn ông cất giọng mời chúng tôi: “Vào làm chén”. Tôi mạnh dạn bước lên bậc thềm quan sát bên trong ngôi nhà trống trải không có bất cứ một tài sản nào có giá trị, tôi hỏi: Sao hôm nay ăn cơm sớm thế? Người phụ nữ bế đứa con đứng dậy bỏ đi và buông một câu: Ăn sáng đấy, có phải ăn trưa đâu mà sớm! Tiếng điếu cày của người đàn ông lại vang lên, chúng tôi cũng xin phép để tiếp tục đi vào bản...

Ngoài một vài gia đình mới chuyển về đây làm ăn, sinh sống thì còn lại người dân ở Cha Cuông đều là dân tộc Khơ Mú. Cả bản có 88 hộ thì đến 74 hộ thuộc diện nghèo, 3 hộ cận nghèo và một số hộ buộc phải thoát nghèo (cán bộ thì phải tiên phong thoát nghèo)... Theo lời ông Lường Văn Thoạn, Chủ tịch UBND xã Ẳng Tở thì mọi chương trình, dự án xóa đói, giảm nghèo của Chính phủ triển khai ở đây từ trước đến nay rất khó đem lại hiệu quả! Vấn đề quan trọng nhất là hầu hết người dân không có tư duy làm kinh tế và không có ý chí để vươn lên.

Chúng tôi tìm đến nhà trưởng bản Lò Văn Thắng để hỏi về một số nội dung liên quan đến vấn đề trả tiền vay vốn thuộc Chương trình 167 (chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở của Chính phủ nhằm hỗ trợ các hộ nghèo để có nhà ở ổn định, an toàn, từng bước nâng cao mức sống, góp phần xoá đói, giảm nghèo bền vững). Theo lời của trưởng bản thì hầu như các gia đình thuộc diện này đều không chịu trả tiền khi đến hạn. Đa phần là không có tiền nhưng cũng có trường hợp không chịu trả cho dù nhà thì họ đã ở bao năm nay đến lúc đã xuống cấp, thậm chí đã phải dỡ đi làm lại.

Một góc bản Cha Cuông năm 2018
Một góc bản Cha Cuông năm 2018

Theo chỉ dẫn của ông Thắng, chúng tôi tìm đến một vài gia đình để tìm hiểu thì hầu như đều trong tình trạng đang uống rượu hoặc đã lâng lâng hơi men... Ở một trong những gia đình như vậy, người phụ nữ tuổi ngoài 40 trên tay bế một đứa trẻ rụt rè cho biết: Sở dĩ chị chủ nhà kia có nhiều vết thâm tím trên mặt là do cách đây mấy hôm chồng đưa tiền cho đi mua rượu và chị ấy mua rồi uống luôn, uống cho say mới về! Và thế là cơn thèm rượu của chồng đã trút hết lên mặt vợ!

Chúng tôi trở về nhà trưởng bản lúc đã là 10 giờ trưa. Hàng chục người cầm chai nhựa đến mua rượu, loại chai được đem theo chủ yếu là chai coca cola loại 135ml. Chẳng là phụ cấp của cái chức trưởng bản này cũng chẳng được bao nhiêu nên anh Thắng còn nấu thêm rượu để phục vụ người dân trong bản. Trong số hàng chục người đi mua rượu ấy thì có nhiều người đã ở trong trạng thái lâng lâng, chân đi không vững! Người đi mua rượu đông đến nỗi có lúc phải xếp hàng chờ đến lượt. Cũng theo lời của anh bạn đi cùng thì chỉ cách đây mấy tháng, có một thanh niên ở bản này đang đi “làm giúp” cho gia đình anh phải mượn tiền về ngay trong đêm để lo đám tang cho người bố bị bệnh và chết do uống nhiều rượu.

Một làn gió mới

Theo ông Lường Văn Thoạn, xã Ẳng Tở có 3 bản người Khơ Mú sinh sống tập trung là Cha Cuông, Tọ Cuông và Huổi Hỏm. Trong đó bản Cha Cuông vốn có nhiều đất rừng và ruộng nước nhưng những năm qua vẫn nghèo đói triền miên. Lý do nghèo đói được ông chủ tịch giải thích là có bao nhiêu đất rừng thì mấy năm trước hầu như người dân ở đây đã chuyển nhượng hết cho người nơi khác đến làm trang trại, đất ruộng cũng không giữ lại nhiều mà chủ yếu họ chỉ thích đi “làm giúp”, “làm hộ” để được cảm ơn bằng nông sản... Mặt khác, mỗi khi trong bản có đám tang, đám cưới thì cả bản lại uống rượu triền miên mấy ngày liền, sau đó thì dư âm còn kéo dài thêm vài ngày nữa...

Đó là câu chuyện của gần 2 năm trước, lần này chúng tôi trở lại Cha Cuông cùng ông Chủ tịch xã Lường Văn Thoạn thì đã được chứng kiến sự đổi thay đang xuất hiện. Dọc con đường vào bản đã lác đác mọc lên những ngôi nhà mới, ông Thoạn bảo: Đó là nhà của những người đi ra ngoài làm thuê, tích góp được tiền mang về làm nhà, họ cứ làm từng ít một rồi cuối cùng cũng có ngôi nhà kiên cố. Cả bản hiện nay có 85 hộ thì chỉ còn 58 hộ nghèo, 13 hộ cận nghèo và 14 hộ đã thoát nghèo... Đó là kết quả sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền đã tuyên truyền vận động để người dân từng bước thay đổi cách nghĩ, cách làm.

Cũng tại gầm sàn của nhà trưởng bản Lò Văn Thắng, không còn thấy những can lớn, can nhỏ ngổn ngang như trước đây. Ông Thắng cho biết, hiện nay người trong độ tuổi lao động của bản này đã đi làm thuê gần hết. Cả bản có 85 hộ thì năm 2020 có đến 106 người đi lao động ngoại tỉnh. Ban đầu một vài người đi làm, thấy có thu nhập tốt rồi rủ thêm những người khác cùng đi. Thế nhưng từ đợt họ về ăn Tết đến nay thì rất nhiều người phải ở nhà do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên mất việc làm. Từ đầu năm 2021 đến nay mới có khoảng gần 50 người đi làm trở lại.

Trước thực trạng như vậy nhưng vị Chủ tịch xã Lường Văn Thoạn rất tự tin cho rằng: “Chỉ vài hôm nữa thôi, khi xã hội trở lại trạng thái bình thường mới thì những người kia sẽ tiếp tục đi làm. Không những vậy mà có thể số người đi lao động ngoại tỉnh sẽ còn cao hơn năm trước”. Sở dĩ ông Thoạn tự tin như vậy vì ông nhận thấy tư duy của người dân nơi đây đã có sự đổi thay. Theo lời trưởng bản, có cặp vợ chồng đã gửi cả con cho ông bà để cùng đi ra ngoài tỉnh làm thuê. Đó có lẽ là con đường thoát nghèo nhanh nhất vì 85 hộ dân không thể bám vào 16ha ruộng nước, trong khi diện tích nương còn lại không đáng là bao.

Tư duy của người dân thay đổi giống như một làn gió mới đang xua tan những đám mây u ám đã bao phủ từ nhiều năm nay trên các mái gia đình. Giờ đây, nhiều người dân Khơ Mú đã tự tin đi “làm thuê” và nhận những đồng tiền xứng đáng với công sức họ bỏ ra. Mọi thứ đã dần trở nên sòng phằng: “Lao động” và được “trả công” chứ không còn “làm giúp” và “cảm ơn” như trước...

Bài và ảnh VĂN THÀNH CHƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Cô gái dân tộc Mông đem lửa yêu thương đến với bản làng

Hương Mai |

Xuất phát từ mong muốn làm điều gì đó cho quê hương, cô sinh viên dân tộc Mông Lồ Thị Sáy đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa cho bản làng của mình.

Mưa lũ gây thiệt hại gần 1 tháng, 2 bản làng ở Quảng Trị vẫn chưa có điện

HƯNG THƠ |

Ảnh hưởng của mưa lũ, đường vào 2 bản làng thuộc xã Hướng Sơn (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) bị hư hỏng nặng, gần 1 tháng vẫn chưa khắc phục được, kéo theo việc mất điện kéo dài.

Nhiều tuyến đường vào bản làng ở Quảng Trị sau mưa lũ hư hỏng nghiêm trọng

HƯNG THƠ |

Sau trận mưa lũ từ ngày 6.10 đến nay, nhiều con đường tại tỉnh Quảng Trị dẫn vào các bản làng người đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện Hướng Hóa, Vĩnh Linh bị hư hỏng nghiêm trọng.

Mưa lớn ở Quảng Trị: Nhiều cầu bị ngập, nhiều bản làng chia cắt

HƯNG THƠ |

Mưa lớn ở Quảng Trị khiến nhiều cầu tràn, đập tràn ở 2 huyện miền núi bị ngập, nước chảy xiết.

Đến tận bản làng trang bị kỹ năng phòng COVID-19 cho học sinh

HƯNG THƠ |

Trước ngày học sinh trở lại trường, các giáo viên ở huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) đã đến tận bản làng để truyền thông kỹ năng phòng chống dịch COVID-19 cho học sinh.

Dự báo thời tiết 16.1: Miền Bắc rét đậm mưa vài nơi, nhiệt độ giảm sâu hơn

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 16.1.2023, Bắc Bộ trời rét đậm, vùng núi rét hại. Nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến từ 9 - 12 độ C, khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 6 - 9 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C.

Chứng khoán: Thiếu sự đồng thuận của dòng tiền để bứt phá

Gia Miêu |

Với nhiều thông tin hỗ trợ thị trường chứng khoán, nhà đầu tư kỳ vọng chỉ số VN-Index có thể sẽ sớm vượt mức kháng cự 1.067 điểm và hướng về gần mức 1.100 điểm trong tuần giao dịch cuối cùng trước khi nghỉ Tết.

Thực phẩm online ngày Tết tiềm ẩn nhiều rủi ro

Ngọc Chi - Đức Trung |

Cận Tết, việc mua sắm thực phẩm online tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Để có một cái Tết trọn vẹn và bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, hãy là người tiêu dùng thông minh.

Cô gái dân tộc Mông đem lửa yêu thương đến với bản làng

Hương Mai |

Xuất phát từ mong muốn làm điều gì đó cho quê hương, cô sinh viên dân tộc Mông Lồ Thị Sáy đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa cho bản làng của mình.

Mưa lũ gây thiệt hại gần 1 tháng, 2 bản làng ở Quảng Trị vẫn chưa có điện

HƯNG THƠ |

Ảnh hưởng của mưa lũ, đường vào 2 bản làng thuộc xã Hướng Sơn (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) bị hư hỏng nặng, gần 1 tháng vẫn chưa khắc phục được, kéo theo việc mất điện kéo dài.

Nhiều tuyến đường vào bản làng ở Quảng Trị sau mưa lũ hư hỏng nghiêm trọng

HƯNG THƠ |

Sau trận mưa lũ từ ngày 6.10 đến nay, nhiều con đường tại tỉnh Quảng Trị dẫn vào các bản làng người đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện Hướng Hóa, Vĩnh Linh bị hư hỏng nghiêm trọng.

Mưa lớn ở Quảng Trị: Nhiều cầu bị ngập, nhiều bản làng chia cắt

HƯNG THƠ |

Mưa lớn ở Quảng Trị khiến nhiều cầu tràn, đập tràn ở 2 huyện miền núi bị ngập, nước chảy xiết.

Đến tận bản làng trang bị kỹ năng phòng COVID-19 cho học sinh

HƯNG THƠ |

Trước ngày học sinh trở lại trường, các giáo viên ở huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) đã đến tận bản làng để truyền thông kỹ năng phòng chống dịch COVID-19 cho học sinh.