Tìm ánh dương may mắn

Thanh Hà |

Mặt trời mọc đầu tiên của năm mới tượng trưng cho cơ hội về một khởi đầu mới, vì vậy, nhiều người Nhật Bản ngắm những tia sáng đầu tiên vào ngày đầu năm mới, ngày 1.1, với sự tôn kính đặc biệt. Người Nhật tin rằng đây là thời điểm mà Toshigami, vị thần của năm mới, từ trên trời xuống trần gian và ban phúc lành cho tất cả mọi người.

Tình yêu bất tận với mặt trời

Theo Japan Times, khung cảnh mặt trời mọc quen thuộc với những người dậy sớm. Nhưng vào ngày đầu năm mới, trải nghiệm này mang ý nghĩa đặc biệt hơn với người Nhật Bản. Ngày đầu năm mới là ngày mà kể cả những người thích ngủ nướng ở Nhật Bản cũng có thể muốn dậy sớm và trải nghiệm hatsuhinode (mặt trời mọc đầu tiên trong năm). Tất nhiên, nhiều người khác có thể đi cả đêm giao thừa và chờ tới thời khắc bình minh.

Người Nhật từng tin rằng thần Toshigami xuất hiện cùng với ánh sáng đầu tiên của năm.  Hatsuhinode bắt đầu từ thời Minh Trị khi mọi người cầu nguyện thần Toshigami mang sự giàu có và thịnh vượng cho ngôi nhà của họ. Những người theo Thần đạo sẽ quây quần cùng gia đình để ngắm mặt trời mọc đầu tiên trong năm, để chào đón thần Toshigami đến và cầu nguyện cho năm mới bội thu.

Hatsuhinode thực sự có nghĩa là lần đầu tiên nhìn thấy mặt trời trên những đám mây vào ngày đầu tiên của năm. Tại Nhật Bản - Đất nước Mặt trời mọc - mặt trời và biểu tượng của mặt trời rất quan trọng. Một lý do cho điều này là ở trong Thần đạo, vị thần cao nhất là nữ thần mặt trời  Amaterasu.

Hầu hết người dân Nhật Bản sử dụng sự kết hợp giữa Thần đạo và Phật giáo để kỷ niệm các sự kiện quan trọng khác nhau và tình yêu chung với mặt trời đã hợp nhất vào trong những sự kiện này lại. Từ người trẻ đến người già, bình minh và hoàng hôn vẫn là một phần không thể thiếu trong văn hóa Nhật Bản, cho dù cá nhân đó có tin vào Amaterasu hay không.

Nhìn thấy mặt trời mọc lần đầu tiên trong năm là dịp mang tính biểu tượng, nên dù có thể trải nghiệm hatsuhinode ở nơi sinh sống, nhưng mọi người thường đi tìm nơi tốt nhất ngắm mặt trời mọc. Nói chung, nơi tốt nhất để xem hatsuhinode là nơi nào đó cao, tầm nhìn ít bị cản trở. Người ta nói rằng độ cao càng cao, điều ước của bạn càng có khả năng thành hiện thực. Những tòa nhà cao tầng ở các thành phố che khuất tầm nhìn tự nhiên và mọi người khao khát được ở một nơi nào đó "đặc biệt một chút" trong dịp năm mới. Cư dân thành phố hy vọng trải nghiệm hatsuhinode đặc biệt thường đi ra ngoài thành phố. Những người không thể ra ngoại thành có thể mua vé lên các tòa nhà cao nhất - ví dụ như Tokyo Sky Tree - để trải nghiệm hatsuhinode.

Những địa điểm nổi tiếng để xem hatsuhinode bên ngoài thành phố bao gồm các bãi biển, những ngôi đền, cây cầu cao và tất nhiên là cả những ngọn núi. Bãi biển Miura ở Kanagawa đặc biệt nổi tiếng với hatsuhinode, và thường sẽ tổ chức lửa trại cùng các sự kiện khác để cho công chúng chờ đợi mặt trời mọc. Tuy nhiên, vị trí tuyệt nhất để đón bình minh năm mới là nơi cao nhất theo đúng nghĩa đen. Càng lên cao, mặt trời mọc càng sớm. Đón mặt trời mọc từ đỉnh núi được gọi là goraiko hay hatsuhinode cao nhất.

Thời khắc linh thiêng

Cây viết Kim Kahan của Metropolis Magazine từng cùng một nhóm bạn bắt đầu hành trình trải nghiệm hatsuhinode lúc 3 giờ sáng ngày đầu năm, bắt chuyến tàu rời Tokyo đến một ngọn núi ở ngoại ô. Đến núi lúc 4h30 sáng, ra khỏi xe đưa đón, họ xếp hàng hòa cùng với đám đông.

"Tạp âm giọng nói của những người bán hàng rong đầy ắp không gian. “Choco-banana!” “Manjuu!” “Ama-sake!” vang lên khi đám đông đội mũ và đeo găng tay đang bước về phía trước" - Kim Kahan kể.

Cây viết này cho biết, leo núi để đón ánh bình minh đầu tiên trong năm nghe có vẻ hơi nguy hiểm, nhưng khi những ngọn đèn giăng khắp lối, thật dễ dàng để đi theo những người phía trước bạn vài mét. Sau khi lên núi thành công, đám đông tụ tập và ổn định để chờ đón sự kiện linh thiêng đầu năm.

"Đồng loạt chờ đợi và nhìn về cùng một hướng có cảm giác giống như đang tham gia một lễ hội âm nhạc và chờ đợi ngôi sao xuất hiện - chỉ có điều lần này là mặt trời. Khi mặt trời bắt đầu mọc, mọi người reo hò... rồi im lặng, khi mọi người đồng loạt ước nguyện cho năm mới" - cây viết của tạp chí Metropolis Magazine viết.

Cũng kể về trải nghiệm hatsuhinode, Joshua Meyer - chủ nhân của blog thegaijinghost.com - chia sẻ, mỗi dịp năm mới, anh và vợ là Azusa về quê vợ ở Fujinomiya, Shizuoka, để thăm bố mẹ Azusa và cùng đi ngắm mặt trời ngày đầu năm.

"Chúng tôi chắc chắn sẽ ăn món toshikoshi soba của mẹ vợ tôi vào bữa tối cuối năm, sau đó đi ngủ muộn trong đêm giao thừa, và ra khỏi giường vào sáng sớm ngày đầu năm mới để xem hatsuhinode, tức mặt trời mọc đầu tiên của năm mới. Luôn là cuộc tập trận giống nhau vào buổi sáng trong đó chúng tôi vội vã để bố vợ tôi chở tất cả mọi người ra khu vực trạm đỗ xe nghỉ ngơi dọc tuyến đường Fujikawa-Rakuza ở thành phố Fuji lân cận" - Joshua Meyer viết.

Fujikawa-Rakuza có vòng đu quay và có tầm nhìn đẹp ra đường chân trời, ngắm núi Phú Sĩ và sông Fujikawa. "Tuy nhiên, trong những năm qua, điều kiện thời tiết chưa bao giờ lý tưởng vào khoảng thời gian mặt trời mọc. Chúng tôi có một số ngày đẹp trời khi trời quang mây tạnh vào buổi sáng muộn hơn, nhưng thường thì ngọn núi bị mây che phủ khi ánh mặt trời lần đầu tiên ló rạng ở đường chân trời. Hôm nay thì khác. Hôm nay bầu trời hoàn toàn quang đãng và chúng tôi có thể nhìn thấy núi Phú Sĩ ngay khi rời khỏi nhà" - blogger người Mỹ sống ở Nhật Bản viết về trải nghiệm đón năm mới 2023.

Tháng Giêng không phải là mùa leo núi Phú Sĩ, vì vậy người bình thường khó có thể trải nghiệm hatsuhinode từ đó nhưng vẻ đẹp hùng vĩ khi trải nghiệm ánh mặt trời đầu tiên trong năm ở khu vực có thể nhìn thấy ngọn núi biểu tượng của Nhật Bản ở phía xa xa là điều rất tuyệt vời. Khi thấy trời quang đãng vào ngày đầu năm 2023, Joshua Meyer và vợ đã đi vòng đu quay ở Fujikawa-Rakuza để ngắm bình minh. "Thật hạnh phúc khi lại được ngắm nhìn núi Phú Sĩ vào thời khắc bước sang năm Quý Mão" - Joshua Meyer hào hứng viết.

Chia sẻ trong bài viết về hatsuhinode đăng trên blog ngày 1.1.2023, cây viết Susan Spann cho hay, đây là một trong những truyền thống đón năm mới quan trọng nhất của Nhật Bản. "Nhìn thấy mặt trời mọc có thể là trải nghiệm mạnh mẽ bất cứ lúc nào. Mặt trời mọc là biểu tượng của sức mạnh và quyền lực, nhưng cũng là hy vọng và một khởi đầu mới... Truyền thống hatsuhinode cũng đã có từ nhiều thế kỷ trước. Ở Nhật Bản, theo truyền thống thức dậy trước bình minh vào ngày đầu năm mới và ngắm mặt trời mọc trên đường chân trời được coi là rất may mắn" - Susan Spann chia sẻ.

Ngoài chào đón bình minh của ngày đầu năm mới để đón phước lành cho năm tới, nhiều người ở Nhật Bản cũng cố gắng kết hợp hatsuhinode với một truyền thống năm mới khác: Hatsumode - chuyến thăm đền Thần đạo đầu tiên trong năm. "Đến thăm một ngôi đền vào ngày đầu năm mới cũng được coi là để mang lại may mắn, sức khỏe tốt và hạnh phúc trong năm tới. Nhiều người cũng mang về nhà một chiếc hamaya - mũi tên bằng gỗ truyền thống được cho là sẽ bảo vệ gia đình khỏi mọi loại tai họa, bệnh tật trong suốt cả năm" -  Susan Spann chia sẻ trên blog.

Theo Japan News, ngày đầu năm mới 2023, gần cầu Ogi-Ohashi bắc qua sông Arakawa ở phường Adachi, Tokyo, nhiều gia đình đi ôtô đến đậu bên đường chờ ngắm bình minh đầu tiên của năm mới. Ngay trước 7 giờ sáng, khi ánh sáng màu cam đậm của mặt trời ló rạng ở phía chân trời, một bé gái lớp 4 đang cùng gia đình ngắm mặt trời mọc trong tiết trời se lạnh đã thốt lên: "Thật đẹp. Con mong ước năm nay là năm thật tốt lành”.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Về lại với thiên nhiên

Thanh Hải |

Thông thường, mỗi năm Việt Nam đón nhận xấp xỉ 12 cơn bão lớn nhỏ, cả chục trận lũ lụt, sạt lở núi. Trong đó, khu vực miền Trung - Tây Nguyên là nơi luôn phải "chịu trận" nặng nề nhất. Gần đây lại thêm các đợt dịch bệnh nghiêm trọng như COVID-19, bạch hầu, sốt xuất huyết... Tuy vậy, chúng ta không thể tránh được thiên tai, dịch bệnh, kiểu như không thể tự chọn quê hương.

“Khi đủ trưởng thành, chúng ta nghĩ về hạnh phúc rất khác”

Hào Hoa - Huyền Chi (thực hiện) |

Phóng viên biết Thu Quỳnh khi cô còn rất trẻ, sống cùng gia đình trong một con ngõ nhỏ ở phố Trương Định (Hà Nội). Thời ấy, Thu Quỳnh còn đi học, để tóc dài ngang lưng, nụ cười tươi sáng và đang yêu một anh chàng người mẫu có gương mặt lạnh lùng. Họ thường đưa đón nhau trong con ngõ ngoằn ngoèo ở Trương Định. Bẵng đi rất lâu, gặp lại Thu Quỳnh và cô bây giờ đã là người phụ nữ trưởng thành, làm mẹ đơn thân, lặng lẽ đi qua những bão giông tuổi trẻ.

Báu vật khởi dựng vương triều Lê

Hữu Mạnh - Văn Thương |

Hệ thống thành bậc Điện Kính Thiên (thường gọi là thành bậc rồng Điện Kính Thiên) đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia tại quyết định số 2283/QĐ-TTg ngày 31.12.2020. Đây là một tuyệt tác, tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc dân tộc.

Sĩ tử học ngày cày đêm cho cuộc đua giành vé vào lớp 10 trường công lập

Nhóm PV |

Cuộc đua vào lớp 10 trường công lập tại Hà Nội đang dần nóng lên nhất là khi Sở giáo dục và đào tạo công bố thông tin trong năm nay chỉ có 55,7% số học sinh lớp 9 ở Hà Nội có suất để học tại các trường THPT công lập. Nhiều phụ huynh và học sinh tìm mọi cách để ôn luyện với mục đích đỗ vào trường cấp 3 mà mình mong muốn.

Ngăn chặn thuốc lá điện tử xâm nhập học đường: Khó khăn nhiều phía

Hoàng Bin |

Với nguy cơ đã nhận diện, tình trạng học sinh sử dụng thuốc lá điện tử đang trở thành vấn nạn đối với môi trường học đường, thế nhưng việc quản lý vấn đề này tại Quảng Nam đang gặp khó khăn từ nhiều phía.

Đà Nẵng: 3 nữ quái dàn cảnh bán thuốc tiên, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng

Khánh Ngọc |

Công an quận Cẩm Lệ (TP Đà Nẵng) đã thực hiện Lệnh bắt tạm giam đối với 2 trong số 3 đối tượng về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản chiều tối qua - 23.3.

Người dân và du khách hào hứng trải nghiệm xe đạp công cộng ở Đà Nẵng

Mai Hương - Văn Trực |

Sau khi xe đạp công cộng được đưa vào sử dụng ở Đà Nẵng, nhiều người dân và du khách hào hứng trải nghiệm loại hình mới mẻ này.

TPHCM: Hơn 31.000 xe hết hạn tạm giữ chưa được xử lý

MINH QUÂN |

TPHCM - Thời gian dài, thủ tục nhiều khiến hơn 31.000 phương tiện giao thông vi phạm quá thời hạn bị tạm giữ tại các kho tang vật của Cảnh sát giao thông TP Hồ Chí Minh chưa được xử lý.

Về lại với thiên nhiên

Thanh Hải |

Thông thường, mỗi năm Việt Nam đón nhận xấp xỉ 12 cơn bão lớn nhỏ, cả chục trận lũ lụt, sạt lở núi. Trong đó, khu vực miền Trung - Tây Nguyên là nơi luôn phải "chịu trận" nặng nề nhất. Gần đây lại thêm các đợt dịch bệnh nghiêm trọng như COVID-19, bạch hầu, sốt xuất huyết... Tuy vậy, chúng ta không thể tránh được thiên tai, dịch bệnh, kiểu như không thể tự chọn quê hương.

“Khi đủ trưởng thành, chúng ta nghĩ về hạnh phúc rất khác”

Hào Hoa - Huyền Chi (thực hiện) |

Phóng viên biết Thu Quỳnh khi cô còn rất trẻ, sống cùng gia đình trong một con ngõ nhỏ ở phố Trương Định (Hà Nội). Thời ấy, Thu Quỳnh còn đi học, để tóc dài ngang lưng, nụ cười tươi sáng và đang yêu một anh chàng người mẫu có gương mặt lạnh lùng. Họ thường đưa đón nhau trong con ngõ ngoằn ngoèo ở Trương Định. Bẵng đi rất lâu, gặp lại Thu Quỳnh và cô bây giờ đã là người phụ nữ trưởng thành, làm mẹ đơn thân, lặng lẽ đi qua những bão giông tuổi trẻ.

Báu vật khởi dựng vương triều Lê

Hữu Mạnh - Văn Thương |

Hệ thống thành bậc Điện Kính Thiên (thường gọi là thành bậc rồng Điện Kính Thiên) đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia tại quyết định số 2283/QĐ-TTg ngày 31.12.2020. Đây là một tuyệt tác, tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc dân tộc.