Tiêu chuẩn Việt Nam hướng tới phát triển kinh tế xã hội bền vững

minh hạnh |

Hiện nay, Bộ KHCN đã công bố hơn 13.000 Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), tỉ lệ hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, đạt trên 60% bao trùm hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế. Điều này giúp các doanh nghiệp chủ động tăng cường năng lực và chuẩn bị các giải pháp, chiến lược tốt nhất trong việc tuân thủ các quy tắc và quy định đáp ứng các yêu cầu về phát triển kinh tế và hội nhập sâu rộng trong thương mại hóa toàn cầu.

Trên 13.000 tiêu chuẩn Việt Nam đã được công bố

Theo Thứ trưởng Bộ KHCN - ông Lê Xuân Định, với tư cách là thành viên chính thức của ISO, ITU, Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế (CODEX) và là thành viên liên kết của IEC, Việt Nam có quyền và có trách nhiệm tham gia tích cực vào quá trình xây dựng tiêu chuẩn quốc tế để sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam có thể vươn ra thị trường thế giới mạnh mẽ hơn. Tiêu chuẩn thế giới để các quốc gia thành viên của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO), Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IEC) và Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), trong đó có Việt Nam, triển khai hoạt động thông tin, để tăng cường hợp tác nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tiêu chuẩn hóa toàn cầu đối với nền kinh tế thế giới, đặc biệt trong việc đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp, Chính phủ và người tiêu dùng ở mỗi quốc gia nói riêng và trên toàn cầu nói chung.

Thứ trưởng Lê Xuân Định cho rằng, ngoài việc tham gia vào các hoạt động chung theo trách nhiệm của thành viên, Việt Nam đã và đang có những đóng góp tích cực vào việc xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là các tiêu chuẩn liên quan đến các sản phẩm hàng hoá chủ lực. Việt Nam cần đẩy mạnh việc xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế làm nền tảng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và bảo vệ lợi ích chính đáng cho các doanh nghiệp, cũng như người tiêu dùng Việt Nam.

Theo bà Vũ Thị Tú Quyên - Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Hợp tác quốc tế (Tổng cục TCĐLCL), từ năm 2021, ISO thể hiện cam kết mạnh mẽ hơn trong việc xây dựng các tiêu chuẩn, nhằm đáp ứng mục tiêu của Liên hợp quốc và cam kết giảm thiểu, khắc phục biến đổi khí hậu thông qua Tuyên bố Luân Đôn được công bố vào 24.9.2021 trước toàn thể Đại hội đồng ISO. Tại phiên họp đã đưa ra viễn cảnh tương lai năm 2040, với xã hội đa dạng, con người sống lâu hơn, mạnh khỏe hơn, các bộ phận con người có thể là sản phẩm nhân tạo, dễ thay thế, cùng với đó đưa ra cái nhìn lạc quan hơn về tương lai khi tỉ lệ thất nghiệp giảm, nền kinh tế được chia sẻ, các thiết chế đa phương tham gia nhiều hơn vào vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, tài nguyên nước và bệnh dịch... Ngoài ra, cuộc chạy đua về đổi mới sáng tạo nhưng vẫn phát triển bền vững, đồng thời đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh trong thời đại số. Cũng theo bà Quyên, trong viễn cảnh tương lai năm 2040 về tiêu chuẩn hóa, tiêu chuẩn được viết bởi trí tuệ nhân tạo, không phải là tài liệu cố định mà được cập nhật liên tục, bên cạnh đó, tiêu chuẩn được cung cấp trong môi trường đa dạng và đáp ứng các yêu cầu viễn tưởng...

Nhiều lợi ích về kinh tế xã hội

Tiêu chuẩn mang lại nhiều lợi ích về công nghệ, kinh tế và xã hội. Đối với doanh nghiệp, tiêu chuẩn là những công cụ chiến lược và hướng dẫn giúp các công ty giải quyết trong những thách thức đòi hỏi khắt khe nhất của kinh doanh hiện đại và đảm bảo hoạt động hiệu quả, tăng năng suất, tiếp cận thị trường mới. Đối với người tiêu dùng, khi sản phẩm và dịch vụ tuân thủ tiêu chuẩn, người tiêu dùng có thể tin tưởng rằng sản phẩm và dịch vụ được thụ hưởng có tính an toàn, tin cậy và có chất lượng cao, nhiều sản phẩm thân thiện với môi trường.

Ngoài ra, Tiêu chuẩn cũng hỗ trợ các cơ quan quản lý trong việc xây dựng các chính sách công, các quy định, đảm bảo các yêu cầu đối với việc sản xuất, xuất nhập khẩu hài hòa trên toàn thế giới, từ đó thuận lợi hóa việc lưu thông hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia. Chủ tịch Hội đồng quản Công ty Cổ phần Nước giải khát Yến sào Khánh Hòa - bà Trịnh Thị Hồng Vân cho biết, đơn vị đã đưa hơn 40 dòng sản phẩm ra thị trường và luôn được người tiêu dùng, khách hàng tin tưởng, yêu mến và ủng hộ. Tuy nhiên công ty cũng gặp một số khó khăn và vướng mắc trong công tác chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, đặc biệt là sự gian lận, không rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ các loại yến sào đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến thương hiệu Yến sào Khánh Hòa, đặc biệt là thương hiệu Sanest Sanvinest. Nguyên nhân chính là do hiện vẫn chưa có tiêu chuẩn cụ thể về chất lượng và truy xuất nguồn gốc. Vì vậy, công ty đề xuất Tổng cục TCĐLCL cần có các tiêu chuẩn về chất lượng và truy xuất nguồn gốc để tăng thêm sự minh bạch đối với sản phẩm yến sào trên thị trường hiện nay.

Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL - ông Nguyễn Hoàng Linh, hệ thống TCVN được phát triển theo hướng tăng cường hài hoà với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực và tiêu chuẩn nước ngoài tiên tiến (ưu tiên cam kết hài hòa tiêu chuẩn trong ISO, IEC, ITU, Codex, CEN/CENELEC, APEC...) đã góp phần quan trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, đảm bảo an toàn, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ. Do vậy, các sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam sản xuất, xuất khẩu theo TCVN cũng có chất lượng tương đương với các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn Châu Âu và các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản... được thị trường thế giới chấp nhận.

Ngoài ra, Hệ thống Đo lường Chất lượng cũng đã hỗ trợ trong công tác xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN). Đến nay, các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực đã ban hành khoảng 800 QCVN. Các quy chuẩn Việt Nam đã trở thành công cụ và phương tiện quan trọng để duy trì các chuẩn mực trong các quan hệ kinh tế, hỗ trợ quản lý nhà nước, đảm bảo an toàn, vệ sinh, sức khoẻ cho con người; bảo vệ động vật, thực vật và môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và xã hội.

Theo ông Nguyễn Văn Khôi - Vụ trưởng Vụ Tiêu chuẩn (Tổng cục TCĐLCL), cần tạo lập hạ tầng tiêu chuẩn tiên tiến, tiếp cận các tiêu chuẩn mới nhất phục vụ cộng đồng doanh nghiệp đi tắt, đón đầu, nâng cao hiệu quả SXKD; thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Thúc đẩy xã hội hoá hoạt động doanh nghiệp, lấy doanh nghiệp làm trung tâm. Xây dựng các nhóm TCVN cốt lõi phục vụ trực tiếp SXKD, xây dựng cơ bản hỗ trợ, thu hút khuyến khích doanh nghiệp trực tiếp xây dựng TCVN, nhằm hướng TCVN  gắn kết hữu cơ hơn với nền kinh tế thị trường, đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi từ thực tiễn SXKD của doanh nghiệp...

Tuy nhiên, cùng với những thành tích đã đạt được, thời gian qua hoạt động tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cũng đối mặt với những khó khăn, thách thức. Đặc biệt là trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 diễn biễn phức tạp, kéo dài, đã ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội. Mặt khác, tình hình thế giới diễn biến phức tạp, kinh tế thế giới suy giảm, nhiều nước tăng cường các biện pháp kỹ thuật bảo hộ thương mại trong nước thông qua xây dựng, áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thế hệ mới với nhiều yêu cầu kỹ thuật khắt khe hơn cũng đã gây ra không ít khó khăn cho hàng hóa nhập khẩu.

Theo đó, trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội từ 2021 - 2030 của Chính phủ đã giao nhiệm vụ đối với ngành KHCN nói chung và Đo lường Chất lượng nói riêng đã định hướng hoạt động tiêu chuẩn hóa cấp quốc gia trong thời gian tới với một số nội dung như: Xây dựng Chiến lược Tiêu chuẩn hóa quốc gia gắn chặt với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội  đến 2030; Thúc đẩy xã hội hóa hoạt động tiêu chuẩn, gắn chặt với Doanh nghiệp, lấy Doanh nghiệp làm trung tâm; Tăng cường nguồn lực Tiêu chuẩn hóa quốc gia,...

Bên cạnh việc ghi nhận và đánh giá cao Tổng cục TCĐLCL đã nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và người dân về tầm quan trọng của tiêu chuẩn trong việc đóng góp vào sự thành công của các mục tiêu phát triển bền vững, Thứ trưởng Lê Xuân Định bày tỏ hy vọng công tác tiêu chuẩn hóa của đất nước sẽ không ngừng lớn mạnh và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp tích cực hơn nữa vào công cuộc phòng chống đại dịch COVID-19 cũng như quá trình phát triển kinh tế xã hội bền vững của đất nước trong thời gian tới.

minh hạnh
TIN LIÊN QUAN

Ngành Khoa học và Công nghệ thực hiện “mục tiêu kép” trong đại dịch

minh hạnh |

Trong những tháng còn lại của năm 2021, toàn ngành Khoa học và Công nghệ (KHCN) quyết tâm thực hiện “mục tiêu kép”, nhưng ưu tiên lúc này là tập trung nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, trong đó đặc biệt chú trọng đến nghiên cứu, chuyển giao công nghệ phục vụ sản xuất vaccine; nghiên cứu sản xuất vaccine sử dụng cho người đến năm 2030.

Trên đường đến những chuẩn mực khoa học

Nguyễn Huy Minh (tổng hợp) |

“Trên đường đến những chuẩn mực khoa học” là cuốn sách đầu tiên trong chuỗi ấn phẩm ra mắt nhân dịp kỷ niệm 30 năm ra đời của Tạp chí “Tia Sáng”, do Ban biên tập tạp chí tập hợp các bài viết và biên soạn.

Truyền thông khoa học công nghệ góp phần khơi dậy khát vọng sáng tạo

Minh Hạnh |

Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, truyền thông khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN&ĐMST) trở thành sức mạnh và góp phần nâng cao dân trí, phục vụ phát triển kinh tế xã hội; trở thành cầu nối hữu dụng, đưa tri thức và tiến bộ KHCN đến nhanh hơn với quảng đại quần chúng và đời sống. Đồng thời, khơi dậy, truyền cảm hứng và khát vọng sáng tạo trong cộng đồng; góp phần hình thành văn hóa đổi mới sáng tạo và nuôi dưỡng tình yêu khoa học trong giới trẻ, giúp tạo ra một xã hội tôn trọng khoa học và có tư duy sáng tạo.

Khoa học công nghệ phải thực thiết thực và hiệu quả

Đặng Tiến |

Khoa học công nghệ cần thực hiện tốt hơn vai trò động lực, dẫn dắt của mình; quan tâm làm tốt hơn nữa việc xây dựng, thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực KHCN trong và ngoài nước... Đó là kết luận số 145/TB-VPCP ngày 3.6.2021 của Văn phòng Chính phủ, thông báo kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) ngày 27.5.2021 vừa qua.

Khẳng định vai trò dẫn dắt, đột phá của khoa học công nghệ

Minh Hạnh |

Tại buổi làm việc sáng 27.5 vừa qua với Bộ Khoa học và Công nghệ về tình hình thực hiện nhiệm vụ, một số nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách trong thời gian tới và giải quyết các kiến nghị, đề xuất, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh vai trò dẫn dắt của khoa học và công nghệ (KHCN). Đồng thời Thủ tướng yêu cầu phải thiết kế cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, thu hút hàng trăm nghìn doanh nghiệp cũng như cả xã hội vào cuộc, để KHCN là động lực thực sự cho phát triển đất nước.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ngành Khoa học và Công nghệ thực hiện “mục tiêu kép” trong đại dịch

minh hạnh |

Trong những tháng còn lại của năm 2021, toàn ngành Khoa học và Công nghệ (KHCN) quyết tâm thực hiện “mục tiêu kép”, nhưng ưu tiên lúc này là tập trung nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, trong đó đặc biệt chú trọng đến nghiên cứu, chuyển giao công nghệ phục vụ sản xuất vaccine; nghiên cứu sản xuất vaccine sử dụng cho người đến năm 2030.

Trên đường đến những chuẩn mực khoa học

Nguyễn Huy Minh (tổng hợp) |

“Trên đường đến những chuẩn mực khoa học” là cuốn sách đầu tiên trong chuỗi ấn phẩm ra mắt nhân dịp kỷ niệm 30 năm ra đời của Tạp chí “Tia Sáng”, do Ban biên tập tạp chí tập hợp các bài viết và biên soạn.

Truyền thông khoa học công nghệ góp phần khơi dậy khát vọng sáng tạo

Minh Hạnh |

Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, truyền thông khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN&ĐMST) trở thành sức mạnh và góp phần nâng cao dân trí, phục vụ phát triển kinh tế xã hội; trở thành cầu nối hữu dụng, đưa tri thức và tiến bộ KHCN đến nhanh hơn với quảng đại quần chúng và đời sống. Đồng thời, khơi dậy, truyền cảm hứng và khát vọng sáng tạo trong cộng đồng; góp phần hình thành văn hóa đổi mới sáng tạo và nuôi dưỡng tình yêu khoa học trong giới trẻ, giúp tạo ra một xã hội tôn trọng khoa học và có tư duy sáng tạo.

Khoa học công nghệ phải thực thiết thực và hiệu quả

Đặng Tiến |

Khoa học công nghệ cần thực hiện tốt hơn vai trò động lực, dẫn dắt của mình; quan tâm làm tốt hơn nữa việc xây dựng, thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực KHCN trong và ngoài nước... Đó là kết luận số 145/TB-VPCP ngày 3.6.2021 của Văn phòng Chính phủ, thông báo kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) ngày 27.5.2021 vừa qua.

Khẳng định vai trò dẫn dắt, đột phá của khoa học công nghệ

Minh Hạnh |

Tại buổi làm việc sáng 27.5 vừa qua với Bộ Khoa học và Công nghệ về tình hình thực hiện nhiệm vụ, một số nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách trong thời gian tới và giải quyết các kiến nghị, đề xuất, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh vai trò dẫn dắt của khoa học và công nghệ (KHCN). Đồng thời Thủ tướng yêu cầu phải thiết kế cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, thu hút hàng trăm nghìn doanh nghiệp cũng như cả xã hội vào cuộc, để KHCN là động lực thực sự cho phát triển đất nước.