Thuốc đặc trị COVID-19 - chốt chặn cuối cùng

gia minh (Tổng hợp) |

Đại dịch COVID-19 là một trong những thách thức lớn nhất mà y học hiện đại từng phải đối mặt. Các bác sĩ và nhà khoa học đang cố gắng tìm ra loại thuốc có thể cứu sống những người bị mắc bệnh và thậm chí có thể ngăn chặn virus, giúp họ khỏi bệnh ngay từ đầu.

Phát hiện virus Corona mới ở người

Vào ngày 31.12.2019, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức được thông báo về một nhóm các trường hợp mắc bệnh viêm phổi ở thành phố Vũ Hán - nơi sinh sống của 11 triệu người và là trung tâm văn hóa, kinh tế của miền Trung Trung Quốc. Sau đó, đến tháng 1.2000, dịch bệnh đã lây lan sang các quốc gia là Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan.

Virus gây ra căn bệnh này được phân lập vào ngày 7.1.2000 và bộ gene của nó được chia sẻ vào ngày 12.1.2000. Căn nguyên của hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng được gọi là COVID-19 - một loại virus Corona mới, được đặt tên là SARS-CoV-2. Từ đó, lịch sử liên tục được viết lại: Tính đến ngày 29.7.2021, SARS-CoV-2 đã lây nhiễm cho gần 195 triệu người và dẫn đến hơn 4,1 triệu ca tử vong trên toàn cầu.

Các phân tích, điều tra cho thấy, SARS-CoV-2 có nguồn gốc từ động vật, có thể là dơi, và được truyền sang các động vật khác (như tê tê) trước khi lây sang người tại chợ hải sản Huanan ở thành phố Vũ Hán. Thông qua sự thích nghi khi lây nhiễm cho nhiều người hơn, SARS-CoV-2 đã đột biến để có được các đặc điểm khiến nó lây lan nhanh như vậy.

SARS-CoV-2 không phải là loại virus Corona đầu tiên gây bùng phát bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ở người. Có 6 loại khác đã được xác định cho đến nay, tất cả đều được cho là có nguồn gốc từ động vật. SARS-CoV-2 gần giống với virus dại của dơi hơn là SARS-CoV hoặc MERS-CoV, cho thấy rằng nó là một loại virus Corona mới ở người. SARS-CoV lây truyền qua các giọt bắn, qua tiếp xúc với các bề mặt và có thể qua tiếp xúc phân-miệng. Do đó, lúc đầu WHO khuyến nghị, sau rất nhiều quốc gia áp dụng biện pháp giãn cách xã hội hoặc cách ly y tế để kiểm soát, ngăn chặn căn bệnh lây lan.

Nó có thể lây truyền trong giai đoạn ủ bệnh không có triệu chứng (ước tính xảy ra trong 50-60% trường hợp) và trong tối đa hai tuần sau khi bắt đầu có triệu chứng. Mỗi người mắc COVID-19 truyền virus cho trung bình 3 người khác. Thời kỳ ủ bệnh khoảng khoảng 1-14 ngày.

Hai loại thuốc gồm thuốc chống virus Remdesivir, Favipiravir và thuốc tiêm Tocilizumab đang được sử dụng trong điều trị COVID-19 nên nguồn cung đang thiếu hụt lớn. Ảnh: AFP/TimesofIndia
Hai loại thuốc gồm thuốc chống virus Remdesivir, Favipiravir và thuốc tiêm Tocilizumab đang được sử dụng trong điều trị COVID-19 nên nguồn cung đang thiếu hụt lớn. Ảnh: AFP/TimesofIndia

Các phương pháp điều trị thử nghiệm

Xử trí các biến chứng của COVID-19 dựa vào chăm sóc hỗ trợ và bổ sung ôxy thông qua thở máy hoặc không xâm nhập. Những bệnh nhân bị bệnh nặng có thể cần hỗ trợ vận mạch và thuốc kháng sinh để điều trị các nhiễm khuẩn thứ phát. Việc tìm kiếm các loại thuốc và vaccine để điều trị hoặc ngăn ngừa COVID-19 bắt đầu nhanh chóng.

WHO đã tiến hành thử nghiệm lâm sàng trên phạm vi toàn cầu gọi là Solidarity để đánh giá các phương pháp điều trị đầy hứa hẹn ở 18 quốc gia. Solidarity sẽ đánh giá bốn liệu pháp tiềm năng nhất gồm: Thuốc thử nghiệm remdesivir, thuốc trị sốt rét chloroquine hoặc hydroxychloroquine, liệu pháp điều trị HIV bằng hỗn hợp lopinavir với ritonavir hoặc hỗn hợp này cùng với interferon-beta.

Pháp phối hợp thử nghiệm Discovery để so sánh các loại thuốc tương tự với dịch vụ chăm sóc tiêu chuẩn trên 3.200 bệnh nhân ở Bỉ, Pháp, Đức, Luxembourg, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Anh.

Một số nghiên cứu đã xác nhận mối liên hệ giữa mức độ đoạn gene RNA của SARS-CoV-2 trong mũi họng cao với tỉ lệ nhập viện. Tương tự, các nghiên cứu trên động vật cũng đã chứng minh mối liên quan giữa mức độ RNA của virus và tốc độ lây truyền.

Kể từ khi căn bệnh này xuất hiện lần đầu tiên, Trung Quốc đã bắt đầu thử nghiệm hiệu quả của các loại thuốc khác nhau được sử dụng trước đây để điều trị các bệnh bao gồm thuốc sốt rét và HIV, thuốc kháng virus, các dẫn xuất huyết tương và thuốc viêm khớp.

Trung Quốc cũng dựa vào việc sử dụng thuốc chống virus Favilavir để điều trị các triệu chứng của COVID-19. Thuốc này ban đầu được Toyama Chemical phát triển để điều trị nhiễm trùng mũi và họng. Trang China Daily đưa tin, Favilavir (trước đây gọi là Fapilavir) - một loại thuốc chống virus có hiệu quả trong việc điều trị SARS-CoV-2, đã được cho phép bán ra thị trường, theo tuyên bố của chính quyền Thái Châu (tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc) hôm 16.2.2020. Đây là loại thuốc chống SARS-CoV-2 đầu tiên được Cục Quản lý Sản phẩm Y tế Quốc gia Trung Quốc cho phép bán ra thị trường kể từ khi dịch bệnh bùng phát. Favilavir là một loại thuốc kháng virus đã được Nhật Bản phê duyệt vào năm 2014 để điều trị bệnh cúm.

BBC cho biết, có ba cách tiếp cận rộng đang được nghiên cứu gồm: Một, thuốc kháng virus tác động trực tiếp đến khả năng phát triển của virus Corona bên trong cơ thể. Hai, thuốc làm dịu hệ thống miễn dịch (COVID-19 hiện gây ra hậu quả nghiêm trọng là do hệ thống miễn dịch của bệnh nhân phản ứng quá mức và làm tổn thương cơ thể). Ba, các kháng thể có thể nhắm mục tiêu virus, được lấy từ huyết tương của những người "thoát án tử" hoặc được tạo ra trong phòng thí nghiệm.

Có thể các loại thuốc khác nhau sẽ hoạt động tốt hơn ở các giai đoạn khác nhau, chẳng hạn như thuốc kháng virus ở giai đoạn đầu và thuốc miễn dịch trong các bệnh ở giai đoạn cuối. Sự kết hợp của các liệu pháp cũng sẽ được nghiên cứu.

Còn theo các tài liệu của Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc gia, Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ và Thư viện Online Wiley, vào giữa năm 2020, khi dịch COVID-19 bước vào làn sóng thứ hai trên thế giới, một số loại thuốc được giám sát, nghiên cứu đặc biệt để điều trị COVID-19 gồm:

1) Chloroquine hoặc hydroxychloroquine là những loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh sốt rét, viêm khớp dạng thấp, lupus và rối loạn máu porphyria cutanea tarda tương ứng... Thuốc làm giảm sự phát tán của virus sau khi xâm nhập tế bào; làm giảm khả năng liên kết của virus với thụ thể tế bào; điều chỉnh phản ứng miễn dịch. Hydroxychloroquine có ít tác dụng phụ hơn chloroquine, được Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho phép sử dụng khẩn cấp ở Mỹ, nhưng Cơ quan Quản lý Thuốc và Sản phẩm Chăm sóc Sức khỏe của Anh (MHRA) tuyên bố rằng, nó chỉ nên được sử dụng trong một thử nghiệm lâm sàng. Liệu pháp này được điều tra trong thử nghiệm SOLIDARITY của WHO.

Một nghiên cứu của Trung Quốc cho thấy, thử nghiệm chloroquine trên hơn 100 bệnh nhân đã cho kết quả vượt trội so với một loại thuốc kiểm soát ức chế đợt cấp của bệnh viêm phổi, cải thiện kết quả hình ảnh phổi, thúc đẩy chuyển đổi âm tính với virus và rút ngắn quá trình bệnh.

Tuy nhiên, cả chloroquine và hydroxychloroquine đều không bao giờ được sử dụng để ngăn ngừa COVID-19 vì thường xuyên có những tác dụng phụ như giảm thị lực, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa và trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến suy tim... Một người đàn ông ở Arizona (Mỹ) tử vong và vợ anh nguy kịch sau khi dùng chloroquine dự phòng để ngăn ngừa lây nhiễm SARS-CoV-2.

2) Hydroxychloroquine + azithromycin. Hydroxychloroquine cùng nhằm mang lại tác dụng như danh mục thuốc 1, còn azithromycin để kháng virus có thể có và ngăn ngừa nhiễm vi khuẩn thứ cấp. Một thử nghiệm cho thấy mức độ giảm vận chuyển virus qua đường mũi họng ở 20 bệnh nhân trong 6 ngày so với nhóm thuần tập không được điều trị, với azithromycin củng cố tác dụng của hydroxychloroquine.

Một thử nghiệm tuyên bố về hiệu quả của hydroxychloroquine cộng với azithromycin và được các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin rộng rãi. Tuy nhiên, nghiên cứu này có những sai sót quan trọng về phương pháp luận và kết luận của nó đã bị tranh cãi. Ngoài ra, sự kết hợp này có liên quan đến việc tăng nguy cơ hội chứng kéo dài QT (bệnh lý về tim - PV).

3) Lopinavir/ ritonavir ức chế protease của virus; có thể ức chế virus SARS và giảm các hậu quả của nhiễm trùng. Lopinavir/ ritonavir được AbbVie bán dưới tên Kaletra và được thiết kế để điều trị HIV (AIDS). Thử nghiệm Lopinavir/ ritonavir được tiến hành kết hợp với steroid, cũng trong thử nghiệm SOLIDARITY của WHO. Không có ghi nhận nào về kết quả điều trị bằng lopinavir/ ritonavir so với chăm sóc tiêu chuẩn. Tuy nhiên, ở Hàn Quốc, một người đàn ông 54 tuổi được điều trị kết hợp hai loại thuốc này đã thuyên giảm bệnh đáng kể.

4) Interferon beta-1a có thể chống lại sự ức chế interferon beta do SARS-CoV-2 gây ra. Liệu pháp này dùng qua đường hô hấp.

5) Remdesivir chặn sự tổng hợp RNA của virus; hoạt động phổ rộng chống lại virus Corona. Đây cũng là một trong những loại thuốc trong thử nghiệm SOLIDARITY của WHO, được cấp phép sử dụng khẩn cấp ở Mỹ. Các thử nghiệm lâm sàng, trong đó có thử nghiệm ACTT (thử nghiệm điều trị COVID-19 thích nghi - PV), cho thấy tác dụng có lợi về thời gian hồi phục. Nghiên cứu ACTT gợi ý rằng, điều trị bằng remdesivir có liên quan đến sự hồi phục nhanh hơn so với giả dược (thời gian trung bình để hồi phục 11 so với 15 ngày) và có xu hướng cải thiện tỉ lệ tử vong.

Ngược lại, Trung Quốc thông báo rằng, các thử nghiệm lâm sàng về remdesivir được tiến hành tại một số bệnh viện ở Vũ Hán. Trong nghiên cứu của Trung Quốc, remdesivir không làm giảm đáng kể thời gian cải thiện lâm sàng, mặc dù có xu hướng cải thiện nhanh hơn ở những bệnh nhân có thời gian triệu chứng từ 10 ngày trở xuống.

6) Tocilizumab chặn tín hiệu interleukin-6, có thể chống lại hội chứng giải phóng cytokine trong ca COVID-19 nghiêm trọng. Tocilizumab, bán trên thị trường là Actemra, đã được sử dụng điều trị bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp từ trung bình đến nặng để giảm viêm. Thử nghiệm tiến hành ở những bệnh nhân bị viêm phổi nặng do COVID-19, được FDA Mỹ hỗ trợ. Một thử nghiệm lâm sàng ban đầu ở Trung Quốc đã sử dụng tocilizumab trên 20 bệnh nhân COVID-19 cấp tính. Mười chín bệnh nhân (95%) đã được chữa khỏi và xuất viện trong vòng hai tuần. FDA đã chính thức phê duyệt thử nghiệm giai đoạn 3 của Actemra trên bệnh nhân COVID-19 nặng.

7) Favipiravir + interferon alpha chặn tổng hợp RNA của virus, kích thích phản ứng kháng virus bẩm sinh; tiến hành thử nghiệm ở Trung Quốc.

8) Favipiravir + baloxavir marboxil chặn tổng hợp RNA của virus. Baloxavir được cấp phép tại Mỹ chữa trị bệnh cúm.

9) Favipiravir vs umifenovir chặn tổng hợp RNA của virus, chặn sự dung hợp tế bào virus. Trong một thử nghiệm ngẫu nhiên không mù không được đánh giá, tỉ lệ hồi phục lâm sàng sau 7 ngày là tương tự đối với favipiravir và umifenovir. Thử nghiệm favipiravir được tiến hành ở Ấn Độ.

Vài tuần trước, các nhà khoa học tại Viện Hóa học Việt Nam cũng đã công bố tổng hợp thành công một thuốc kháng virus mới Favipiravir với cơ chế hoạt động tương tự như thuốc Remdesivir.

10) Ribavirin + interferon alpha, lopinavir/ ritonavir + interferon alpha và ribavirin + lopinavir/ ritonavir + interferon alpha. Ribavirin có thể làm giảm sự nhân lên của virus. Liệu pháp bộ ba thì được Ủy ban Y tế Quốc gia của Trung Quốc khuyến nghị cũng như được tiến hành thử nghiệm ở Trung Quốc.

Bên cạnh đó, darunavir là một chất ức chế protease kháng virus HIV-1 khác. Nghiên cứu được thực hiện vào tháng 2.2020, bởi các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã cho thấy, darunavir ức chế đáng kể sự nhân lên của SARS-CoV-2 và hiệu quả ức chế của nó cao hơn ở nhóm không được điều trị 280 lần. Một loại thuốc chống ký sinh trùng gọi là ivermectin đã được chứng minh là có hiệu quả chống lại SARS-CoV-2 trong một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tại Đại học Monash ở Melbourne, Australia.

FDA cũng đã chấp thuận việc sử dụng huyết tương từ những bệnh nhân đã khỏi COVID-19 với hiệu giá kháng thể trung hòa cao và họ có thể là nguồn huyết tương dưỡng bệnh (CP) hiến tặng có giá trị. CP là một liệu pháp miễn dịch thích ứng cổ điển, đã được áp dụng để phòng ngừa và điều trị nhiều bệnh truyền nhiễm trong hơn một thế kỷ qua. Trong những năm gần đây, liệu pháp huyết tương đã được sử dụng cho các bệnh nhân Ebola, SARS và H1N1. Liệu pháp huyết tương này có thể hiệu quả hơn nếu nó được đưa cho bệnh nhân COVID-19 giai đoạn sớm để loại bỏ virus trước khi nó gây tổn thương nghiêm trọng trong phổi của họ. Tuy nhiên, có một khả năng nhỏ rủi ro khi sử dụng liệu pháp CP do lây truyền một số mầm bệnh qua đường máu như HIV, viêm gan B, viêm gan C...

Và hầu hết người mắc COVID-19 nhập viện đều nhận được thuốc chống đông máu. Các bác sĩ thường kê heparin hoặc enoxaparin liều thấp. Tuy nhiên, một số bệnh nhân được yêu cầu sử dụng đủ liều thuốc chống đông máu nếu họ đã hình thành cục máu đông.

Một ứng viên tiềm năng khác là plitidepsin. Thuốc này cũng được phát triển bởi các nhà khoa học tại Mỹ và đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3.

Mới đây, thuốc molnupiravir, do các chuyên gia của hãng dược phẩm Merck (Mỹ) và công ty Ridgeback Biotherapeutics (Đức) nghiên cứu và phát triển, đã hoàn tất 2 giai đoạn thử nghiệm lâm sàng vào tháng 4 năm nay, đạt hiệu quả 100% đối với tất cả bệnh nhân COVID-19. Molnupiravir thuộc nhóm thuốc kháng virus mang tên chất ức chế polymerase (như remdesivir), hoạt động bằng cách tấn công vào một loại enzym mà virus dùng để sao chép vật liệu di truyền rồi đưa vào đó các đột biến khiến virus không thể tái tạo. Vì kháng thể tấn công protein bề mặt của virus SARS-CoV-2 liên tục tiến hóa, nên thuốc kháng virus được trông đợi sẽ chống lại được nhiều biến thể hơn. Kết quả giai đoạn 3 sẽ được công bố trong vài tháng tới trên nhóm người có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng.

Một nhân viên y tế cầm các vỉ chloroquine và hydroxychloroquine - hai loại thuốc đang được thử nghiệm để điều trị COVID-19. Ảnh: AFP/LTATimes
Một nhân viên y tế cầm các vỉ chloroquine và hydroxychloroquine - hai loại thuốc đang được thử nghiệm để điều trị COVID-19. Ảnh: AFP/LTATimes

Cuộc đua sáng chế

Sau hơn một năm xảy ra đại dịch, các nỗ lực tiêm chủng quốc tế đang tiến gần hơn đến việc chấm dứt đại dịch này. Mặc dù một số loại thuốc đã được sử dụng lại như trên để giúp bệnh nhân mắc COVID-19, các nhà khoa học vẫn đang tìm cách khám phá ra thuốc kháng virus có hiệu quả chống lại SARS-CoV-2.

Nhiễm SARS-CoV-2 có thể dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng ở những người dễ bị tổn thương, chẳng hạn như người già và những người mắc bệnh nền đi kèm.

Trong cuộc đua không nhận được sự hỗ trợ của chính phủ này, vào đầu năm 2020, khi SARS-CoV-2 mới bắt đầu lây lan khắp thế giới, Pfizer đã tập hợp “nhóm SWAT” (nhóm ưu tú) gồm các nhà khoa học và nhà hóa học để tìm phương pháp điều trị tiềm năng nhằm chống lại COVID-19. Gã khổng lồ dược phẩm của Mỹ này đã sáng chế ra loại vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên được cấp phép ở Mỹ vào tháng 12 năm ngoái, nay còn tham vọng sản xuất thêm một loại thuốc có thể ngăn chặn sự lây nhiễm tiến triển, tương tự như cách thuốc Tamiflu được sử dụng rộng rãi để chống lại bệnh cúm. Nhưng hơn một năm sau, Pfizer vẫn chưa bắt tay vào thử nghiệm quy mô lớn trên người đối với phương pháp điều trị COVID-19 qua đường uống.

Pfizer và các đối thủ như Hãng dược Merck (có trụ sở tại Mỹ) và Công ty Dược phẩm Thụy Sĩ Roche Holding AG cùng đang chạy đua để sản xuất viên thuốc kháng virus SARS-CoV-2 đầu tiên để người bệnh có thể uống khi có dấu hiệu sớm của bệnh. Song cho đến nay, các nhà khoa học vẫn đang nỗ lực để tìm ra một loại thuốc hiệu quả. Giám đốc điều hành của Pfizer - ông Albert Bourla - cho rằng, Pfizer có thể xin cấp phép khẩn cấp tại Mỹ cho một loại thuốc COVID-19 sớm nhất là vào cuối năm nay.

Hiện biện pháp chăm sóc hỗ trợ tối ưu bao gồm việc trợ thở ôxy cho những người bệnh nặng và có nguy cơ mắc bệnh nặng, cùng biện pháp hỗ trợ hô hấp chuyên sâu hơn như thông khí nhân tạo (thở máy) cho những người bị bệnh trầm trọng. Dexamethasone là một chất thuộc nhóm Corticosteroid có thể giúp giảm thời gian thở máy và cứu sống những người bị bệnh nặng và trầm trọng, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Tuy nhiên, vẫn chưa có loại thuốc đặc trị để phòng ngừa hoặc chữa trị COVID-19. Virus SARS-CoV-2 biến đổi liên tục khiến việc tìm ra một loại thuốc hiệu quả là thách thức lớn. Do đó, giống như cuộc chạy đua tìm vaccine ngừa COVID-19 trong suốt hơn 1 năm qua thì nay, nhiều hãng dược lớn trên thế giới lại bước vào cuộc đua tìm kiếm, thử nghiệm và phát triển các loại thuốc để sớm đẩy lùi đại dịch.

Việc tìm ra thuốc chống lại SARS-CoV-2 có ý nghĩa sống còn. Việc phát triển vaccine chống SARS-CoV-2 cũng rất quan trọng để chống lại dịch bệnh này. Song luôn cần phải tiếp tục tuân theo các hướng dẫn của WHO, ngành Y tế để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.

gia minh (Tổng hợp)
TIN LIÊN QUAN

TPHCM có thêm gần 3.500 bệnh nhân COVID-19 xuất viện

Thanh Chân |

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC) cho biết, thành phố vừa có thêm 3.493 bệnh nhân COVID-19 xuất viện.

Ngày đầu tiêm vaccine COVID-19 bằng xe lưu động ở TPHCM

Thanh Chân - Ngọc Lê |

Ngày 1.8, 2 đội tiêm vaccine COVID-19 lưu động được bố trí trên 2 ôtô chuyên dụng đã đến các khu cách ly để tiêm cho lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch.

Xem xét giảm giá nước sạch cho người dân bị ảnh hưởng bởi COVID-19

Cường Ngô |

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương xem xét, thực hiện điều chỉnh giảm giá nước sạch sinh hoạt, tiền sử dụng nước sạch sinh hoạt hỗ trợ cho người dân và các đối tượng sử dụng nước sạch sinh hoạt bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.

Loại thuốc COVID-19 vừa tổng hợp thành công chống lại nhiều loại virus

Hương Giang |

Các nhà khoa học Viện Hóa học vừa tổng hợp thành công nguyên liệu làm thuốc điều trị COVID-19 trong phòng thí nghiệm. Mặc dù chưa phải thuốc thành phẩm nhưng việc nghiên cứu tổng hợp này sẽ rút ngắn quy trình, cải tiến điều kiện phản ứng… sẽ giúp cho hiệu suất và giá thành hợp lý khi sản xuất thuốc.

Thuốc COVID-19 đầu tiên chính thức được phê duyệt điều trị bệnh nhân ở Mỹ

Phương Linh |

Remdesivir hiện đã trở thành thuốc COVID-19 đầu tiên và duy nhất được Mỹ phê duyệt điều trị cho bệnh nhân COVID-19 nhập viện.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

TPHCM có thêm gần 3.500 bệnh nhân COVID-19 xuất viện

Thanh Chân |

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC) cho biết, thành phố vừa có thêm 3.493 bệnh nhân COVID-19 xuất viện.

Ngày đầu tiêm vaccine COVID-19 bằng xe lưu động ở TPHCM

Thanh Chân - Ngọc Lê |

Ngày 1.8, 2 đội tiêm vaccine COVID-19 lưu động được bố trí trên 2 ôtô chuyên dụng đã đến các khu cách ly để tiêm cho lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch.

Xem xét giảm giá nước sạch cho người dân bị ảnh hưởng bởi COVID-19

Cường Ngô |

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương xem xét, thực hiện điều chỉnh giảm giá nước sạch sinh hoạt, tiền sử dụng nước sạch sinh hoạt hỗ trợ cho người dân và các đối tượng sử dụng nước sạch sinh hoạt bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.

Loại thuốc COVID-19 vừa tổng hợp thành công chống lại nhiều loại virus

Hương Giang |

Các nhà khoa học Viện Hóa học vừa tổng hợp thành công nguyên liệu làm thuốc điều trị COVID-19 trong phòng thí nghiệm. Mặc dù chưa phải thuốc thành phẩm nhưng việc nghiên cứu tổng hợp này sẽ rút ngắn quy trình, cải tiến điều kiện phản ứng… sẽ giúp cho hiệu suất và giá thành hợp lý khi sản xuất thuốc.

Thuốc COVID-19 đầu tiên chính thức được phê duyệt điều trị bệnh nhân ở Mỹ

Phương Linh |

Remdesivir hiện đã trở thành thuốc COVID-19 đầu tiên và duy nhất được Mỹ phê duyệt điều trị cho bệnh nhân COVID-19 nhập viện.