Thực hư thuốc Đông y chữa SARS-CoV-2

Bs Bình Nguyên |

Mới đây, Bloomberg dẫn lời tân Chủ nhiệm Ủy ban Y tế Hồ Bắc - ông Vương Hạ Thắng - về các bệnh viện ở Hồ Bắc kết hợp y học cổ truyền Trung Quốc (Traditional Chinese Medicine - TCM) với tân dược để điều trị cho quá nửa số bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2.

Dùng bài thuốc của danh y thời Đông Hán

Trước đó, theo Chinadaily ngày 6.2, trong khi dịch SARS-CoV-2 chưa có phương thuốc nào hiệu quả, Dự án nghiên cứu khoa học khẩn cấp phòng chống dịch SARS-CoV-2 do Tổng cục Quản lý TCM thực hiện đã có nhiều tiến triển. Từ ngày 27.1, Tổng cục quản lý TCM với phương châm “khẩn cấp lâm sàng, kịp thời hiệu dụng” đã khẩn trương khởi động dự án đặc biệt “Nghiên cứu sàng lọc các đơn thuốc hiệu quả trong TCM để phòng ngừa, điều trị viêm đường hô hấp do SARS-CoV-2”. Thử nghiệm điều trị tiến hành ở 4 tỉnh Sơn Tây, Hà Bắc, Hắc Long Giang và Thiểm Tây, sử dụng thuốc sắc giải độc lọc phổi trong điều trị bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2. Đến ngày 5.2, bốn tỉnh trên đã sử dụng thuốc sắc giải độc lọc phổi trên 214 bệnh nhân, kết quả có hơn 60% cải thiện bệnh trạng tương đối rõ rệt và hơn 30% bệnh trạng ổn định, không nặng thêm. Được biết trong dự án này, Tổng cục quản lý TCM dùng bài thuốc “Thanh phế bài độc thang” được cho là của Danh y Trương Trọng Cảnh (150 - 219, cuối đời Đông Hán). Đến nay, theo ông Lý Dục - Vụ trưởng Khoa học Công nghệ, Tổng cục quản lý TCM, bài thuốc được thử nghiệm ở 57 bệnh viện chỉ định thuộc 10 tỉnh, thành phố Trung Quốc... Ngày 13.2, Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát Bệnh viêm đường hô hấp cấp do COVID-19 Hồ Bắc công bố bài thuốc “Công thức 4” do họ sáng chế. Chủ đạo điều trị của bài thuốc là “hòa giải thiếu dương, hóa thấp giải độc” - làm cơ thể ấm áp hơn, tiêu bớt ẩm ướt, giải độc. Hiệu quả được ghi nhận là giảm đáng kể các triệu chứng ho, hắt hơi, các triệu chứng viêm phổi nặng và không có tác dụng phụ đáng kể.

Ngày 14.2, bệnh viện Đông y dã chiến Đại Hoa Sơn, ở quận Giang Hạ, TP.Vũ Hán hoàn thiện thì ngày 15.2, 50 bệnh nhân nhiễm COVID-19 được chuyển đến đây điều trị bằng Đông y. Ông Liu Qingquan - Quyền giám đốc bệnh viện - cho biết: “Chúng tôi muốn phát huy đầy đủ tác dụng của thuốc Đông y trong điều trị. Các loại thuốc mới và vaccine chống COVID-19 vẫn đang được phát triển. Tuy nhiên, thuốc Đông y Trung Quốc đã được chứng minh hiệu quả cải thiện hệ miễn dịch và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân trong những ngày gần đây”. Ông Vương Hạ Thắng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc - được bổ nhiệm Ủy viên Thường vụ Đảng ủy (ĐU) Hồ Bắc kiêm Bí thư ĐU, Chủ nhiệm Ủy ban Y tế trong cuộc họp báo ngày 15.2, cho hay, 3.100 BS Đông y cả nước, trong đó có nhiều chuyên gia hàng đầu về TCM, đã đến Hồ Bắc để nghiên cứu, trị bệnh và nói: “Những nỗ lực của chúng tôi đã cho một số kết quả tốt”. Hiện bài thuốc “Công thức 4” đang được sử dụng ở 30 bệnh viện lớn của Hồ Bắc và cho thấy hiệu quả tích cực. Tân Hoa xã dẫn lời ông Vương Hạ Thắng, ngày 15.2: TCM không chỉ dùng để điều trị cho hơn nửa số bệnh nhân viêm đường hô hấp cấp do SARS-CoV-2 tại Hồ Bắc, mà còn được dùng như một biện pháp để ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh ở cấp cộng đồng. Kết hợp nguồn lực của TCM và Tây y, chúng tôi có thể cải thiện tỉ lệ chữa khỏi bệnh và giảm thiểu tử vong, đảm bảo hiệu quả và an toàn cho sức khỏe người dân. Nhiều tỉnh, cơ quan Trung Quốc tích cực sáng chế bài thuốc TCM chữa bệnh do SARS-CoV-2, bài “Thanh phế bài độc thang” được gọi là công thức 1, công thức 2 của Văn phòng Tổng cục Ủy ban Y tế và Sức khỏe quốc gia, công thức 3 của các chuyên gia được Nhóm điều trị YT quốc gia chỉ định.

BS Yu Hong - bệnh viện Nhân dân số 6, TP.Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh - nói rằng, trong 22 bệnh nhân hồi phục ở đây, có hơn 80% được kết hợp TCM và Tây y. Phát ngôn viên của Ủy ban Y tế Bắc Kinh - ông Cao Hiểu Quân - nói trong cuộc họp báo ngày 24.2: “TCM đóng vai trò tích cực cải thiện tỉ lệ phục hồi và hạ thấp số tử vong ở bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2”. Theo ông Cao, 87% bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 ở Bắc Kinh được điều trị bằng TCM và 92% trong số đó đã cải thiện tình trạng sức khỏe. Trong cuộc họp báo 17.2, bà Tưởng Kiện - Vụ trưởng hành chính YT, Tổng cục quản lý TCM - cho biết: Đến thời điểm này, TCM đã tham gia điều trị 60.107 người bệnh COVID-19 cả nước (85,2%). Ở Hồ Bắc, hơn 75% ca bệnh được điều trị bằng TCM và tỉnh Giang Tây tới 95%; các khu vực ngoài Hồ Bắc đã có 87% bệnh nhân dùng TCM được chữa khỏi và cải thiện bệnh tình.

Khả năng của y học cổ truyền đến đâu?

Phải thừa nhận giá trị chữa bệnh to lớn của Đông dược nói chung, nhưng trong những đánh giá trên xem ra không khỏi có sự quá lời. Vì thế, một BS giấu tên ở Quảng Châu nói rằng, không nên đánh giá quá cao hiệu quả các phương thuốc truyền thống. “Nhiều bệnh nhân phục hồi ngay cả khi họ không sử dụng phương thuốc truyền thống, hơn 80% trong số họ bị bệnh mức độ nhẹ”. “Ít nhất là tại bệnh viện của tôi, tôi không muốn nhiều bệnh nhân sử dụng TCM để điều trị, bởi sẽ khiến chúng tôi khó theo dõi hiệu quả của tân dược”. Một BS phẫu thuật ở TP.Thâm Quyến, Quảng Đông cho rằng, bất kể phương pháp điều trị nào, BS cũng luôn phải tiếp cận một cách khoa học. “Khoa học là nền tảng của y học và khoa học cần phải được kiểm chứng”.

Ví như nói rằng TCM “còn được dùng như một biện pháp để ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh ở cấp cộng đồng” hoặc “giảm đáng kể... các triệu chứng viêm phổi nặng” hay “hạ thấp số tử vong” liệu đã được kiểm chứng? Y học dù Tây hay Đông đều dựa trên cơ sở thực nghiệm, vậy thì trước khi công bố điều này, đã có bao nhiêu người dân được uống thuốc “Công thức 4”, số người uống có đủ tin cậy xét theo tiêu chí xác xuất thống kê? Tỉ lệ người sau uống không bị nhiễm SARS-CoV-2 so với nhóm không uống thuốc có cao thấp đáng kể? Tỉ lệ người giảm các triệu chứng viêm phổi nặng là bao nhiêu? Giảm được bao nhiêu tử vong và có đối chứng không? Đặc biệt những kết quả này được công bố ở đâu - tiêu chí của mức độ tin cậy? Hiện chưa thấy một tạp chí hay chuyên san y học thế giới nào công bố kết quả này!? Trên thực tế, thành công trong việc khống chế dịch của Trung Quốc, ngoài phong tỏa, ngăn chặn không thể thiếu vai trò sống còn của điều trị. Mà điều trị các bệnh do virus hiện nay, cả thế giới chỉ trông cậy vào các thuốc kháng virus (cản trở sự nhân lên, không diệt được) và Trung Quốc cũng không phải ngoại lệ. Khi tình thế cấp bách, Trung Quốc đã cho phép sản xuất thuốc Remdesivir của hãng Gilead Inc (Mỹ) vốn được điều chế để chữa bệnh do virus Ebola và Marburg (virus gây bệnh sốt xuất huyết, họ Flaviridae, phát hiện năm 1967, ở TP.Marburrg, Đức) nhưng khá hiệu quả với SARS-CoV và MERS-CoV. Thứ đến là Favilavir của Tập đoàn Fujifilm (Nhật Bản) vốn để trị cúm, gần đây được cấp phép điều trị Ebola; đến thuốc chống sốt rét Chloroquine phosphate. Trung Quốc đã thử nghiệm trên người Kaletra của hãng AbbVie (Mỹ) thuốc kết hợp Lopinavir và Ritonavir là 2 hoạt chất kháng HIV (Ritonavir còn được kết hợp với các thuốc khác để điều trị viêm gan C). Trước đây, Thái Lan đã dùng hỗn hợp Oseltamivir trị cúm (Oseltamivir phosphate chính là Tamiflu) và Kaletra điều trị cho một cụ bà 71 tuổi, người Trung Quốc, sức khỏe bệnh nhân cải thiện tốt, âm tính với SARS-CoV-2, dù 10 ngày trước đó không có dấu hiệu phục hồi. Ngày 4.3, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc thông báo sẽ dùng Tocilizumab (Actemra), thuốc ức chế miễn dịch, dùng trị viêm khớp dạng thấp của Roche Holding AG, Thụy Sĩ, để điều trị những bệnh nhân mắc COVID-19 tổn thương phổi nặng. Trung Quốc còn dùng cả huyết tương của người khỏi bệnh để chữa bệnh COVID-19. Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc cũng thử nghiệm 30 loại tân dược, bao gồm những loại kháng HIV hoặc SARS-CoV, MERS-CoV, Ebola, Zika, cúm mùa, cúm gia cầm, sốt xuất huyết... và được cho là tạm thời nới lỏng quy định để sớm có thuốc điều trị, nghĩa là chủ đạo vẫn phải tân dược. Vì thế, nói như Giám đốc Khoa Y học kết hợp, bệnh viện Ditan, Bắc Kinh, 90% các ca nhiễm SARS-CoV-2 tại bệnh viện đang được điều trị kết hợp với TCM, tỉ lệ hồi phục khi điều trị bằng TCM là 87,5% và tăng lên 92,3% khi điều trị thêm bằng các loại tân dược? Nghĩa là TCM chủ đạo, thêm tân dược sẽ tốt hơn, không thể thuyết phục những người hiểu biết về Đông dược “tâm phục”?

Hiện Tây y không có thuốc nào đặc trị virus, Đông y càng không. Vì thế, nói như ông Liu Qingquan hay bà Song Juexian - BS khoa TCM-Tây y kết hợp, bệnh viện Xuanwu, Bắc Kinh - rằng, TCM giúp tăng cường miễn dịch, cân bằng nội môi (thể dịch) cho bệnh nhân sẽ đúng mực hơn. Ngược lại, phát biểu “khó theo dõi hiệu quả của tân dược” lại là cực đoan.

Bs Bình Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Năm 2021 sẽ kê đơn thuốc điện tử, hết cảnh bán thuốc tràn lan

Lệ Hà |

Kê đơn thuốc điện tử sẽ khắc phục tình trạng tái bán các loại thuốc chỉ được bán khi có đơn, thống kê, phân tích việc kê đơn nhằm truy suất nguồn gốc và trách nhiệm.

Vụ dùng thuốc hết hạn sử dụng truyền cho bệnh nhân: Sở Y tế TPHCM nói gì?

Anh Nhàn |

Bệnh viện Truyền máu Huyết học (quận 1, TPHCM) vừa tạm đình chỉ công tác các cá nhân có liên quan sau khi có phản ánh về việc sử dụng thuốc đã hết hạn sử dụng truyền cho bệnh nhân.

Bệnh viện GTVT Hải Phòng liên tục bị các nhà thuốc "đòi nợ"

Mai Chi - Đặng Luân |

Sau vụ hơn 30 bác sĩ ngừng việc vì bị nợ lương và chế độ liên quan, Bệnh viện Giao thông Vận tải Hải Phòng lại bị các đơn  vị cung ứng thuốc và vật tư y tế "đòi nợ" với số tiền lên đến hàng chục tỉ đồng.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Năm 2021 sẽ kê đơn thuốc điện tử, hết cảnh bán thuốc tràn lan

Lệ Hà |

Kê đơn thuốc điện tử sẽ khắc phục tình trạng tái bán các loại thuốc chỉ được bán khi có đơn, thống kê, phân tích việc kê đơn nhằm truy suất nguồn gốc và trách nhiệm.

Vụ dùng thuốc hết hạn sử dụng truyền cho bệnh nhân: Sở Y tế TPHCM nói gì?

Anh Nhàn |

Bệnh viện Truyền máu Huyết học (quận 1, TPHCM) vừa tạm đình chỉ công tác các cá nhân có liên quan sau khi có phản ánh về việc sử dụng thuốc đã hết hạn sử dụng truyền cho bệnh nhân.

Bệnh viện GTVT Hải Phòng liên tục bị các nhà thuốc "đòi nợ"

Mai Chi - Đặng Luân |

Sau vụ hơn 30 bác sĩ ngừng việc vì bị nợ lương và chế độ liên quan, Bệnh viện Giao thông Vận tải Hải Phòng lại bị các đơn  vị cung ứng thuốc và vật tư y tế "đòi nợ" với số tiền lên đến hàng chục tỉ đồng.