Điểm nhấn trong tuần

Thủ công mỹ nghệ Quảng Nam: Nhiều rào cản để tạo thương hiệu làng nghề

THÙY TRANG |

Mặc dù lĩnh vực thủ công mỹ nghệ (TCMN) của Việt Nam vốn là nguồn giá trị to lớn đối với niềm tự hào, bản sắc truyền thống và đồng thời là nguồn thu nhập của các cộng đồng địa phương, thế nhưng cho đến hiện nay, tiềm năng của ngành thủ công hầu như chưa được nhận diện đúng mức. Tại Quảng Nam, một trong những nơi có làng nghề TCMN đa dạng, vẫn còn quá nhiều rào cản để mỗi làng nghề tạo dựng nên thương hiệu cũng như phát triển.

Làng nghề phát triển qua ngày

Toàn tỉnh Quảng Nam có 89 làng nghề đang hoạt động, trong đó, có 25 làng nghề được công nhận danh hiệu làng nghề và làng nghề truyền thống. Số làng nghề được phân bổ tự nhiên theo các vùng, miền trong tỉnh, vùng ven biển 13 làng, vùng đồng bằng - trung du 67 làng và vùng miền núi 9 làng.

Năm 2012 - 2014, tổ chức UNESCO thực hiện nghiên cứu trong khuôn khổ dự án “Phát triển Làng nghề thủ công gắn với Du lịch tại Quảng Nam”. Đây được xem là nghiên cứu mới nhất về các làng nghề TCMN tại Quảng nam đã cho thấy rằng, tình trạng các doanh nghiệp hàng thủ công suy thoái bởi sản phẩm làm ra không đáp ứng được nhu cầu thị trường và giới trẻ tiếp tục làn sóng di cư tìm kiếm việc làm nơi khác hiện vẫn còn phổ biến. Nghiên cứu này tập trung vào ba khu vực địa lý: huyện Duy Xuyên, Điện Bàn, và Hội An là các địa phương nằm quanh 2 di sản thế giới phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn. Cuộc điều tra được thực hiện đối với toàn bộ nghệ nhân và doanh nghiệp thủ công trong cả ba địa bàn, với tổng số 238 người.

63% người được phỏng vấn chỉ tham gia sản xuất gia công theo hợp đồng và nhận lương từ công việc này. Thế nhưng, tuy chỉ với quy mô vừa phải, ngành công nghiệp thủ công ở Quảng Nam mang lại cơ hội việc làm cho nhiều người dân địa phương, đặc biệt là cho phụ nữ. 6 ngành nghề chủ chốt sử dụng 1.197 nhân công với 95,3% là người dân địa phương trong huyện. Chỉ một tỉ lệ phần trăm nhỏ số lao động làm thuê (4,68%) đến từ các huyện khác và họ chủ yếu làm việc tại các doanh nghiệp nhỏ trong ngành mây, tre.

Ngành thủ công cung cấp cơ hội tốt cho người dân địa phương để chuyển đổi công việc và tăng thu nhập. 64,9% công nhân chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang ngành nghề thủ công. Hầu như toàn bộ những người tham gia phỏng vấn cho biết, nguồn sinh kế chính của họ hiện tại phụ thuộc vào nghề thủ công. Thu nhập bình quân từ sản xuất thủ công của mỗi hộ gia đình là trên 140 triệu đồng, thuộc nhóm thu nhập trung bình trong cả nước.

Tuy nhiên, tổng số lao động trong ngành nghề thủ công biến động nhiều do nhiều thợ thủ công làm việc theo mùa vụ hoặc bán thời gian. Điều này cho thấy, ngành nghề TCMN thực sự là nguồn thu nhập chính với nhiều hộ dân nhưng vì chưa có được sự ổn định của thị trường nên dẫn đến việc làm theo mùa, theo hợp đồng. Điều này kéo theo sự phát triển chung của các làng nghề cũng chỉ đang đếm qua từng ngày.

Truyền nghề nhưng chưa có truyền nhân

Cũng cùng khảo sát này, chỉ 26% số người tham gia phỏng vấn có trình độ học vấn cao hơn bậc phổ thông trung học. Một mặt, tình trạng này phản ánh một lợi thế riêng biệt mà ngành thủ công mang lại cho người dân địa phương khả năng tiếp cận các cơ hội học tập kỹ năng một cách dễ dàng. Mặt khác, tình trạng này cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển trong công việc của thợ thủ công do nền tảng hạn chế của họ để thực hiện các nghiên cứu thị trường hoặc phát triển các sản phẩm sáng tạo.

Đặc biệt, các thợ cao tuổi là lực lượng lao động chính, trong khi đó giới trẻ ít quan tâm và chưa có động lực để nối nghiệp nghề thủ công truyền thống. Vấn đề thiếu sự tham gia và động lực của thế hệ trẻ có thể là một rào cản đối với khả năng sáng tạo và đổi mới trong phát triển sản phẩm mới. Tỉ lệ thanh thiếu niên dưới 25 tuổi tham gia vào nghề sản xuất hàng thủ công với vai trò là thành viên doanh nghiệp gia đình hay lao động làm thuê rất thấp. Tỉ lệ này đặc biệt đáng báo động đối với đối tượng thành viên gia đình (chỉ 4% đối với cả nam và nữ) so với 18,3 và 10,7% (nam và nữ) đối với lao động làm thuê, mặc dù truyền nghề qua kênh gia đình và người thân vẫn là hình thức học và nâng cao tay nghề chính đối với thợ tập sự.

Và dù hầu hết các nghệ nhân thể hiện niềm tự hào của họ trong nghề thủ công và sẵn sàng truyền dạy nghề cho người khác nhằm tiếp nối và phát huy nghề truyền thống và các mục đích kinh tế như hỗ trợ người dân địa phương và phát triển kinh tế địa phương nhưng không tìm được người có nguyện vọng học nghề hoặc do họ không có đủ thời gian và điều kiện để truyền dạy. Đây là một tình trạng chung đối với các làng nghề truyền thống khác ở Việt Nam và trong toàn khu vực chứ không riêng gì Quảng Nam. Đây cũng lại là điểm quan trọng, bởi nếu chỉ mãi truyền nghề cho những người lao động bình thường thì không có một truyền nhân nào phát huy hơn nữa những giá trị của làng nghề trong tương lai.

Chính sách chưa mở đường cho TCMN

Xung quanh thị xã Hội An, đèn lồng, đồ gốm, chạm khắc gỗ là các ngành công nghiệp chiếm ưu thế. Do đó, phần lớn nguyên vật liệu dành cho các ngành công nghiệp thủ công địa phương là mây - tre, đất sét và gỗ. Tuy nhiên, nguyên liệu thô không đạt chất lượng. Kỹ thuật truyền thống khi xử lý nguyên liệu mang lại hiệu quả kém, dẫn tới việc các sản phẩm tre thường có tuổi thọ ngắn, dễ bị nấm và côn trùng tấn công. Như vậy chất lượng sản phẩm gần như không được đảm bảo.

Tương tự, kỹ thuật sản xuất gốm nung sử dụng gỗ để tạo nhiệt cho các lò nung hạn chế khả năng kiểm soát nhiệt độ. Ngoài ra, phương pháp vệ sinh đất nung truyền thống và nguồn cung cấp nguyên liệu thô không ổn định hạn chế khả năng kiểm soát chất lượng sản phẩm gốm của các nghệ nhân. Tình trạng này đồng thời cũng hạn chế các thiết kế sản phẩm dùng để đựng thức ăn do sự biến động của tỉ lệ kim loại như chì và cadmium.

Bên cạnh đó, vấn đề chính sách cũng cần phải xem lại. Trong kết quả nghiên cứu, UNESCO cho rằng, để lĩnh vực TCMN được chú trọng một cách thực sự trong các chương trình nghị sự về chính sách phát triển, cần thiết phải đánh giá đầy đủ các tác động về kinh tế - xã hội của nó. Các nhà hoạch định chính sách và nhà quản lý cần được thông tin đầy đủ về tình hình thị trường tại khu vực, số lượng và các sản phẩm chủ lực bán ra, các kênh tiếp thị và các bước đi phù hợp nhằm giảm nhẹ những thách thức mà các ngành nghề thủ công sản xuất tại địa phương phải đối mặt.

Các thông tin nền cơ bản này còn rất thiếu do chưa có sự đầu tư và quan tâm của các cơ quan quản lý và các viện nghiên cứu. Cho tới nay, mới chỉ có duy nhất một báo cáo khảo sát tổng thể về ngành thủ công của Sở Công nghiệp, thực hiện cách đây 15 năm (năm 1999). Trong đó, phương pháp nghiên cứu truyền thống tập trung vào số liệu thống kê và tiếp cận từ góc độ giá trị kinh tế nhưng không phản ánh các thuộc tính mang tính định lượng của các ngành nghề thủ công địa phương, bỏ qua các yếu tố văn hóa và xã hội rất quan trọng, nhất là của các cộng đồng nghề thủ công sinh sống xung quanh các Khu Di sản Thế giới Đô thị cổ Hội An và Di tích Mỹ Sơn.

Vì vậy, cần xây dựng một cơ sở dữ liệu về các ngành công nghiệp thủ công và vận động chính quyền địa phương thường xuyên cập nhật cơ sở dữ liệu; Tăng cường các cơ chế hỗ trợ về mặt thể chế đối với các hoạt động thủ công. Như vậy, với rất nhiều rào cản về nhân lực, thị trường, chính sách… các làng nghề tại Quảng Nam dù có được các công nhận nhưng vẫn chưa có được dấu ấn thương hiệu xứng đáng.

THÙY TRANG
TIN LIÊN QUAN

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Là con trưởng có nhất thiết phải về quê ăn Tết?

Hải Minh |

Nhiều người quan niệm, là trai trưởng trong nhà phải có trách nhiệm về quê ăn Tết cùng gia đình vào mỗi năm.

Không còn cảnh công nhân xếp hàng rút tiền ATM để về quê ăn Tết

Bảo Hân - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Tại khu vực các cây ATM cạnh Khu công nghiệp Thăng Long (xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội) sáng 15.1, không có cảnh công nhân xếp hàng dài để chờ rút tiền về quê ăn Tết.

Vì sao linh vật mèo ở Quảng Trị khiến người xem trầm trồ?

HƯNG THƠ |

Linh vật mèo vừa được đưa đến Quảng trường trung tâm huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị đã được nhiều người quan tâm vì giống mèo thật.