Thổ ngữ Quảng Nam - cái nôi của chữ Quốc ngữ

Hoàng Văn Minh |

Trong cuốn sách “Dinh trấn Thanh Chiêm” vừa xuất bản, hai nhà nghiên cứu Đinh Trọng Tuyên - Đinh Bá Truyền hé lộ những thông tin rất thú vị. Rằng chữ Quốc ngữ thời kỳ đầu, cách đây gần 400 năm được các giáo sĩ Dòng Tên ký âm bằng thổ ngữ Quảng Nam, hay còn gọi là “Nói Quảng”. Và kiểu phát âm ấy hiện vẫn còn được người dân làng Thanh Chiêm lưu giữ.

Thanh Chiêm - cái nôi của chữ Quốc ngữ

Làng Thanh Chiêm (Điện Bàn, Quảng Nam) được thành lập năm 1474. Đến năm 1602, khi chúa Nguyễn Hoàng quyết định thành lập dinh trấn Quảng Nam thì Thanh Chiêm trở thành dinh trấn Thanh Chiêm - nơi đặt dinh thự của quan Trấn thủ Quảng Nam và là trụ sở ba cơ quan hành chính đầu não của Quảng Nam là Xá sai ty, Tướng thần lại ty và Lệnh sở ty. Dinh trấn Thanh Chiêm thời ấy là thủ phủ của một vùng đất rộng lớn, bao gồm địa phận các tỉnh thành: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên bây giờ.

Vào đầu thế kỷ 19, một giáo đoàn Kito gồm hơn 20 giáo sĩ Dòng Tên là các linh mục, thầy giảng người Bồ Đào Nha, Ý, Pháp, trong đó đa phần là người Bồ, được phái đến xứ Đàng Trong thay vì Nhật Bản với mục đích truyền đạo Công giáo. Năm 1615, các giáo sĩ tiên phong trong Giáo đoàn đã đến Đà Nẵng để tìm cách thiết lập cơ sở truyền đạo. Đến năm 1623, đã có 2 trú sở truyền đạo chính được tại Hội An và Nước Mặn (Quy Nhơn) và 2 năm sau thì thành lập cơ sở thứ 3 ở Thanh Chiêm.

Ban đầu, sứ mệnh gieo đức tin Thiên chúa diễn ra rất khó khăn bởi cách biệt ngôn ngữ, các giáo sĩ không thể hiểu dân địa phương nó gì do “ngôn ngữ ở đây là một thứ tiếng như âm nhạc, nghe như chim hót”. Vì thế, các giáo sĩ đã sử dụng những mẫu tự Latin để ký âm tiếng Việt nhằm phục vụ cho việc học ngôn ngữ bản địa cũng như trực tiếp giảng đạo mà không cần phiên dịch. Chữ Quốc ngữ, hơn 400 năm trước, ra đời trong bối cảnh như vậy tại Thanh Chiêm, theo nghiên cứu của các nhà khoa học đến thời điểm này!

Theo Linh mục, GS Rolland Jacques đến từ Đại học Saint Paul (Canada), giáo sĩ Francisco de Pina là người đầu tiên bắt tay vào việc thực hiện công trình Latin hóa tiếng Việt. Cũng chính Francisco de Pina nhận xét tiếng Việt là một ngôn ngữ “có thanh điệu như một bản xướng âm, cần phải biết xướng âm trước đã. Chỉ sau đó mới học các chữ”. Cũng giáo sĩ Francisco de Pina, năm 1618, cùng với một thanh niên giáo dân người Việt có tên thánh là Phêrô lần đầu tiên dịch sang tiếng Việt cuốn “Kinh Lạy Cha” và các kinh căn bản trong Kito giáo.

Đây có thể xem là khởi đầu của công cuộc ký âm tiếng Việt bằng mẫu tự Latin. Sau khi chuyển ngữ xong cuốn Kinh Thánh đầu tiên, Francisco de Pina nhận thấy giữa các văn bản viết bằng chữ Hán, chữ Nôm và tiếng Việt có sự khác biệt. Vì vậy, để thực hiện các công trình tiếp theo, ông tìm đến sự giúp đỡ của những người Việt xuất thân “cửa Khổng sân Trình” am hiểu đạo sách thánh hiền.

Sau này, việc phiên âm của Francisco de Pina thuận lợi hơn nhờ những mối quan hệ thân thiết với một số thành viên gia đình chúa Nguyễn. Nhờ vậy, học viện Việt ngữ đầu tiên được thành lập năm 1624 do giáo sĩ Francisco de Pina chủ trì tại Dinh trấn Thanh Chiêm.

Tại học viện Việt ngữ, các giáo sĩ vừa giảng đạo cho gia đình Chúa, vừa học tiếng Việt và thực hiện công việc chuyển ngữ. Cộng sự của Francisco de Pina là các ông nghè, sư sãi, thầy đồ, các quan lại thành thạo chữ Hán, am hiểu nhất định về ngôn ngữ. Hai bên tương tác qua lại học hỏi lẫn nhau. Đồng thời, de Pina còn mò mẫm soạn sách chữ Quốc ngữ A-B-C; biên soạn tiểu luận về “Chính tả và các thanh điệu” tiếng Việt bằng La ngữ và Quốc ngữ dài 22 trang chép tay chưa hoàn thành.

Linh mục cho biết, GS Rolland Jacques, trong tác phẩm này, phương pháp ký âm tiếng Việt của Pina rất siêu và giống với chữ Quốc ngữ bây giờ một cách ngạc nhiên và đáng khâm phục như: “Kẻ có tài thì haọc / Kẻ có tài thì học”; “Đi đàng kia làm chi/ Đi đằng kia làm chi”; Cha lo viec cha/ Cha lo việc cha”; “Tôi mạc viec bay giờ/ Tôi mắc việc bây giờ”...

Tuy vậy, Francisco de Pina không may qua đời trong một tai nạn đắm tàu vào cuối năm 1625. Và các giáo sĩ Gaspar do Amaral, Antónine de Barbosa, Girolamo Majorica và đặc biệt là Đắc Lộ (tên tiếng việt của Alexandre de Rhodes) tiếp tục công việc nghiên cứu và hoàn thiện chữ Quốc ngữ.

Một trang trong cuốn “Phép giảng 8 ngày” của giáo sĩ Đắc Lộ. Ảnh: Tư liệu
Một trang trong cuốn “Phép giảng 8 ngày” của giáo sĩ Đắc Lộ. Ảnh: Tư liệu

Dấu ấn “Nói Quảng”

Những thừa sai tiên phong đến xứ Đàng Trong để truyền đạo và học tiếng Việt, thổ ngữ Quảng Nam, chính xác hơn là Thanh Chiêm chính là âm sắc ban đầu mà các vị này dựa vào để ký âm tiếng Việt bằng mẫu tự Latin. Lật lại cuốn “Từ điển Việt - Bồ - La” của giáo sĩ Đắc Lộ, ta thấy trong phần nguyên âm có: a, e, i, o, u, ơ, ư, â, ê, ô và tuyệt nhiên không có nguyên âm “ă” như trong Việt ngữ hiện đại. Vì sao giáo sĩ Đắc Lộ không sử dụng nguyên âm “ă”? Câu trả lời là người dân Thanh Chiêm không phát âm theo nguyên âm “ă”. Vây nên giáo sĩ Đắc Lộ đã ký âm là “chảng có gì sốt” thay vì “chẳng có gì sốt”. Điều thú vị, theo hai tác giả  Đinh Trọng Tuyên - Đinh Bá Truyền trong “Dinh trấn Thanh Chiêm”, bây giờ ở Thanh Chiêm, người dân vẫn phát âm theo lối không có nguyên âm “ă” như cách đây 400 năm!

Và thành ngữ “ăn chắc mặc bền” vẫn cứ được người dân Thanh Chiêm phát âm là “eng chéc mẹc bền”! Và khi giáo sĩ Cristoforo Borri đến Đàng Trong từ năm 1621, ông đã ký âm “Tui ciam biet” (Tui chẳng biết). Không thể lẫn lộn vào đâu được nữa, bởi “tui” (đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất) rõ ràng là lối xưng hô của người xứ Quảng Nam!

Cũng theo hai tác giả trên, năm 1646 tại Ma Cao, để giải quyết những bất đồng liên quan đến hệ thống thuật ngữ Kito giáo bằng Việt ngữ, một hội nghị gồm 35 giáo sĩ do quyền giám sát Dòng Tên hai vùng Trung - Nhật được triệu tập nhằm định chuẩn “Mô thức rửa tội bằng tiếng Annam” nhưng không đi đến thống nhất. Theo đề nghị của giáo sĩ Đắc Lộ, “Mô thức rửa tội bằng tiếng Annam” được mang về La Mã và đưa ra nghiên cứu lại vào thập niên 1650 tại Bộ Truyền bá Đức Tin và sau đó tại Bộ Thánh vụ. Và tại đây, một giáo sĩ Dòng Tên người Ý là Giovani Filippo Marini đã có thư “tố cáo” năng lực Việt ngữ của giáo sĩ Đắc Lộ. Linh mục, GS Rolland Jacques thì “trong thư tác giải nêu lên khả năng đáng nghi ngờ của Đắc Lộ về ngữ học Việt Nam.

Tu sĩ này đánh giá thấp Đắc Lộ vì Đắc Lộ nói theo tiếng Đàng Trong, đánh giá “thô kệch” so với tiếng chuẩn của kinh đô...”. Bức thư tố cáo này một lần nữa khẳng định: Giáo sĩ Đắc Lộ nói tiếng Việt theo giọng Đàng Trong, tức là giọng Quảng Nam - Thanh Chiêm. Tiếng nói này còn được gọi là “Nói Quảng” như J.F.M Génibrel đã viết trong công trình nghiên cứu “Đại Việt Quốc âm Pháp thích tập thành”: “Nói Quảng là nói thổ ngữ Đàng Trong”.

Trở lại với hội nghị “Mô thức rửa tội bằng tiếng Annam”, trong biên bản hội nghị ghi bằng tiếng Bồ Đào Nha, câu khẩu ngữ bằng tiếng Việt (thực chất là tiếng Quảng Nam - Thanh Chiêm) dùng để đọc khi làm lễ rửa tội, được hội nghị thông qua như sau: “Tau rữa maai nhân danh Cha ùa Con, ùa spirito santo” (Tao rửa mày nhân danh Cha và Con, và spirito santo). Nhà nghiên cứu Đỗ Quang Chính - người sưu tầm được biên bản hội nghị - cho rằng, đây là “tài liệu cổ vào bậc nhất về giai đoạn thứ hai trên lịch trình tiến hóa của chữ Quốc ngữ”. Cũng theo nhà nghiên cứu Đỗ Quang Chính, nghiên cứu khẩu ngữ bằng tiếng Annam đã được hội nghị ở Ma Cao thông qua cho thấy có 4 âm tiết mang khẩu âm Quảng Nam - Thanh Chiêm chính hiệu là “tau (tui, tôi), maai (mày, mi), rữa (rửa), ùa (và).

Điều thú vị nữa là thời điểm năm 1650, trong khi giáo sĩ Giovani Filippo Marini đã tố cáo giáo sĩ Đắc Lộ đã học một ngôn ngữ Quảng Nam - Thanh Chiêm “thô kệch” thì sau đó hơn 200 năm, vua Minh Mạng triều Nguyễn lại cho dùng thứ ngôn ngữ “thô kệch” này làm giọng nói chính thức tại triều đình Huế và còn khen là tiếng Quảng rất dễ nghe! Các bản tấu chương, văn tế ở đây đều được đọc, xướng bởi các quan nói tốt tiếng Quảng Nam thay vì tiếng Huế, Nam Bộ hay Bắc Bộ. Sách “Đại Nam nhất thống chí” bản Tự Đức, quyển 5, mục “Phong tục” viết: “Còn như tiếng nói thì bình dị, so với các tỉnh,ì đây là thích trung (vừa phải); tuy Kinh sư cũng lấy tiếng Quảng làm chính”.

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Người Việt đã góp phần vào việc hình thành chữ Quốc ngữ như thế nào?

Hoàng Văn Minh |

Việc hình thành chữ Quốc ngữ thời kỳ đầu, ngoài hai “ông tổ” là giáo sĩ thuộc Dòng Tên Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes, còn có sự đóng góp rất lớn của nhiều người Việt. Đáng tiếc là công lao của người Việt chỉ được lịch sử nhắc nhớ mờ nhạt, điểm xuyết.

Hội thảo 100 năm chữ Quốc ngữ: 12 người phản đối đặt tên đường vắng mặt

Hoàng Văn Minh |

Không có ai trong số 12 tri thức ở Huế phản đối việc đặt tên đường "ông tổ" chữ Quốc ngữ tham dự hội thảo "100 năm chữ Quốc ngữ ở Việt Nam" dù Ban tổ chức có mời.

100 năm chữ Quốc ngữ - hội thảo quốc tế tổ chức qua… mạng xã hội

Hoàng Văn Minh |

Hội thảo "100 năm chữ Quốc ngữ ở Việt Nam" diễn ra trong hai ngày 28 và 29.12 tại Đà Nẵng. Đây là lần đầu tiên, một hội thảo quốc tế được tổ chức chủ yếu qua mạng xã hội Facebook và thư điện tử.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Người Việt đã góp phần vào việc hình thành chữ Quốc ngữ như thế nào?

Hoàng Văn Minh |

Việc hình thành chữ Quốc ngữ thời kỳ đầu, ngoài hai “ông tổ” là giáo sĩ thuộc Dòng Tên Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes, còn có sự đóng góp rất lớn của nhiều người Việt. Đáng tiếc là công lao của người Việt chỉ được lịch sử nhắc nhớ mờ nhạt, điểm xuyết.

Hội thảo 100 năm chữ Quốc ngữ: 12 người phản đối đặt tên đường vắng mặt

Hoàng Văn Minh |

Không có ai trong số 12 tri thức ở Huế phản đối việc đặt tên đường "ông tổ" chữ Quốc ngữ tham dự hội thảo "100 năm chữ Quốc ngữ ở Việt Nam" dù Ban tổ chức có mời.

100 năm chữ Quốc ngữ - hội thảo quốc tế tổ chức qua… mạng xã hội

Hoàng Văn Minh |

Hội thảo "100 năm chữ Quốc ngữ ở Việt Nam" diễn ra trong hai ngày 28 và 29.12 tại Đà Nẵng. Đây là lần đầu tiên, một hội thảo quốc tế được tổ chức chủ yếu qua mạng xã hội Facebook và thư điện tử.