“Thơ đóng góp tiếng nói tích cực cho một thế giới hòa bình...”

Kiều Bích Hậu (thực hiện) |

Trương Anh Tú là một nhà thơ Việt sống và làm việc tại Đức. Tháng 10.2021, tin vui của anh bay về đất nước, đó là việc tập thơ song ngữ Ba Lan - Việt Nam “Hoa ban mai” của anh đã được Nhà xuất bản Ofcyna Wydawnicza G&P cho ra mắt bạn đọc Ba Lan.

Hãy cùng trò chuyện với tác giả Trương Anh Tú về hình tượng thơ, về việc sáng tác thơ và xuất bản ở nước ngoài, cùng vai trò của nhà thơ và thơ ca trong thời đại chúng ta sống.

Thưa anh, anh bắt đầu làm thơ từ khi nào, và điều gì khiến anh cầm bút viết bài thơ đầu tiên? 

- Tôi yêu văn nghệ từ nhỏ, thích ca hát và cũng viết những câu thơ đầu tiên rất tự nhiên, nhưng chỉ cho riêng mình. Những câu thơ đầu tiên ấy không mất đi, nó thấp thoáng đâu đó trong những bài thơ sau này của tôi khi viết về tuổi thơ. Khi lớn lên, nhất là khi ra nước ngoài tôi đã làm thơ như một đam mê, một nhu cầu tự thân để nói lên “tiếng nói bên trong”, để trải ra nhịp điệu tâm hồn mình và tất nhiên qua thơ tôi có thể khám phá, chiêm nghiệm, thể hiện thái độ với thế giới xung quanh.

Từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, tôi đã có những bài thơ đăng trên các báo người Việt ở Đức; một số các báo người Việt ở Thụy Sĩ, ở Đan Mạch đã đăng lại những bài thơ của tôi. Nhưng bài thơ để lại dấu ấn, tôi coi là bài thơ - bài học đầu tiên trong hành trình thơ ca của mình là “Mẹ tôi” - bài thơ này đăng lần đầu trên báo Người Hà Nội năm 1996, sau đó đăng trên tạp chí Văn Việt - chuyên mục “Gương mặt thơ” năm 2008 và trong tuyển tập “Thơ hay về mẹ” do nhà sách Đông Tây và NXB Văn học ấn hành năm 2019.

Tôi đã xuất bản 2 tập thơ: Tập “Cảm xúc” - NXB Văn học năm 2007 và tập “Những mùa hoa anh nói” - NXB Hội Nhà văn năm 2018. Cho đến nay tôi có khoảng hơn 100 bài thơ đã đăng trên các báo, tạp chí văn học - nghệ thuật ở trong nước.

Thơ anh thường ghi dấu ấn đậm nét về thiên nhiên, và người mẹ,... Anh có thể cho biết một vài kỷ niệm sâu sắc khiến anh chọn hai hình tượng chủ đạo đó?

- Nhận xét của chị khiến tôi nhớ đến những nhận định - đánh giá của các nhà nghiên cứu - phê bình văn học trong và ngoài nước khi viết về thơ tôi. Nhà phê bình văn học Đỗ Quyên viết trong tiểu luận phê bình “Những bài thơ Tú nói” (đăng trên tạp chí Sông Hương) khi nghiên cứu về đề tài trong thơ Trương Anh Tú: “Ở nhà thơ của chúng ta, Mẹ thiên nhiên (trời, đất) là bệ đỡ cho tình đôi lứa, gia đình, mẫu tử, đất nước và Tổ quốc. Đặc biệt, khá khác so với dòng thơ có bàn viết nằm ngoài hình chữ S: Thơ Trương Anh Tú viết về quê hương hoài tưởng mà không mặc cảm... Về nhân vật trữ tình, như ở bao nhà thơ làm con khác trên đời, người mẹ là chủ đề sâu nặng của tác giả; các bài này đều xúc động, khá trở lên”...

Hay gần đây trong bài nghiên cứu về thơ Trương Anh Tú (đăng trên tạp chí Nghiên cứu Văn học của Viện Văn - thuộc Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) Hoàng Thụy Anh đã viết: “Ý thức được những căn tính của sinh thái, cho nên, từ hoa lá cỏ cây cho đến con người hầu như đều được Trương Anh Tú đặt trong bầu không khí xanh trong, tươi tắn và đáng yêu... Trương Anh Tú đã thể hiện thái độ nâng niu, trân quý, vĩnh cửu cái đẹp, bất diệt cái đẹp. Trương Anh Tú muốn con người ngước lên với thiên nhiên, từ thiên nhiên mà đúc rút cho mình những chân lý sống... Hình ảnh người mẹ thường trở đi trở lại trong thơ anh như là tín hiệu của nỗi niềm tha hương. Khi nỗi nhớ mẹ trào dâng, anh ước ao mình là hạt mưa trong veo, tinh khiết nhất để được chia sẻ, xoa dịu bao nỗi vất vả, lam lũ của mẹ: “Mai làm một hạt mưa rơi/ Đậu vai áo mẹ lặng nơi quê nhà” (Mai làm hạt mưa). Anh còn mượn tiếng nói của trẻ thơ giãi bày lòng hiếu thảo với mẹ: “Còn một giấc mơ ngoan/ Bé thì thào với mẹ/ Mẹ ơi! Bao nỗi buồn/ Con mang cho mẹ nhé!” (Đêm Noel)”...

Hình tượng người mẹ trong thơ tôi vừa là người mẹ thương yêu ruột thịt sinh thành, vừa là Tổ quốc; mẹ đồng hiện cùng Tổ quốc - Tổ quốc là mẹ. Tôi đã đi rất nhiều vùng đất, đi qua bao con sông trên mặt đất này nhưng mỗi khi ngoảnh lại, tôi đều thấy sông Hồng, sông Hương, thấy dòng Cửu Long Giang sau lưng mình như là một “tín hiệu” của nỗi nhớ, của ký ức, của những cồn cào không nguôi trong phù sa ngàn đời vẫn đang vẫy gọi, bồi đắp.

Nếu họa sĩ lấy màu để vẽ nên những bức tranh thì rất tự nhiên tôi lấy thiên nhiên để khám phá, soi chiếu; lấy thiên nhiên để làm bệ đỡ “cõng” những con chữ của mình. Rất nhiều triết lý của sự sống, của cái đẹp hiện hữu trong thiên nhiên mà con người vô tình hay cố tình bỏ qua. Khi tôi viết “Biển xanh bằng đôi mắt/ Của con sóng không lời/ Trong lặng im hạt cát/ Đã bao lời biển khơi”... tôi thấy mình được cùng thơ nghe thấy một tiếng vọng, một tiếng gọi. Thơ ở đây như một giác ngộ, một tấm gương, một con đường để suy ngẫm, đào bới hiện thực, cho chúng ta bay lên trên đôi cánh vô tận của cái đẹp để nhìn một thế giới khác bằng đôi mắt của thiên nhiên, của tri giác.

Vì sao anh đang sống ở Đức, mà lại xuất bản thơ ở Ba Lan? Anh có thể chia sẻ về câu chuyện dẫn anh đến với cơ hội xuất bản tập thơ đầu tiên ở đất nước Trung Âu xinh đẹp, thanh bình, có nhiều vĩ nhân và từng đoạt 7 giải Nobel? 

- Việc tôi ở Đức mà lại xuất bản thơ ở Ba Lan như chị nói ta tạm gọi là “nhân duyên” chăng. Do một cuộc gặp gỡ tình cờ tại Việt Nam, thơ tôi đã được một dịch giả uy tín dịch sang tiếng Ba Lan. Quá trình làm việc bao gồm dịch thơ, biên tập, tìm kiếm nhà xuất bản kéo dài hai năm trời. Tôi tin rằng, tập thơ sẽ có thể mang đến cho bạn đọc những bông hoa ban mai đúng nghĩa - những bông hoa của tình yêu thương, lòng vị tha, của một thế giới biết yêu thương con người; đồng thời góp phần thúc đẩy cho sự hiểu biết, trao đổi văn hóa thông qua con đường trao đổi văn học giữa hai nước.

Anh có các mối quan hệ với các nhà thơ Ba Lan hay không? Nhà thơ Kalina Izabela Ziola có nhận xét gì về thơ của anh?

- Tôi có biết một vài nhà thơ Ba Lan, thỉnh thoảng có đọc một vài bài thơ của họ trên facebook. Khi 11 bài thơ của tôi từ tập “Những mùa hoa anh nói” được dịch và gửi cho nhà thơ Kalina Izabela Ziola (lúc ấy tôi chưa từng biết nữ nhà thơ này) để bà đọc, cho ý kiến. Ngay sau đó nhà thơ Kalina Izabela Ziola đã nồng nhiệt tán thành việc chuyển ngữ, bà nói muốn được đọc tiếp những bài thơ của tôi, thậm chí có những khoảng thời gian do đại dịch COVID-19 cùng những lý do khác khiến việc làm sách bị chậm lại, bà đã “đốc thúc”, đưa ra những ý kiến, sát cánh cùng dịch giả để tập thơ được hoàn thành một cách tốt nhất.

Hẳn anh từng thăm Ba Lan một số lần? Anh có những kỷ niệm gì về đất nước này? 

- Như chúng ta biết, Ba Lan là một đất nước tươi đẹp, rất đáng ngưỡng mộ cả về mọi mặt của đời sống. Tôi đã có lần đến Ba Lan, thăm quan khá nhiều thành phố. Tôi đã đến bảo tàng Chopin ở Warsawa, đứng bên cây đàn Piano nghe rất nhiều bản nhạc của ông; đến tượng đài, khu nhà tưởng niệm những người đã ngã xuống trong cuộc khởi nghĩa thời chiến tranh chống phát xít. Một đất nước trong lịch sử bị nhiều đế quốc chiếm đóng nhưng vẫn vượt lên với những thành tựu, với những con người xuất chúng như thế rất cần để chúng ta trao đổi, học hỏi và suy ngẫm. Hy vọng trong tương lai tôi sẽ có cơ hội để giao lưu nhiều hơn với bạn đọc, với các nhà thơ, nhà văn Ba Lan trong các cuộc gặp gỡ, giới thiệu tác phẩm.

Anh có thể tiết lộ những dự định về thơ trong năm 2022?

- Con người vẫn đứng trước những nguy cơ chiến tranh, bị phân biệt đối xử, thiên nhiên bị tàn phá, hậu quả của biến đổi khí hậu sẽ tiếp tục nặng nề. Chúng ta không thể làm ngơ phó thác cho ngoại cảnh. Tôi vẫn tiếp tục viết những bài thơ của mình, làm sao để có thể cất lên tiếng nói thời đại mình. Các dịch giả tiếng Anh cũng đã và đang tìm đến dịch những bài thơ của tôi. Tôi sẽ cùng họ hoàn thành những cuốn sách một cách tốt nhất, hy vọng có thể đóng góp những tiếng nói tích cực cho một thế giới hòa bình, biết tôn trọng con người và bảo vệ thiên nhiên, một thế giới nhân ái và bao dung.


Kiều Bích Hậu (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Xứng đáng có con đường mang tên nhà thơ Đoàn Phú Tứ

Hải Minh - Phương Trang |

Gia đình nhà thơ Đoàn Phú Tứ mong muốn Hà Nội sẽ có con đường mang tên ông. Đoàn Phú Tứ (1910 - 1989) là một nhà soạn kịch, nhà thơ, dịch giả Việt Nam nổi danh từ thời tiền chiến. Nhà thơ Đoàn Phú Tứ được coi là người đứng trong hàng ngũ các hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam.

Nhà thơ Vân Long - một mảnh hồn thu Hà Nội

Anh Thư |

Nhà thơ Vân Long sinh năm 1934 tại Hà Nội, nguyên là biên tập viên thơ Nhà xuất bản Hội nhà văn, nguyên Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn Hà Nội (2006-2007). Ngoài 8 tập thơ đã xuất bản, ông còn sáng tác nhiều cho thiếu nhi và là cây bút viết chân dung - tiểu luận phê bình hấp dẫn. Mùa thu là một không gian đầy xao động, gợi mở trong thơ ông. Và chính ông cũng là một phần của mùa thu Hà Nội.

Nhà báo - nhà thơ: Sự đồng điệu “chức phận cao quý của thi ca”

Đinh Viên |

Vào dịp kỷ niệm 96 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, chúng ta rất vui khi làng báo xuất hiện ngày càng nhiều thêm những nhà báo yêu thơ và trực tiếp làm thơ. Không ít người vừa viết báo, ghi hình, chụp ảnh, làm kỹ thuật truyền thông…, đã có những tập thơ xuất bản, được công chúng thơ đón nhận, hoan nghênh. Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ đề cập một “góc nhỏ” trong bình diện thơ nói chung hiện nay – đó là sự cảm nhận, tương tác, thấu hiểu sẻ chia giữa những người đã và đang vừa viết báo, vừa sáng tác thơ.

Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm: Trọn một đời tận hiến

Hải Minh |

Là một người bạn văn với nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm, Thiếu tướng, Nhà văn Nguyễn Hồng Thái đã có nhiều kỷ niệm đẹp với ông.

Nhà thơ Nguyễn Duy: "Thanh bình là phúc của dân tộc"

Lê Thanh Phong |

Gõ cửa nhà thơ Nguyễn Duy sáng mùng một Tết Tân Sửu 2021, lại bày ra chén rượu, lại thơ. Những bài thơ Nguyễn Duy viết về Tết năm xưa, nay vừa rượu, vừa nghe ông đọc nhâm nhi, buồn và thấm.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Xứng đáng có con đường mang tên nhà thơ Đoàn Phú Tứ

Hải Minh - Phương Trang |

Gia đình nhà thơ Đoàn Phú Tứ mong muốn Hà Nội sẽ có con đường mang tên ông. Đoàn Phú Tứ (1910 - 1989) là một nhà soạn kịch, nhà thơ, dịch giả Việt Nam nổi danh từ thời tiền chiến. Nhà thơ Đoàn Phú Tứ được coi là người đứng trong hàng ngũ các hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam.

Nhà thơ Vân Long - một mảnh hồn thu Hà Nội

Anh Thư |

Nhà thơ Vân Long sinh năm 1934 tại Hà Nội, nguyên là biên tập viên thơ Nhà xuất bản Hội nhà văn, nguyên Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn Hà Nội (2006-2007). Ngoài 8 tập thơ đã xuất bản, ông còn sáng tác nhiều cho thiếu nhi và là cây bút viết chân dung - tiểu luận phê bình hấp dẫn. Mùa thu là một không gian đầy xao động, gợi mở trong thơ ông. Và chính ông cũng là một phần của mùa thu Hà Nội.

Nhà báo - nhà thơ: Sự đồng điệu “chức phận cao quý của thi ca”

Đinh Viên |

Vào dịp kỷ niệm 96 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, chúng ta rất vui khi làng báo xuất hiện ngày càng nhiều thêm những nhà báo yêu thơ và trực tiếp làm thơ. Không ít người vừa viết báo, ghi hình, chụp ảnh, làm kỹ thuật truyền thông…, đã có những tập thơ xuất bản, được công chúng thơ đón nhận, hoan nghênh. Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ đề cập một “góc nhỏ” trong bình diện thơ nói chung hiện nay – đó là sự cảm nhận, tương tác, thấu hiểu sẻ chia giữa những người đã và đang vừa viết báo, vừa sáng tác thơ.

Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm: Trọn một đời tận hiến

Hải Minh |

Là một người bạn văn với nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm, Thiếu tướng, Nhà văn Nguyễn Hồng Thái đã có nhiều kỷ niệm đẹp với ông.

Nhà thơ Nguyễn Duy: "Thanh bình là phúc của dân tộc"

Lê Thanh Phong |

Gõ cửa nhà thơ Nguyễn Duy sáng mùng một Tết Tân Sửu 2021, lại bày ra chén rượu, lại thơ. Những bài thơ Nguyễn Duy viết về Tết năm xưa, nay vừa rượu, vừa nghe ông đọc nhâm nhi, buồn và thấm.