Theo chân những người lặng thầm đi tìm vết lũ

Ghi chép của ĐÌNH KỲ - HOÀI LINH |

Trong muôn vàn những ngành nghề trong xã hội hiện đại, có những ngành nghề thầm lặng nhưng vô cùng hữu ích cho cuộc đời. Xã hội có thể biết đến người quan trắc viên khí tượng thủy văn trong truyện ký “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long hay các dự báo viên khí tượng thủy văn phía sau các bản tin dự báo thời tiết. Nhưng chắc chắn ít người có thể biết còn có những điều tra viên khí tượng thủy văn chuyên đi đo đạc, khảo sát đón bắt các cơn bão, tìm dấu vết các con lũ.

Đó là những người luôn lặng lẽ đi trước về sau để khảo sát, đo đạc, nghiên cứu, báo cáo chi tiết, đầy đủ nhất về nguyên nhân thiên tai khí tượng thủy văn. Họ là những điều tra viên của Liên đoàn Khảo sát khí tượng thủy văn (thuộc Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Bộ Tài nguyên và Môi trường).

1. Trước, trong và sau các cơn bão, trận lũ lớn gây thiệt hại ở bất kỳ một khu vực nào đó, bước chân người cán bộ khảo sát khí tượng thủy văn luôn in dấu trên những vùng đất nơi thiên tai vừa tàn phá. Mỗi bước đi của họ đều thận trọng, tỉ mỉ, chi tiết, hợp sức cùng các đơn vị chuyên môn phân tích từng yếu tố, khả năng, đưa ra báo cáo đánh giá chi tiết, đầy đủ, tổng thể về khí tượng, địa chất, thủy văn để có bức tranh toàn diện sớm nhất về thiên tai mưa, lũ đã xảy ra, đang xảy ra.

Khảo sát, tham gia hỗ trợ nhân dân vùng lũ quét Na Mèo (Thanh Hóa) năm 2019.
Khảo sát, tham gia hỗ trợ nhân dân vùng lũ quét Na Mèo (Thanh Hóa) năm 2019.

Ngay lúc này đây khi thiên tai liên tục xảy ra gần hai tháng trời nhưng những “người lính” khảo sát khí tượng thủy văn vẫn ngày đêm bám trụ phục vụ các hoạt động tìm kiếm người mất tích tại các vùng trọng điểm về mưa lũ, sạt lở đất những ngày qua như: Rào Trăng (xã Xuân Phong, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) hay Trà Leng (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam). Hàng ngày, những báo cáo từ thực địa đã được anh em quan trắc viên, kỹ thuật viên của Liên đoàn Khảo sát khí tượng thủy văn đều đặn chuyển về Trung ương. Những thông tin về hướng gió, độ ẩm, khí áp, lượng mưa, dòng chảy, thủy văn... là những thông tin vô cùng sát thực giúp cho việc ra đời các bản tin dự báo, cảnh báo diễn biến khí tượng thủy văn chi tiết, nhằm đảm bảo an toàn cho cộng đồng ngay tại địa điểm đang diễn ra hoạt động tìm kiếm người mất tích.

Triển khai tuyến đo lưu lượng nước tại điểm cầu Khe Tre, tỉnh Thừa Thiên-Huế trong đợt lũ lịch sử tháng 10.2020.
Triển khai tuyến đo lưu lượng nước tại điểm cầu Khe Tre, tỉnh Thừa Thiên-Huế trong đợt lũ lịch sử tháng 10.2020.

Ngoài những hoạt động duy trì các trạm quan trắc dã chiến phục vụ tại các điểm nóng về thiên tai khí tượng thủy văn, Liên đoàn Khảo sát khí tượng thủy văn còn trực tiếp triển khai các hoạt động ngoại nghiệp: Điều tra, rà soát địa chất, thủy văn, truy tìm, đánh dấu vết lũ tại những điểm đã xảy ra thiên tai nhưng không có trạm quan trắc khí tượng thủy văn; lập báo cáo tổng hợp phục vụ cho việc ghi và lưu trữ các dữ liệu khí tượng thủy văn là nguyên nhân gây nên những thiên tai. Từ đó, họ giúp cho các cơ quan hữu quan đánh giá chi tiết nguyên nhân thiên tai để xây dựng những chiến lược phòng ngừa hiệu quả nhất cho vùng, khu vực đặc thù.

Viên chức Liên đoàn Khảo sát khí tượng thủy văn tác nghiệp trong mùa lũ tại thượng nguồn Thủy điện Trung Sơn, Thanh Hóa khi tàu lớn không hoạt động được phải dùng thuyền máy để di chuyển đo lưu lượng.
Viên chức Liên đoàn Khảo sát khí tượng thủy văn tác nghiệp trong mùa lũ tại thượng nguồn Thủy điện Trung Sơn, Thanh Hóa khi tàu lớn không hoạt động được phải dùng thuyền máy để di chuyển đo lưu lượng.
2. Mỗi một địa điểm đặt trạm đều là những điểm ghi chép các loại hình thiên tai về khí tượng thủy văn, ở đó là những câu chuyện, những bài học không bao giờ cũ được ghi lại. Ngoài những nguyên nhân khách quan như: Mưa kéo dài trong nhiều ngày liên tục làm cho mặt đệm bão hòa khả năng thấm, trữ nước, tạo thành các túi nước trong lòng đất sườn núi; đến thời điểm mưa lớn, tập trung trong thời gian ngắn đã tập trung thành dòng chảy lũ; do địa hình dốc, dễ phát sinh các hiện tượng lũ ống, lũ quét do nghẽn dòng; do điều kiện địa chất, thổ nhưỡng và mặt đệm tại địa bàn có nhiều tác nhân kích hoạt cho thiên tai lũ ống, sạt lở thì có một nguyên nhân nữa là do người dân còn thiếu kiến thức về thiên tai có nguồn gốc từ khí tượng thủy văn. Đối với người dân, bà con chỉ cảm nhận ước lệ, bằng kinh nghiệm dân gian đúc kết, nhưng những loại hình thiên tai đã xảy ra những ngày qua đều vượt qua các giới hạn, kinh nghiệm đã có từ xa xưa. Đi vào thực địa mỗi vùng thiên tai, những điều tra viên của Liên đoàn Khảo sát khí tượng thủy văn khi được tiếp cận hiện trường không khỏi trăn trở, hiểu rõ những điều này. Và các khảo sát viên, kỹ thuật viên khí tượng thủy văn đã trở thành những tuyên truyền viên cho bà con vùng thiên tai về những kiến thức khí tượng thủy văn và cách chủ động phòng tránh khi có bão, lũ thiên tai nguy hiểm. Bà con trong khu vực Trà Mai, xã Trà Leng đã biết đến sự dễ mến, tận tuỵ của các viên chức như: Phan Tiến Anh (quê Văn Giang, Hưng Yên), Nguyễn Hải Lân (quê Ba Vì, Hà Nội), Trương Văn Dũng (quê Thanh Miện, Hải Dương).

Bão lũ đã đi qua, hoạt động tìm kiếm những người dân mất tích vẫn tiếp diễn trong mọi tình huống, những cán bộ Liên đoàn Khảo sát khí tượng thủy văn vẫn cắm chốt phục vụ cho việc quan trắc ra bản tin dự báo điểm cho khu vực. Một số đã được điều động, bổ sung để thiết lập các trạm quan trắc dã chiến tại các khu vực chưa có trạm quan trắc cố định do Tổng cục Khí tượng Thủy văn yêu cầu trong những tình huống thiên tai khẩn cấp trong các cơn bão số 2, số 5, số 7, số 9, số 12, số 13 và các điểm nóng về nguy cơ thiên tai khí tượng thủy văn.

Đo lưu lượng nước tự động.
Đo lưu lượng nước tự động.

3. Từ điểm trạm quan trắc dã chiến ở Phong Xuân, Phong Điền, Thừa Thiên - Huế, tổ công tác do các anh Huỳnh Đức Thái (quê Hải Châu, Đà Nẵng), Từ Tất Hà (quê Phúc Thọ, Hà Nội), Hoàng Văn Thụ (quê Đại Từ, Thái Nguyên), Nguyễn Khắc Hiếu (quê Ba Vì, Hà Nội), Phạm Văn Trường (quê Nam Từ Liêm, Hà Nội) vẫn hằng ngày quan trắc ngoại nghiệp từ xã Phong Xuân đến Rào Trăng và gửi đều đặn các thông tin về Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia để phục vụ ra bản tin dự báo điểm chi tiết phục vụ cho hoạt động tìm kiếm, cứu nạn. Bên cạnh đó là các đội xung kích, cơ động do viên chức Mạc Đình Phương, Trần Anh Tuấn luôn sẵn sàng đi vào vùng tâm các cơn bão để đo đạc khảo sát, xác định các giá trị đặc trưng của từng cơn bão, là cơ sở quan trọng để các dự báo viên xác định chính xác vị trí, cường độ, hướng di chuyển của từng cơn bão, từ đó đưa ra các bản tin dự báo bão có mức độ chính xác, độ tin cậy cao, qua đó góp phần giảm thiểu thiệt hại do bão gây ra. Số liệu khảo sát bão, lũ phục vụ đắc lực cho hoạt động của ngành khí tượng thủy văn, đóng góp vào chuỗi các số liệu quan trắc có một không hai của ngành khí tượng thủy văn Việt Nam trong suốt quá trình lịch sử.

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, khả năng từ nay đến hết năm 2020, số lượng bão và áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông còn có khả năng xuất hiện khoảng 1-3 cơn, trong đó có khoảng 1-2 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta, tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và phía Nam. Thời tiết luôn có những diễn biến phức tạp và những người làm công tác khảo sát khí tượng thủy văn cũng luôn bám sát, chuẩn bị mọi điều kiện, kế hoạch để song hành trên tuyến đầu quan trắc phục vụ cho nhiệm vụ chính trị của ngành khí tượng thủy văn, góp phần khẳng định giá trị của thông tin khí tượng thủy văn.

Viên chức Liên đoàn Khảo sát khí tượng thủy văn hoạt động ngoại nghiệp.
Viên chức Liên đoàn Khảo sát khí tượng thủy văn hoạt động ngoại nghiệp.

4. Đất nước ta có mạng lưới sông ngòi cũng vô cùng phức tạp, với 2.360 con sông và kênh lớn nhỏ hầu hết bắt nguồn từ núi cao, thượng lưu độ dốc lớn, mùa mưa lũ nước sông chảy xiết, khi về đồng bằng, sông uốn khúc quanh co. Bên cạnh đó, dọc bờ biển nước ta, cứ khoảng 23km có một cửa sông và theo thống kê có 112 cửa sông ra biển. Chế độ dòng chảy rất phức tạp, chưa kể đến sự tác động của con người với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống hồ chứa nước đã làm thay đổi chế độ thủy văn tự nhiên của các sông, làm cho tình hình lũ ở hạ lưu biến động phức tạp. Diễn biến lòng sông, chế độ thuỷ văn thuỷ lực của các vùng, các tuyến sông nhánh này không ngừng thay đổi và gây ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế và đời sống người dân, gây khó khăn cho hoạt động quan trắc phục vụ dự báo khí tượng thủy văn. Bên cạnh đó, những năm gần đây do biến đổi khí hậu, El Nino và La Nina đã tác động trực tiếp đến tình hình thời tiết khí hậu nước ta. Lượng mưa hàng năm ở mọi vùng đều lớn, nhưng phân bố không đều. Gần 90% lượng mưa đổ xuống vào mùa hè, mưa cực đoan diễn ra với tần suất ngày càng nhiều hơn. Trong khi đó, mạng lưới trạm quan trắc khí tượng thủy văn của nước ta là hết sức thưa thớt, rất nhiều vùng, khu vực không có trạm qua trắc nên không có số liệu phục vụ dự báo thời tiết, thủy văn. Trên cả nước hiện chỉ có 194 trạm khí tượng bề mặt, 1.300 điểm đo mưa (đo mưa tại các trạm khí tượng thủy văn, điểm đo mưa tự động và 370 điểm đo mưa nhân dân bằng phương pháp thủ công), 354 trạm thủy văn, 24 trạm hải văn, 91 điểm quan trắc xâm nhập mặn vùng cửa sông (điểm đo mặn), 10 trạm radar thời tiết, 6 trạm vô tuyến thám không, 8 trạm đo gió trên cao bằng máy kinh vĩ quang học, 2 trạm thu ảnh vệ tinh phân giải cao. Để ngành Khí tượng Thủy văn Việt Nam đan dày mạng lưới quan trắc mặt đất cần một chiến lược lâu dài.

Trong bối cảnh ấy, các hoạt động tác nghiệp của Liên đoàn Khảo sát khí tượng thủy văn là một kênh quan trọng để bổ sung số liệu khí tượng thủy văn tại những nơi, những vùng chưa có điều kiện xây dựng, lắp đặt công trình quan trắc khí tượng thủy văn lâu dài, đáp ứng yêu cầu số liệu của công tác dự báo khí tượng thủy văn. Các điều tra viên của Liên đoàn Khảo sát khí tượng thủy văn luôn sát cánh với tuyến đầu quan trắc để bổ sung số liệu khí tượng thủy văn, phục vụ cho công tác dự báo, cảnh báo thiên tai đáp ứng với yêu cầu phát triển và sự kỳ vọng của Đảng, Nhà nước trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Ngoài những nguyên nhân khách quan như: Mưa kéo dài trong nhiều ngày liên tục làm cho mặt đệm bão hòa khả năng thấm, trữ nước, tạo thành các túi nước trong lòng đất sườn núi; đến thời điểm mưa lớn, tập trung trong thời gian ngắn đã tập trung thành dòng chảy lũ; do địa hình dốc, dễ phát sinh các hiện tượng lũ ống, lũ quét do nghẽn dòng; do điều kiện địa chất, thổ nhưỡng và mặt đệm tại địa bàn có nhiều tác nhân kích hoạt cho thiên tai lũ ống, sạt lở thì có một nguyên nhân nữa là do người dân còn thiếu kiến thức về thiên tai có nguồn gốc từ khí tượng thủy văn.

Ghi chép của ĐÌNH KỲ - HOÀI LINH
TIN LIÊN QUAN

Nghệ An: Vì sao thu ngân sách hơn 20 nghìn tỉ nhưng không đủ chi?

QUANG ĐẠI |

Tính đến hết năm 2022, thu ngân sách của tỉnh Nghệ An đạt 21.152 tỉ đồng, tăng 40,9% so với dự toán HĐND tỉnh giao.

Hà Nội: Cận Tết, giá pháo hoa Z121 vẫn ở mức cao

HỮU CHÁNH |

Càng cận Tết Nguyên đán 2023, nhiều dân buôn tích trữ pháo hoa Z121 ồ ạt xả hàng với mức giá rẻ hơn so với tháng trước. Còn pháo hoa ở một số đại lý của Nhà máy Z121 vẫn được bán ở mức giá cao so với niêm yết.

Cận Tết, người tiêu dùng "méo mặt" vì phí ship tăng cao

Nhóm PV |

Bận rộn với công việc, bạn Nguyễn Hồng Phúc tranh thủ chút thời gian nghỉ trưa lên mạng đặt ship quà Tết về biếu bố mẹ. Ấy thế nhưng ngay khi vừa nghe bên cửa hàng báo phí ship, Phúc giật mình ngã ngửa bởi phí ship quá cao.

Ông Putin ký luật về cổ đông của các nước "không thân thiện"

Khánh Minh |

Các công ty liên doanh Nga có quyền ra quyết định mà không cần lá phiếu của cổ đông các nước "không thân thiện" - theo sắc lệnh mới của Tổng thống Vladimir Putin.

Sập cửa hàng tiện lợi ở TPHCM, nghi có người mắc kẹt bên trong

Chân Phúc |

TPHCM - Cửa hàng tiện lợi nằm trên đường Vĩnh Hội (quận 4) bất ngờ bị sập, hiện lực lượng chức năng đang tích cực triển khai các biện pháp cứu nạn cứu hộ.

Sau 772 ngày, Messi và Ronaldo sẽ gặp nhau?

Văn An |

Trong chương cuối sự nghiệp, Messi và Ronaldo sẽ có cơ hội gặp nhau… 

Vợ chồng trẻ đau đầu chuyện biếu Tết nội, ngoại

Phương Trang |

Biếu quà Tết nhà nội, nhà ngoại bao nhiêu là đủ, biếu quà làm sao để không làm mất lòng ai,... luôn là nỗi niềm đau đáu của các gia đình mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Lì xì mùa Tết hết cả tháng lương

Phương Minh |

"Để chuẩn bị tiền lì xì một mùa Tết đi tong cả tháng lương của tôi, thậm chí phải hơn khi tiền lì xì cũng leo thang theo giá cả" - chị Phạm Ngọc Anh (quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ khi được hỏi về việc lì xì đầu năm.