Thể thao Việt Nam và những chuyến tập huấn tại Mỹ

HOÀI VIỆT |

Chúng ta vẫn luôn tìm cơ hội cho các đội tuyển thể thao quốc gia được một lần tới Mỹ tập huấn, tập luyện bởi về chuyên môn thì đây là miền đất hứa để nâng cao trình độ. Thể thao Việt Nam đã có nhiều chương trình tập luyện tại Mỹ cho một số nội dung của một số đội tuyển và cá nhân tuyển thủ nhất định. Từ những lần tập huấn như vậy, không ít người thành danh và cũng kể như đó là sự mở mang thành công.

Miền đất hứa

Mới đây, Đội tuyển Bóng bàn Việt Nam được đến Mỹ tập huấn kết hợp thi đấu giao hữu. Chúng ta đã cử tuyển thủ Trần Mai Ngọc, Đinh Anh Hoàng, Lê Đình Đức, Nguyễn Thị Nga và Nguyễn Khoa Diệu Khánh đi Mỹ thi đấu giao lưu, tập huấn tại thành phố Houston (Texas, Mỹ) trong thời gian gần hai tuần (từ ngày 3 đến hết ngày 15.6). Đây là lần đầu tiên, bóng bàn Việt Nam được cơ hội tập huấn tại địa điểm cách xa như vậy, vì thế tất cả kỳ vọng lần có mặt tại Mỹ giúp tinh thần tuyển thủ thoải mái hơn, cũng như chúng ta tiếp cận được với sự hiện đại nhất của thể thao chuyên nghiệp.

Bóng bàn Mỹ không phải là số một thế giới. Nhưng chắc chắn, cơ sở vật chất ở đây có sự trang bị đầy đủ nhất. Chưa kể, trong chương trình tập huấn kết hợp thi đấu giao hữu lần này tại địa điểm ở Mỹ, đội tuyển bóng bàn Việt Nam được gặp gỡ các tay vợt của Nhật Bản đồng thời có cơ hội làm việc cùng huấn luyện viên Riki Watanabe đang tham gia ban huấn luyện đội bóng bàn Nhật Bản.

Hơn 10 năm trước, vào năm 2011, đội tuyển bơi Việt Nam đánh dấu bước ngoặt lịch sử bằng việc lần đầu cử tuyển thủ đến Mỹ tập huấn dài hạn. Thời gian đó, nhiều gương mặt nổi bật của bơi Việt Nam như: Nguyễn Thị Kim Tuyến, Hoàng Quý Phước, Nguyễn Thị Ánh Viên... lần đầu được đặt chân đến Mỹ tập luyện. Đây là đợt tập luyện tạo tiền đề cho những kỳ tập huấn ở Mỹ tiếp theo của đội tuyển bơi Việt Nam. Về sau, qua những chương trình khác nhau nhằm tìm được sự thích hợp nhất, gần như không tuyển thủ nào thích nghi được tập tại Mỹ.

Cựu tuyển thủ Nguyễn Thị Ánh Viên là người duy nhất còn ở lại Mỹ. Bản thân Ánh Viên được Tổng cục Thể dục - Thể thao cùng đơn vị chủ quản Quân đội phối kết hợp để đầu tư chuyên biệt nhất tạo điều kiện cho một thầy, một trò tập huấn trường kỳ tại Mỹ và đổi lại, cô đã thành danh ở đấu trường SEA Games cũng như tham dự Olympic, ASIAD. Chương trình tập huấn tại Mỹ của Ánh Viên là một trong những chương trình tốn kém nhất vì tuyển thủ ở đây cả năm cho một nhiệm vụ tập luyện, thi đấu để giành kết quả cao nhất. Sau năm 2019, chương trình đã không còn thực hiện. Với hành trình gần 10 năm như vậy, Ánh Viên có sự trưởng thành và rõ ràng những đợt tập luyện tại Mỹ mang lại tín hiệu tích cực về chuyên môn cho cô cùng thể thao Việt Nam nói chung.

Năm 2014, điền kinh Việt Nam đã chơi lớn khi cử tổ tiếp sức 4x400 m nữ (Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Thị Thúy, Nguyễn Thị Oanh, Quách Thị Lan) tập huấn dài hạn tại Mỹ. Đây là thời điểm chúng ta có nhiều gương mặt nữ của nội dung bắt đầu phát triển tốt nhất chuyên môn. Chương trình tập luyện dài hạn của đội tiếp sức nữ được ngành thể thao đặc biệt quan tâm vì lần đầu tiên, chúng ta bỏ chi phí lớn để đưa một đội điền kinh tập tại Mỹ với thời gian gần 5 tháng.

Những thành tích thi đấu mới là quan trọng bởi sau đợt tập luyện khi đó, chúng ta chờ đợi các tuyển thủ tiếp sức 4x400 m nữ giành Huy chương Bạc tại ASIAD năm 2014 nhưng rốt cuộc, tổ tiếp sức nữ chỉ về hạng năm. Đến bây giờ, đội hình trên còn Nguyễn Thị Huyền vẫn thi đấu trong đội tuyển điền kinh Việt Nam (giành ba Huy chương Vàng tại SEA Games 32) trong khi Quách Thị Lan chưa giải nghệ nhưng cô vướng vào sự cố dính doping tại SEA Games 31.

Bài toán kinh phí không đơn giản

Tất cả đội tuyển thể thao quốc gia đều mong muốn có cơ hội cử tuyển thủ của mình đến Mỹ tập huấn vì trên hết quốc gia này có nhiều địa điểm tập thể thao tốt với sự chuyên nghiệp cùng nhân lực chuyên gia cao cấp. Tuy vậy, Mỹ là nơi có sự phát triển về kinh doanh thể thao. Nghĩa là, khi bỏ chi phí như thế nào thì sẽ các đội tuyển thể thao ở các nước đến đây tập luyện sẽ có cơ sở vật chất và hưởng sự hỗ trợ chuyên môn như vậy.

Năm 2014, chương trình tập huấn của đội tuyển điền kinh nữ Việt Nam với tổ tiếp sức 4x400m và một số tuyển thủ ở nội dung đơn khác đã tốn khoản kinh phí hàng tỉ đồng. Còn với chương trình tập huấn của cá nhân Nguyễn Thị Ánh Viên, chưa có con số công bố chính xác nhưng để ở Mỹ cả năm trời thì nữ kình ngư này được đầu tư khoảng 200.000 USD/năm. Thực tế của sự đầu tư này có kết hợp giữa Tổng cục Thể dục Thể thao cùng đơn vị Quân đội (chủ quản của Ánh Viên) nên mới được quãng thời gian dài hơi như thế.

Dẫu vậy, để các tuyển thủ Việt Nam có chương trình tập huấn, tập luyện tốt nhất phù hợp chuyên môn và tránh lãng phí thì các nhà quản lí phải đến tận nơi khảo sát địa điểm hoặc chí ít được sự tư vấn của các mối quen rồi làm sao tính toán hợp lí nhất. Như thế, chi phí đi lại không hề nhỏ, nên không phải môn nào (Tổng cục Thể dục - Thể thao) có nguồn lực chi trả. Bây giờ, chương trình tập huấn chuyên biệt như việc dành cho một thầy, một trò (huấn luyện viên Đặng Anh Tuấn, tuyển thủ Nguyễn Thị Ánh Viên) không còn thực hiện. Qua mỗi giai đoạn, sự đầu tư vào các mục tiêu chuyên môn của ngành thể thao có sự thay đổi khác nhau. Trên hết, chúng ta chưa tìm được con người phù hợp để chấp nhận đầu tư lâu dài như thế.

Thể thao Singapore đã có sự thành công về môn bơi và một số kình ngư nổi tiếng của bạn được thành danh sau khi ăn, tập tại Mỹ. Rõ rệt nhất là tuyển thủ Joseph Schooling đã học tập và tập luyện chuyên môn tại Mỹ để có thành công nhất lịch sử làng bơi Đông Nam Á: giành Huy chương Vàng nội dung 100 m bướm nam tại Olympic Rio de Janeiro (Brazil) năm 2016. Đến bây giờ, tấm Huy chương Vàng trên vẫn là thành tích chói sáng nhất của bơi lội Đông Nam Á ở đấu trường Olympic danh giá. Dĩ nhiên, có được thành công ấy, gia đình tuyển thủ này và thể thao Singapore phải đầu tư rất nhiều, cuối cùng đã gặt hái được thành công.

Hiện tại, thể thao Việt Nam đang có một tuyển thủ thành danh tại Mỹ là đại kiện tướng cờ vua quốc tế Lê Quang Liêm. Sau khi học xong đại học Webster, Lê Quang Liêm tiếp tục làm việc tại trường này với cuộc sống dài hạn ở Mỹ và hiện đang là huấn luyện viên trưởng đội cờ vua của trường. Đại học Webster cũng đã thông báo đưa môn cờ vua trở thành là một ngành đào tạo chính quy của trường và kể như, huấn luyện viên Lê Quang Liêm có thêm các cơ hội giảng dạy cho sinh viên mà không chỉ huấn luyện chuyên môn thi đấu.

Để có được cơ hội đến Mỹ, Lê Quang Liêm đã phát triển sự nghiệp cờ vua khi còn ở Việt Nam. Sau những kết quả thi đấu, kỳ thủ người TP Hồ Chí Minh được cấp học bổng từ trường Webster nên đây cũng là một trong những hướng phát triển sự nghiệp thể thao kết hợp học vấn khá thành công của một tuyển thủ Việt Nam từ trước đến nay.

HOÀI VIỆT
TIN LIÊN QUAN

Ngành tiêu tiền bàn về kinh tế thể thao Việt Nam

TAM NGUYÊN |

Kinh tế thể thao không phải là khái niệm mới ở Việt Nam, nhưng việc thực hiện và phát triển lại chưa xứng tầm với những tiềm năng sẵn có.

Thể thao Việt Nam và kế hoạch giành từ 3-5 huy chương vàng ASIAD 19

HOÀI VIỆT |

Thể thao Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu giành từ 3-5 huy chương vàng tại ASIAD 19.

Thể thao Việt Nam và nhiệm vụ nâng tầm

TAM NGUYÊN |

Cùng môn thi đấu nhưng rõ ràng là hệ quy chiếu giữa SEA Games với đấu trường ASIAD hay Olympic là rất khác nhau.

Tiền vệ Quang Hải khẳng định mình không phải ngôi sao

HOÀNG HUÊ |

Tiền vệ Nguyễn Quang Hải khẳng định, bản thân không phải là ngôi sao mà mỗi cầu thủ ở đội tuyển Việt Nam đều có nhiệm vụ như nhau.

Tái chế bình cứu hoả thành kẻng báo cháy

KHÁNH AN |

Các cán bộ chiến sĩ đã tái chế các bình cứu hoả đã qua sử dụng thành những chiếc kẻng báo cháy, phát miễn phí ở các khu dân cư.

Tin 20h: Thuỷ điện Hoà Bình có thể thiếu điện nếu không vận hành linh hoạt

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 12.6 - Có bảo hiểm y tế, người chạy thận vẫn phải mua thuốc ngoài giá cao; Giám đốc Thủy điện Hoà Bình nói về khả năng duy trì phát điện; Mưa lớn, phố ngập, hàng loạt phương tiện chết máy giữa đường; Hé lộ hành vi dã man của nghi phạm vụ xác chết trong bao tải ở Hải Phòng...

Đà Nẵng thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng

THÙY TRANG |

Vaccine 5 trong 1 trong chương trình tiêm chủng mở rộng miễn phí cho trẻ tại Đà Nẵng hiện nay đang thiếu, người dân phải chờ hoặc lựa chọn mua vaccine dịch vụ.

Vụ Thuduc House, 3 cục thuế đề nghị tuyên thu hồi hơn 500 tỉ đồng hoàn thuế

NGỌC ÁNH |

Ngày 12.6, TAND TP Hồ Chí Minh tiếp tục phiên tòa sơ thẩm xét xử 67 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Công ty CP Phát triển nhà Thủ Đức (Thuduc House), Cục Thuế TP Hồ Chí Minh và các đơn vị có liên quan.

Ngành tiêu tiền bàn về kinh tế thể thao Việt Nam

TAM NGUYÊN |

Kinh tế thể thao không phải là khái niệm mới ở Việt Nam, nhưng việc thực hiện và phát triển lại chưa xứng tầm với những tiềm năng sẵn có.

Thể thao Việt Nam và kế hoạch giành từ 3-5 huy chương vàng ASIAD 19

HOÀI VIỆT |

Thể thao Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu giành từ 3-5 huy chương vàng tại ASIAD 19.

Thể thao Việt Nam và nhiệm vụ nâng tầm

TAM NGUYÊN |

Cùng môn thi đấu nhưng rõ ràng là hệ quy chiếu giữa SEA Games với đấu trường ASIAD hay Olympic là rất khác nhau.