Thế hệ không giới hạn

Thanh Hà |

Tuổi trẻ đồng nghĩa với thay đổi, tiến bộ và tương lai. Tuổi trẻ, suy cho cùng, là đối mặt với những thách thức và tạo ra hoặc tái tạo không gian cho sự phát triển toàn diện trong tương lai. Tuổi trẻ cũng có nghĩa là chuyển hóa các vấn đề thành cơ hội, giải pháp đồng thời cũng là động lực của xã hội.

Thế hệ lớn nhất

Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), những người từ 14 đến 29 tuổi đại diện cho thế hệ lớn nhất trong lịch sử. Trong bối cảnh những thách thức toàn cầu, như đại dịch COVID-19 hoặc biến đổi khí hậu, cũng như các vấn đề địa phương, sẽ ảnh hưởng đến tương lai, đã đến lúc xem xét mức độ ảnh hưởng của những vấn đề này đến nhóm dân số trẻ nhất và đưa ra các giải pháp.

Trong khi đó, theo cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women), để đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs), thế giới cần tận dụng toàn bộ tiềm năng của tất cả các thế hệ. "Đoàn kết giữa các thế hệ là chìa khóa cho sự phát triển bền vững. Chúng ta phải hợp tác để thúc đẩy thành công và bình đẳng các mối quan hệ đối tác giữa các thế hệ để đảm bảo "không ai bị bỏ lại phía sau" - cơ quan này nêu rõ. Theo UN Women, thanh niên đã, đang và sẽ tiếp tục là một phần trong các cuộc trao đổi cũng như trong hành động để bảo vệ hành tinh.

Ngoài ra, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cũng chỉ ra, có 1,12 tỉ thanh niên trong độ tuổi từ 15 đến 24 trên Trái đất, chiếm khoảng 16% dân số toàn cầu. Đến năm 2030, con số này dự kiến tăng lên gần 1,3 tỉ.

Trong vài thập kỷ qua, thế giới đã chứng kiến sự tăng tốc chuyển đổi công nghệ. Điều này đã thay đổi các tương tác xã hội, cách mọi người tiêu thụ và xử lý thông tin cũng như nhận thức và mối quan hệ của công chúng với các tổ chức kinh doanh và tổ chức công truyền thống.

Báo cáo Looking Forward with Gen Z từ Walton Family Foundation gần đây tiết lộ một vài phát hiện về sự ủng hộ những chuyển đổi này của thế hệ sinh từ năm 1997 đến 2012. Báo cáo nhận thấy, 1,8 tỉ thanh niên thế hệ Gen Z, đại diện cho khoảng 26% dân số toàn cầu, có lập trường cấp tiến hơn về các vấn đề như công bằng xã hội và biến đổi khí hậu. Thế hệ này "coi việc đứng lên đấu tranh cho những người không có tiếng nói là trọng tâm trong bản sắc của họ". Nói cách khác, Gen Z ưu tiên công lý, phẩm giá và bình đẳng trong giải quyết các thách thức toàn cầu.

Góp tiếng nói trong thế giới biến động

Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, có 3 cách để trao cho thanh niên tiếng nói và giúp họ có quyền đóng góp trong việc định hình cách ứng phó với những thách thức toàn cầu. Trước hết, tạo đại diện chính trị toàn diện. Trên toàn cầu, hiếm khi tìm thấy những người dưới 35 tuổi ở các vị trí chính trị chính thức. Với Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, độ tuổi trung bình của các nghị sĩ trên toàn cầu là 53. Ở nhiều quốc gia, đủ điều kiện để ứng cử vào Quốc hội là 25 tuổi.

Tuy nhiên, có những ví dụ đáng khích lệ trên khắp thế giới khi nói đến những người trẻ trong vai trò lãnh đạo công. Ví dụ, độ tuổi trung bình của thành viên nội các ở Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) là 34 và trong năm ngoái, Saudi Arabia đã bổ nhiệm Shihana Alazzaz, ngoài 30 tuổi, làm nữ Phó Tổng thư ký đầu tiên của Hội đồng Bộ trưởng. Thủ tướng Phần Lan - Sanna Marin, 37 tuổi...

Việc các Chính phủ đặt mục tiêu thiết kế loạt chính sách công, trong đó thanh niên tham gia vào quá trình ra quyết định là chưa đủ. Cần phải tạo ra môi trường thuận lợi cho sự tham gia chính trị và sự tham gia của công dân, để thanh niên trở thành các bên liên quan có trách nhiệm và có thể xây dựng lại niềm tin của họ vào các thể chế công như là nền tảng cho sự thay đổi.

Cách thứ 2, theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, là tạo ra lộ trình rõ ràng dẫn đến cơ hội kinh tế. Trước COVID-19, thanh niên có nguy cơ thất nghiệp cao gấp 3 lần so với người lớn. Hậu COVID-19, cứ 6 thanh niên có việc làm trước đại dịch thì có 1 người bị mất việc làm, trong khi 40% có thu nhập bị giảm. Việc đảm bảo và duy trì công việc bền vững thậm chí còn khó khăn hơn với những thanh niên thiệt thòi, như phụ nữ và người di cư, cũng như những người sống trong các cộng đồng nghèo và dễ bị tổn thương.

Khi nền kinh tế toàn cầu dần phục hồi sau những tác động của đại dịch và khi các quốc gia đối phó với lạm phát toàn cầu, những cơ hội kinh tế cho thanh niên sẽ gặp nhiều thách thức hơn, đặc biệt là ở các quốc gia có thu nhập thấp hơn. Theo Viện Tài chính Quốc tế, năm 2021, nợ toàn cầu đạt mức kỷ lục 303 triệu USD - mức tăng cao nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ 2.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho hay, để đáp ứng các khoản thanh toán nợ, các quốc gia sẽ phải giảm chi tiêu cho giáo dục, y tế và bảo trợ xã hội. Hơn nữa, lãi suất tăng khiến việc vay nợ trở nên nặng gánh hơn. Trong các hộ gia đình tương lai, người trẻ sẽ buộc phải cắt giảm chi tiêu cho các mặt hàng quan trọng như thực phẩm. Ngoài phản ứng của Chính phủ, các doanh nghiệp cũng có phần việc của mình. Khai thác quan hệ đối tác công - tư, thúc đẩy môi trường kinh doanh thân thiện và củng cố hệ sinh thái khởi nghiệp xã hội có thể tạo ra cơ hội việc làm mới và thúc đẩy tư duy kinh tế đổi mới sáng tạo, nhạy bén.

Thứ 3, cũng theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, là tạo cơ hội tiếp cận bình đẳng với giáo dục có chất lượng. Trên thực tế, vẫn còn sự chênh lệch sâu sắc trong giáo dục, khiến giáo dục trung học trở thành giấc mơ của nhiều người, đặc biệt là ở các nước có thu nhập thấp. Báo cáo của Economist tháng 7.2022 chỉ ra, dù tỉ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học không được đi học đã giảm từ 26% năm 2000 xuống còn 17% vào năm 2018, nhưng chưa đến một nửa số trẻ 10 tuổi ở các nước đang phát triển (nơi sinh sống của 90% trẻ em trên thế giới) có thể đọc và hiểu một câu chuyện đơn giản. Nếu không có phản ứng hiệu quả, tình trạng này sẽ trở nên trầm trọng hơn trong bối cảnh các trường học đóng cửa trong đại dịch COVID-19.

Ngân hàng Thế giới (WB) thông tin năm 2022, "tỉ lệ trẻ em 10 tuổi ở các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp không thể đọc và hiểu một câu chuyện đơn giản đã tăng từ 57% vào năm 2019 lên khoảng 70%". WB ước tính, trong thu nhập trọn đời của nhóm trẻ này, 21 nghìn tỉ USD sẽ bị xóa bỏ.

Để trang bị cho người trẻ những kỹ năng và công cụ để tham gia vào các hoạt động dân sự và để cạnh tranh hơn trong thị trường việc làm đang thay đổi nhanh chóng, các Chính phủ phải đảm bảo giáo dục có chất lượng và tiếp cận bình đẳng với giáo dục. Ngoài ra, quan hệ đối tác công - tư phải nỗ lực dẫn tới đổi mới trong không gian giáo dục để đảm bảo quá trình chuyển đổi toàn diện và công bằng vào thị trường lao động cũng như đảm bảo việc làm bền vững.

Cảm giác bị loại trừ về chính trị, thiếu tiến bộ kinh tế và bất bình đẳng làm suy yếu mức độ mà thanh niên có thể giúp định hình tương lai của họ và triển vọng của các xã hội hòa bình, hòa nhập hơn trên toàn thế giới.

Các xã hội phải tạo ra những nền tảng và lộ trình để thanh niên theo đuổi, có vai trò thực sự trong việc định hình các chính sách và đưa ra các quyết định sẽ tác động đến tương lai của chính thanh niên. Điều này sẽ thúc đẩy ý thức trách nhiệm và giúp thiết lập niềm tin giữa các nhóm liên quan trong xã hội.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Giới trẻ đi chùa ngày Valentine mong thoát ế

NGỌC ÁNH |

TPHCM - Sáng ngày 14.2, tại chùa Ngọc Hoàng (hay còn được gọi là chùa Phước Hải, quận 1), đón khá nhiều bạn trẻ đến dâng hương cầu duyên trong ngày Valentine (Lễ tình nhân).

Tập trung vào vai trò của nghị sĩ trẻ và giới trẻ trong phát triển bền vững

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh cần tập trung vào vai trò của nghị sĩ trẻ và giới trẻ đối với việc thúc đẩy các mục tiêu phát triển bền vững. Trong đó, trọng tâm là các mục tiêu về chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, phát triển hệ sinh thái số, phát huy giá trị văn hoá, con người.

Độc đáo vườn hồng Mộc Châu đỏ rực giữa Thủ đô, thu hút giới trẻ

MINH HÀ - NGỌC CHI |

Khu vườn hồng độc đáo gồm 50 gốc hồng cổ được chủ vườn ở Gia Lâm, Hà Nội mang về từ các tỉnh Sơn La, Hà Giang. Những quả hồng chín mọng, tạo nên khung cảnh mang đậm sắc màu của cao nguyên Mộc Châu, thu hút nhiều người đến thăm quan, chụp ảnh.

Quảng bá du lịch Đà Nẵng qua mô hình nhà vệ sinh công cộng

Mai Hương |

Triển khai mô hình xã hội hóa nhà vệ sinh công cộng là một cách quảng bá hình ảnh du lịch Đà Nẵng thân thiện, mến khách.

Xuất hiện chiêu lừa đảo "ba con bị tai nạn, lên xe chú chở đến bệnh viện"

TUỆ NHI |

TPHCM - Trường học tại TP Hồ Chí Minh đã phát đi cảnh báo chiêu lừa đảo “Ba con bị tai nạn giao thông, lên xe chú chở đến bệnh viện” xuất hiện mới đây.

Chứng khoán: Cổ phiếu bất động sản sẽ tạo sóng cho thị trường

Gia Miêu |

Thị trường chứng khoán dự báo vẫn có thể tăng điểm nhờ nhóm cổ phiếu trụ có dòng tiền của các quỹ, thậm chí có cơ hội vượt qua vùng kháng cự 1.065 điểm.

Bước ngoặt mới trên chiến trường Ukraina

Ngọc Vân |

Ukraina đã nhận được xe tăng chiến đấu chủ lực đầu tiên của Anh, Đức và các nước phương Tây khác - bước ngoặt có thể thay đổi cục diện chiến trường.

Ảnh hiếm thời trẻ và tình bạn của NSND Lệ Thủy, NSƯT Mỹ Châu

ĐÔNG DU |

NSND Lệ Thủy, NSƯT Mỹ Châu đã có nhiều thập kỷ là đồng nghiệp thân thiết. Dù hiện tại, có người đã sang nước ngoài định cư, nhưng mỗi dịp gặp lại, tình cảm của họ vẫn đong đầy.

Giới trẻ đi chùa ngày Valentine mong thoát ế

NGỌC ÁNH |

TPHCM - Sáng ngày 14.2, tại chùa Ngọc Hoàng (hay còn được gọi là chùa Phước Hải, quận 1), đón khá nhiều bạn trẻ đến dâng hương cầu duyên trong ngày Valentine (Lễ tình nhân).

Tập trung vào vai trò của nghị sĩ trẻ và giới trẻ trong phát triển bền vững

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh cần tập trung vào vai trò của nghị sĩ trẻ và giới trẻ đối với việc thúc đẩy các mục tiêu phát triển bền vững. Trong đó, trọng tâm là các mục tiêu về chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, phát triển hệ sinh thái số, phát huy giá trị văn hoá, con người.

Độc đáo vườn hồng Mộc Châu đỏ rực giữa Thủ đô, thu hút giới trẻ

MINH HÀ - NGỌC CHI |

Khu vườn hồng độc đáo gồm 50 gốc hồng cổ được chủ vườn ở Gia Lâm, Hà Nội mang về từ các tỉnh Sơn La, Hà Giang. Những quả hồng chín mọng, tạo nên khung cảnh mang đậm sắc màu của cao nguyên Mộc Châu, thu hút nhiều người đến thăm quan, chụp ảnh.