Thế hệ COVID-19

Thanh Hà |

Hơn bất kỳ cuộc khủng hoảng nào trong những thập kỷ qua, đại dịch COVID-19 đã định nghĩa lại tuổi thơ trên phạm vi toàn cầu. Từ ảnh hưởng với sức khỏe tâm thần, gián đoạn giáo dục, tác động thảm khốc của đại dịch COVID-19 với trẻ em cần phải được kiểm tra toàn diện và bù đắp. Như Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) từng nhận định, COVID-19 khiến tương lai của cả một thế hệ đang bị đe dọa.

Dấu ấn của COVID-19

Tất cả các thế hệ gần đây Gen X (sinh 1965-1980), Millennials (sinh 1981-97), Gen Z (sinh 1998-2010) đều có một câu chuyện và lịch sử tên gọi. Theo CNN, xác định một thế hệ không đơn giản. Những cái tên được dùng để nói về những nhóm người sinh ra trong bất kỳ thời kỳ nhất định nào có thể thay đổi theo thời gian - đôi khi bởi những sự kiện xác định sau đó lại ít ảnh hưởng hơn sự kiện khác hoặc đôi khi là vì có một thuật ngữ khác có sức nặng hơn.

Thuật ngữ Gen C xuất hiện trên truyền thông từ đầu đại dịch và các nhà phân tích cũng như những người ủng hộ quyền trẻ em đã sử dụng các biến thể của cụm từ này. Chuyên gia Haim Israel của BofA Global Research, mô tả về Gen C trong báo cáo được trích dẫn rộng rãi rằng: “COVID-19 là một sự kiện lớn trong lịch sử loài người. Đây sẽ là điểm quyết định nhất với thế hệ này”.

Định nghĩa của Israel về Gen C là những đứa trẻ sinh từ năm 2016 đến giữa những năm 2030 - bởi vì, theo ông, những thay đổi mà nhân loại đang chứng kiến quá kịch tính đến mức ngay cả những đứa trẻ sinh ra nhiều năm sau khi đại dịch kết thúc vẫn sẽ thấy nó định hình cuộc sống của chúng. “Họ sẽ khác. Họ đang được xác định bởi một thế giới hoàn toàn mới” - ông nói.

Nhưng khi được hỏi Gen C bao gồm những ai, các chuyên gia trong các lĩnh vực khác đã lưu ý về nhiều vấn đề khác nhau. Một cố vấn cấp cao của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc cho biết, tất cả trẻ em nên được tính tới, đặc biệt là những trẻ có điểm chuyển tiếp trong cuộc sống bị gián đoạn. Một giáo sư xã hội học nói rằng, sinh viên đại học cũng không nên bị loại ra khỏi thế hệ này. Trong khi đó, một chuyên gia về sức khỏe tâm thần lưu ý, trẻ em từ 7 - 9 tuổi đặc biệt dễ bị tổn thương.

Nhìn chung, dù chọn mốc nào, mọi người đều nhất trí rằng chúng ta cần theo dõi chặt chẽ những gì đang xảy ra với trẻ em, và rằng trẻ em sinh ra trong thời kỳ đại dịch cũng như trẻ đang trải qua các dấu mốc phát triển quan trọng trong đại dịch là một phần của Gen C.

Hệ quả của thời dịch

Đại dịch COVID-19 mang đến những thay đổi lớn với cuộc sống của nhiều gia đình. Văn phòng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ở khu vực châu Âu mới đây đã đánh giá cả tác động tích cực và tiêu cực của đại dịch COVID-19 với sức khỏe, đặc biệt tập trung vào trẻ em trong độ tuổi đi học.

Trong đó, cơ quan này rút ra 3 bài học, trước tiên, một kết quả tích cực đã xuất hiện từ cuộc khủng hoảng: Nhiều gia đình bắt đầu nấu ăn ở nhà thường xuyên hơn. Nhà bếp đã trở thành trung tâm gắn kết gia đình. Khoảng 30% gia đình bắt đầu chuẩn bị bữa ăn tại nhà, điều này giúp họ kiểm soát tốt hơn các nguyên liệu.

Tuy nhiên, thật không may, đại dịch cũng đặt ra những thách thức mới cho trẻ em: Tăng tiêu thụ đồ ngọt. Cứ 5 phụ huynh tham gia cuộc khảo sát "Sáng kiến giám sát bệnh béo phì ở trẻ em châu Âu" của WHO thì có 1 người báo cáo rằng, con cái của họ bắt đầu ăn nhiều đồ ngọt hơn.

Tiếp đó, những quy định áp đặt trong đại dịch COVID-19 đã làm giảm đáng kể cơ hội cho trẻ em tham gia vào hoạt động thể chất và vui chơi ngoài trời. 30% trẻ em trở nên ít hoạt động thể chất hơn trong giai đoạn đại dịch, bỏ lỡ những lợi ích sức khỏe của các hoạt động như: Đạp xe, chơi bóng đá hoặc chạy quanh công viên. Ngoài ra, trong thời gian phong tỏa, hơn 35% trẻ em dành nhiều thời gian hơn để xem tivi, chơi trò chơi điện tử hoặc sử dụng mạng xã hội, làm tăng thời gian ngồi một chỗ, khiến chúng có nguy cơ bị thừa cân và béo phì cao hơn, đồng thời tăng khả năng tiếp xúc với các sản phẩm không lành mạnh thông qua phương tiện kỹ thuật số. WHO cũng nhận thấy tác động tiêu cực của COVID-19 với tâm lý xã hội của trẻ em, điều này có thể ảnh hưởng nhiều hơn đến lối sống và hành vi của trẻ em.

Theo Văn phòng Châu Âu của WHO, dữ liệu được thu thập từ năm 2021 đến năm 2022 là một trong những nghiên cứu lớn nhất thuộc loại này và những bài học thu được có thể giúp các quốc gia lập kế hoạch cho các trường hợp khẩn cấp và đại dịch trong tương lai.

Di chứng mang theo suốt đời

Trong cuộc đời, những gia đình và xã hội khá giả sẽ hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em. Nhưng những cú sốc ngẫu nhiên thời thơ ấu cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn. Ví dụ, ở Mỹ, nghiên cứu nhận thấy những người hoài thai vào cuối năm 1918 - đỉnh điểm của dịch cúm Tây Ban Nha - có khả năng hoàn thành bậc trung học thấp hơn 5% và kiếm được ít tiền hơn khi trưởng thành.

COVID-19 - đại dịch gần đây nhất trên thế giới cũng đối xử tệ với trẻ em dưới 5 tuổi, với những hậu quả có thể lâu dài. Dữ liệu rõ ràng nhất đến từ các nước giàu, nhưng tác động tồi tệ nhất có lẽ sẽ đến từ các nước nghèo, theo The Economist.

Đại dịch có thể làm tổn thương trẻ sơ sinh trước khi chúng chào đời. Đại dịch khiến nhiều thai phụ bị căng thẳng, điều mà nhiều nghiên cứu cho thấy có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Ví dụ, nghiên cứu ở Thụy Điển phát hiện ra rằng, con của những phụ nữ mất người thân khi đang mang thai có nhiều khả năng mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), lo lắng hoặc trầm cảm khi lớn lên.

Số trẻ sơ sinh được tiêm phòng giảm đáng kể trong thời kỳ đại dịch. Tỉ lệ trẻ nhỏ được tiêm phòng đầy đủ bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà - tiêu chuẩn cho độ bao phủ vaccine nói chung - đã biến động từ mức 86% trước đại dịch sang 81% vào năm 2021.

Căng thẳng và mất tập trung khiến một số bậc cha mẹ trở nên xa cách hơn. lena - một tổ chức từ thiện ở Colorado, Mỹ đã theo dõi mức độ trao đổi của các bậc cha mẹ nuôi con nhỏ và nhận thấy những tương tác này giảm trong thời kỳ đại dịch. Chuyên gia Jill Gilkerson của lena lưu ý, nhận được nhiều tương tác trong những năm đầu đời là điều cần thiết cho sự phát triển lành mạnh của trẻ, vì vậy dữ liệu dạng này “là một dấu hiệu cảnh báo”.

Với trẻ em trong độ tuổi đi học, tác động của đại dịch thể hiện rõ hơn qua điểm số các bài kiểm tra. Trong khi đó, đo lường tác động ở trẻ sơ sinh và trẻ mẫu giáo khó hơn nhiều bởi các công cụ để theo dõi sự phát triển của trẻ không rõ ràng và tác động của những cú sốc thời thơ ấu có thể mất nhiều năm mới xuất hiện.

Trong đại dịch, chế độ ăn của trẻ cũng tệ hơn. Với hàng triệu trẻ nhỏ bị đói vì đại dịch, kết quả tồi tệ dễ dự đoán hơn. Chuyên gia Saskia Osendarp của Micronutrient Forum cho hay, trẻ em bị suy dinh dưỡng có nguy cơ mắc “hậu quả suốt đời, không thể đảo ngược” ngay cả sau khi chế độ ăn của chúng được phục hồi. Đói tác động xấu đến bộ não đang phát triển. Nghiên cứu ở 5 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình nhận thấy trẻ em thấp còi hoàn thành ít hơn 1 năm học. Một nghiên cứu khác về dữ liệu từ hàng chục quốc gia đang phát triển ước tính, tình trạng thấp còi làm giảm 22% thu nhập. Phụ nữ còi cọc khi còn nhỏ có nhiều khả năng bị biến chứng khi sinh nở. Con cái của họ cũng có nhiều khả năng bị suy dinh dưỡng.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

COVID-19 chưa hết ám ảnh kinh tế thế giới

Thanh Hà |

Báo cáo Triển vọng và Tình hình Kinh tế Thế giới mới nhất của Liên Hợp Quốc nhận thấy, triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu còn mờ nhạt khi những tác động kéo dài của đại dịch COVID-19 vẫn tiếp diễn.

Đã có hệ gen mã hoá bệnh nhân COVID-19 đầu tiên của Việt Nam

TRÍ MINH |

Lần đầu tiên có nghiên cứu xác định mối liên quan giữa yếu tố di truyền, nhóm máu và COVID-19 ở người Việt Nam. Kết quả của những nghiên cứu này được đánh giá mang lại giá trị lớn trong dự đoán nguy cơ lây nhiễm và diễn biến của COVID-19 cho người dân Việt Nam.

WHO tuyên bố COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp toàn cầu

Thanh Hà |

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 5.5 tuyên bố, COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu - bước tiến quan trọng hướng tới việc chấm dứt đại dịch.

Cháy dữ dội 3 căn nhà ở Hà Nội, người dân cứu hàng chục lốp xe ôtô ra ngoài

Tô Thế |

Hà Nội - Đám cháy bùng lên tại một cơ sở sửa chữa lốp kết hợp nhà ở, sau đó lan sang thiêu rụi hai căn nhà liền kề.

Cà Mau lập tổ xác minh thông tin vụ "phó chủ tịch huyện mặc cả hoa hồng"

NHẬT HỒ |

Chiều ngày 29.5, tỉnh tỉnh Cà Mau tổ chức họp báo, thông tin về xử lý sự việc một tài khoản Facebook đăng tải đoạn ghi âm được cho là có hiện nội dung liên quan đến Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau mặc cả với một người đàn ông tiền phần trăm hoa hồng.

Đang thi công khắc phục hầm chui bị ngập qua cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

DUY TUẤN |

Bình Thuận – Sau phản ánh của Báo Lao Động tại km209 + 500 cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết qua huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận, đường gom dân sinh chưa hoàn tất và nước ngập hầm chui khiến người dân 2 bên cao tốc phải lội nước ngập qua hầm chui để vào rẫy gây bức xúc, hiện đơn vị thi công đang khắc phục tại vị trí này.

Mùa sầu riêng chính vụ, trong thắng có nguy cơ... thua

PHONG LINH |

Theo nhận định của ngành nông nghiệp, mùa sầu riêng chính vụ năm nay nông dân được mùa, được giá, tuy nhiên, trong thắng cũng tiềm ẩn nguy cơ thua.

Cháy dữ dội tại cơ sở sửa chữa lốp ôtô ở Hà Nội, lan sang 2 căn nhà liền kề

Thế Kỷ |

Hà Nội - Người dân xung quanh nghe thấy có tiếng nổ lớn, sau đó, ngọn lửa bao trùm một cơ sở sửa chữa lốp ôtô trên địa bàn huyện Đông Anh. Đám cháy sau đó lan sang hai căn nhà liền kề.

COVID-19 chưa hết ám ảnh kinh tế thế giới

Thanh Hà |

Báo cáo Triển vọng và Tình hình Kinh tế Thế giới mới nhất của Liên Hợp Quốc nhận thấy, triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu còn mờ nhạt khi những tác động kéo dài của đại dịch COVID-19 vẫn tiếp diễn.

Đã có hệ gen mã hoá bệnh nhân COVID-19 đầu tiên của Việt Nam

TRÍ MINH |

Lần đầu tiên có nghiên cứu xác định mối liên quan giữa yếu tố di truyền, nhóm máu và COVID-19 ở người Việt Nam. Kết quả của những nghiên cứu này được đánh giá mang lại giá trị lớn trong dự đoán nguy cơ lây nhiễm và diễn biến của COVID-19 cho người dân Việt Nam.

WHO tuyên bố COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp toàn cầu

Thanh Hà |

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 5.5 tuyên bố, COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu - bước tiến quan trọng hướng tới việc chấm dứt đại dịch.