Thế giới đã biết con đường để vượt qua đại dịch COVID-19

Gia Minh |

Với sáng kiến COVAX và sự bắt đầu chung tay của các nước giàu mới đây, người ta hy vọng có thể sớm chấm dứt được cuộc khủng hoảng sức khoẻ cộng đồng tồi tệ nhất trong vòng 1 thế kỷ qua.

Từ thảm kịch, biết con đường để hồi phục

Trong cuộc họp nhóm 7 nền công nghiệp phát triển (G7) vào cuối tuần qua, Thủ tướng Anh Boris Johnson - đại diện nước chủ nhà - cho biết, nhóm G7 sẽ đồng ý tặng 1 tỉ liều vaccine COVID-19 cho các nước nghèo. Thủ tướng Anh cũng kêu gọi các nhà lãnh đạo G7 cam kết về tiêm chủng cho toàn thế giới vào cuối năm 2022. Riêng Anh dự kiến sẽ quyên góp ít nhất 100 triệu liều vaccine trong năm sau. Trong số 100 triệu liều vaccine mà Anh tài trợ, 80 triệu liều sẽ được đưa vào chương trình COVAX - một chương trình, một sáng kiến toàn cầu nhằm đảm bảo quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19, số còn lại sẽ được chia sẻ song phương với những nước cần.

"Nhờ sự thành công của chương trình vaccine ở Vương quốc Anh, chúng tôi hiện có thể chia sẻ một phần vaccine còn dư của chúng tôi với những nước cần. Bằng cách này, chúng ta sẽ đạt những bước tiến lớn để đánh bại đại dịch" - ông Johnson cho hay, theo thông báo do văn phòng của ông công bố.

Tuyên bố trên của Thủ tướng Anh Boris Johnson được đưa ra chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố sẽ thúc đẩy cuộc chiến chống lại virus SARS-CoV-2 với việc tài trợ 500 triệu liều vaccine Pfizer cho 100 quốc gia thu nhập thấp nhất thế giới. "Nước Mỹ tận mắt chứng kiến thảm kịch do đại dịch. Chúng tôi đã có nhiều người chết ở Mỹ hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới, với gần 600.000 người. Chúng tôi biết thảm kịch. Chúng tôi cũng biết con đường để hồi phục" - ông Biden phát biểu sau cuộc gặp với Thủ tướng Anh Boris Johnson.

Ông Biden hứa hẹn Mỹ cho đi mà không cần đòi hỏi điều kiện gì, theo BBC. "Hãy để tôi nói rõ: Cũng giống như với 80 triệu liều mà chúng tôi đã công bố trước đây, Mỹ cung cấp nửa tỉ liều vaccine lần này mà không có ràng buộc nào" - ông Biden nói.

Theo đó, nửa tỉ liều vaccine Pfizer với giá khoảng 7 USD/liều - mức giá phi lợi nhuận - sẽ đến với 92 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình theo danh sách của Covax. Danh sách 92 nước thu nhập thấp và trung bình, trong đó có Việt Nam, là dựa theo danh sách của Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI). Khoảng 200 triệu liều vaccine do Mỹ sản xuất sẽ xuất xưởng vào cuối năm nay, phần còn lại sẽ được vận chuyển vào năm 2022.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) "hoan nghênh đóng góp quan trọng này cho COVAX", theo BBC. "Để tiêm chủng cho ít nhất 10% dân số ở mọi quốc gia vào tháng 9, chúng tôi cần thêm 250 triệu liều vaccine" - Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus từng nói. Do đó, tổ chức này "khuyến khích các quốc gia tiến tới và chia sẻ vaccine ngay lập tức vào tháng 6 và tháng 7 để giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn cung cấp".

Nhiều nước Châu Âu cũng đã cam kết tài trợ 100 triệu liều vaccine, trong đó Pháp, Đức sẽ cho đi khoảng 30 triệu liều. Việc tiêm ngừa COVID-19 đang tập trung chủ yếu ở các nước giàu như Mỹ, Châu Âu, Israel và Bahrain, vượt xa tất cả các nước khác. Thế giới hiện có 2,2 tỉ người đã được tiêm chủng trên tổng cộng 8 tỉ người, AFP trích dẫn dữ liệu của Đại học Johns Hopkins cho biết.

Đại dịch COVID-19 đã giết chết hơn 3,8 triệu người với số ca mắc được báo cáo ở trên 210 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nó cũng tàn phá kinh tế, xã hội toàn cầu. Trong khi các nhà khoa học nỗ lực cùng các hãng dược trên khắp thế giới tiếp tục "thần tốc" đưa vaccine ra thị trường, thì nước Anh đã tiêm chủng xong liều đầu tiên cho 77% dân số trưởng thành, ở Mỹ tỉ lệ là 64%. Các nước này cùng các chuyên gia cho rằng, đại dịch sẽ chỉ chấm dứt khi tất cả các quốc gia đều đã tiến hành tiêm vaccine để tạo miễn dịch cộng đồng.

Với dân số toàn cầu gần 8 tỉ người và hầu hết mọi người đều cần tiêm đủ hai liều vaccine, chưa kể có thể tiêm nhắc lại để chống các biến thể của SARS-CoV-2, do đó, các nhà vận động cho rằng, các cam kết này đã đánh dấu sự khởi đầu tốt nhưng các nhà lãnh đạo thế giới cần phải đi xa hơn, nhanh hơn và nhiều hơn.

"1 tỉ liều vaccine mà G7 định tài trợ nên được nhìn nhận là một con số tối thiểu. Và tiến độ của việc tài trợ này phải được đẩy mạnh” - chuyên gia Lis Wallace thuộc tổ chức vận động chống đói nghèo ONE nói. “Chúng ta đang chạy đua với con virus và virus dẫn trước chúng ta càng dài, thì càng có nguy cơ xuất hiện những biến chủng mới, nguy hiểm hơn càng cao, đe doạ xói mòn nỗ lực chống dịch của toàn cầu".

Nước Mỹ đã trải qua thảm kịch và nay biết con đường để thoát khỏi đại dịch COVID-19. Trong ảnh: Lễ tưởng niệm tại Công viên quốc gia National Mall hôm 22.9.2020, với 200.000 lá cờ thể hiện con số nạn nhân của Mỹ chết vì COVID-19. Ảnh: AFP
Nước Mỹ đã trải qua thảm kịch và nay biết con đường để thoát khỏi đại dịch COVID-19. Trong ảnh: Lễ tưởng niệm tại Công viên quốc gia National Mall hôm 22.9.2020, với 200.000 lá cờ thể hiện con số nạn nhân của Mỹ chết vì COVID-19. Ảnh: AFP

Một số trở ngại

COVAX được thành lập năm ngoái là một nỗ lực quốc tế nhằm đảm bảo các nước giàu và nghèo có thể tiếp cận với vaccine một cách công bằng, cũng như các quốc gia giàu hơn sẽ trợ cấp chi phí cho các quốc gia nghèo hơn trong vấn đề này. COVAX do WHO, GAVI và Liên minh Đổi mới sáng tạo sẵn sàng cho dịch bệnh (CEPI) dẫn đầu, với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) là đối tác triển khai chính.

Mục tiêu ban đầu của COVAX là cung cấp 2 tỉ liều vaccine trên toàn thế giới vào cuối năm nay, nhưng mục tiêu bây giờ là cung cấp 1,8 tỉ liều cho 92 nền kinh tế có thu nhập thấp và trung bình vào đầu năm 2022. Tính đến ngày 8.6, chương trình COVAX mới chỉ gửi được 81 triệu liều đến 129 quốc gia thành viên. Ghana là quốc gia đầu tiên nhận vaccine từ Covax vào tháng 2. Kế đó là Bangladesh, Brazil, Ethiopia và Fiji... Hàng chục triệu liều vaccine đã được giao đến 6 lục địa.

Trong năm tới, cần có thêm 35-45 tỉ USD để đảm bảo hầu hết người trưởng thành trên toàn cầu được tiêm chủng, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho hay.

Tuy nhiên, BBC cho hay, một trong những thách thức chính là việc cung cấp vaccine. Và tình hình chung, việc phân phối vẫn không đồng đều. Trước đây, ông Tedros từng chỉ trích các quốc gia giàu có hơn đã "ngốn" nguồn cung cấp vaccine toàn cầu. Các nước G7 đã mua hơn 1/3 nguồn cung cấp vaccine trên thế giới, mặc dù chỉ chiếm 13% dân số toàn cầu. Vào tháng 4, chỉ mới có 0,3% số vaccine đến tay người dân ở các nước có thu nhập thấp.

Song, COVAX cũng bị chỉ trích là chậm chạp. Một số mục tiêu ban đầu đã bị bỏ lỡ, một phần là do cơ sở hạ tầng y tế kém ở nhiều nước tiếp nhận và một phần là do sự chậm trễ của vaccine.

Các nhà vận động cũng cho rằng, kế hoạch tặng 1 tỉ liều vaccine COVID-19 này là quá chậm, chứng tỏ các nước phương Tây vẫn chưa vượt qua được cuộc khủng hoảng sức khoẻ cộng đồng tồi tệ nhất trong vòng 1 thế kỷ qua.

COVAX có thể giúp chấm dứt đại dịch?

COVAX hiện đã có thoả thuận tiếp cận hơn 2 tỉ liều vaccine ngừa COVID-19 để cung cấp tới hơn 190 quốc gia, vùng lãnh thổ trong nửa đầu năm 2021. COVAX hy vọng giao đủ vaccine cho ít nhất 20% dân số ở 92 quốc gia nghèo ghi danh tham gia chương trình này. Nhưng ngay cả khi đạt được mục tiêu đó, nó vẫn không đạt mức độ miễn dịch mà các chuyên gia cho là cần thiết để chấm dứt đại dịch. Bởi trong khi một số quốc gia đã tiêm chủng đầy đủ cho một số lượng lớn dân số của họ, nhiều quốc gia khác chỉ mới bắt đầu, hoặc trong một số trường hợp vẫn đang chờ những liều đầu tiên đến. COVAX đặt mục tiêu thu hẹp khoảng cách này. WHO cho biết trên trang web của mình: "Với một đại dịch bùng phát với tốc độ nhanh chóng, không ai được an toàn, trừ khi mọi người đều an toàn".

WHO đã đề xuất rằng, để chấm dứt đại dịch COVID-19, cần ít nhất 70% dân số thế giới được tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19, tức có khả năng miễn dịch. "Chúng ta cần nhiều hơn thế. Chúng ta cần một kế hoạch tiêm chủng toàn cầu. Chúng ta cần hành động một cách logic, với tinh thần cấp bách và với những ưu tiên của một nền kinh tế 'thời chiến'" - Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres nói với Reuters.

"Với một đại dịch bùng phát với tốc độ nhanh chóng, không ai được an toàn, trừ khi mọi người đều an toàn", theo WHO.

Gia Minh
TIN LIÊN QUAN

Công nhân mắc COVID-19 được hỗ trợ 3 triệu đồng, F1 được 1,5 triệu đồng

ĐÌNH TRỌNG |

Tại Bình Dương, trong nửa tháng qua, dịch bệnh diễn biến rất phức tạp. Các ca nhiễm đã xâm nhập vào nhà máy khu công nghiệp khiến hàng trăm công nhân đã phải ngưng việc để đi cách ly tập trung phòng chống dịch COVID-19. Cuộc sống của nhiều người lao động vì thế cũng rơi vào hoàn khó khăn.

Kinh nghiệm chống dịch COVID-19 thành công trong khu công nghiệp ở Đà Nẵng

Tường Minh |

“Truy vết nhanh, cách ly thần tốc, cách ly hẹp, xét nghiệm diện rộng” là bí quyết giúp TP.Đà Nẵng khống chế được dịch COVID-19 bùng phát trong các khu công nghiệp.

Thêm doanh nghiệp gần 800 CN bị phong tỏa do có ca nghi nhiễm COVID-19

Nam Dương |

2 công nhân nghi nhiễm COVID-19 làm việc tại Công ty Cổ phần Thực phẩm Trung Sơn (Khu công nghiệp Tân Tạo, TPHCM) là vợ chồng ở trọ trên đường Hồ Học Lãm.

Nhân viên BV Đại học Y Dược TPHCM nghi mắc COVID-19 có nồng độ virus thấp

Thanh Chân |

Trưa 16.6, thông tin từ Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho hay, kết quả xét nghiệm nhân viên làm việc tại Khoa Thần kinh của bệnh viện dương tính với SARS-CoV-2 cho thấy nồng độ virus thấp, khả năng lây lan thấp.

Bộ Xây dựng ủng hộ 1 tỉ đồng vào Quỹ Vaccine phòng dịch COVID-19

CAO NGUYÊN |

Ngày 16.6, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh và đại diện lãnh đạo Công đoàn Cơ quan Bộ Xây dựng đã trao 1 tỉ đồng ủng hộ Quỹ Vaccine phòng dịch COVID-19 tới Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Những góc quán cafe ngắm pháo hoa lý tưởng ở TPHCM

Quỳnh Nga |

Đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, TPHCM dự kiến bắn pháo hoa ở 6 điểm. Đừng bỏ qua những địa điểm ngắm pháo hoa ở TPHCM cực “chill” dưới đây.

Bộ Tài chính nói gì về gói lãi suất 2% chậm giải ngân

Trà My |

Việc giải ngân gói 40.000 tỉ đồng hỗ trợ lãi suất 2% đến nay kết quả chưa được như kì vọng. Bộ Tài chính nói gì về đề xuất điều chuyển nguồn gói vay hỗ trợ lãi suất này sang chương trình cho vay giải ngân qua Ngân hàng Chính sách xã hội?

Giờ thứ 9: Giả điên - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Dường như mối tình đầu luôn là mối tình đẹp nhất, để lại nhiều dư vị ngọt ngào nhất của tuổi trẻ. Nhưng mối tình đầu cũng luôn buồn nhất và nhiều chia ly nhất. Chắc hẳn, đó sẽ là mối tình không bao giờ quên được vì nó chính là những rung động đầu tiên đối với mỗi người. Và sẽ chẳng có ai tin rằng, có những người chia tay mối tình đầu sau vài chục năm xa cách, lại có thể quay trở về chung sống với nhau thật hạnh phúc.

Công nhân mắc COVID-19 được hỗ trợ 3 triệu đồng, F1 được 1,5 triệu đồng

ĐÌNH TRỌNG |

Tại Bình Dương, trong nửa tháng qua, dịch bệnh diễn biến rất phức tạp. Các ca nhiễm đã xâm nhập vào nhà máy khu công nghiệp khiến hàng trăm công nhân đã phải ngưng việc để đi cách ly tập trung phòng chống dịch COVID-19. Cuộc sống của nhiều người lao động vì thế cũng rơi vào hoàn khó khăn.

Kinh nghiệm chống dịch COVID-19 thành công trong khu công nghiệp ở Đà Nẵng

Tường Minh |

“Truy vết nhanh, cách ly thần tốc, cách ly hẹp, xét nghiệm diện rộng” là bí quyết giúp TP.Đà Nẵng khống chế được dịch COVID-19 bùng phát trong các khu công nghiệp.

Thêm doanh nghiệp gần 800 CN bị phong tỏa do có ca nghi nhiễm COVID-19

Nam Dương |

2 công nhân nghi nhiễm COVID-19 làm việc tại Công ty Cổ phần Thực phẩm Trung Sơn (Khu công nghiệp Tân Tạo, TPHCM) là vợ chồng ở trọ trên đường Hồ Học Lãm.

Nhân viên BV Đại học Y Dược TPHCM nghi mắc COVID-19 có nồng độ virus thấp

Thanh Chân |

Trưa 16.6, thông tin từ Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho hay, kết quả xét nghiệm nhân viên làm việc tại Khoa Thần kinh của bệnh viện dương tính với SARS-CoV-2 cho thấy nồng độ virus thấp, khả năng lây lan thấp.

Bộ Xây dựng ủng hộ 1 tỉ đồng vào Quỹ Vaccine phòng dịch COVID-19

CAO NGUYÊN |

Ngày 16.6, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh và đại diện lãnh đạo Công đoàn Cơ quan Bộ Xây dựng đã trao 1 tỉ đồng ủng hộ Quỹ Vaccine phòng dịch COVID-19 tới Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.