Thấy gì từ Giải thưởng Nhiếp ảnh Báo chí Thế giới 2021?

Dương Quốc Bình |

Giải thưởng Nhiếp ảnh Báo chí Thế giới (World Press Photo Awards) do Tổ chức Nhiếp ảnh Báo chí Thế giới (World Press Photo Foundation) trao tặng hàng năm cho các tác phẩm ảnh báo chí xuất sắc. Các bức ảnh đoạt giải năm nay đều được chụp trong năm 2020, ghi lại khoảnh khắc của nhiều sự kiện thời sự trên thế giới và những vấn đề cần quan tâm của nhân loại.

Được thành lập vào năm 1955 tại Vương quốc Hà Lan, World Press Photo tổ chức cuộc thi ảnh với quy mô lớn nhất thế giới và được giới chuyên môn đánh giá về chất lượng tác phẩm cũng như phương pháp tác nghiệp chân thật, tự nhiên và không dàn dựng. Cuộc thi bao gồm 8 hạng mục: Tin thời sự, tin thường nhật, vấn đề đương đại, môi trường, thiên nhiên, chân dung, thể thao và dự án ảnh. Mỗi hạng mục bao gồm hai hình thức: Ảnh đơn và phóng sự ảnh. Các tác phẩm đoạt giải được in sách và triển lãm lưu động tại hơn 80 quốc gia.

Như thường lệ, hạng mục danh giá nhất và cũng được chú ý nhiều nhất chính là Bức ảnh xuất sắc nhất năm. Phần thưởng cao quý của năm nay thuộc về Nhiếp ảnh gia người Đan Mạch, Mads Nissen. Bức ảnh nằm trong hạng mục Tin thường nhật, ghi lại khoảnh khắc bà Rosa Luzia Lunardi (85 tuổi) được y tá Adriana Silva da Costa Souza ôm hôn tại nhà chăm sóc Viva Bern, São Paulo, Brazil ngày 5.8.2020. Đây là cái hôn đầu tiên mà Rosa nhận được sau 5 tháng. Vào tháng 3, các viện dưỡng lão trên khắp đất nước Brazil đã phải đóng cửa không tiếp khách do hậu quả của đại dịch COVID-19, làm hàng triệu người không thể đến thăm người thân lớn tuổi của họ. Các điều dưỡng được yêu cầu phải giảm tối thiểu tiếp xúc thân thể với những người già dễ bị tổn thương. Tại Viva Bern, “Bức rèm ôm”, một phát minh đơn giản đã cho phép mọi người lại được ôm nhau. Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro bác bỏ những tuyên bố về mức độ nghiêm trọng của đại dịch và mối nguy hiểm do virus gây ra. Đất nước Brazil đã kết thúc năm 2020 với một trong những kỷ lục tồi tệ nhất trên toàn cầu trong đối phó với virus, với khoảng 7,7 triệu trường hợp nhiễm bệnh được ghi nhận và 195.000 ca tử vong. Bản quyền của World Press Photo Foundation
Như thường lệ, hạng mục danh giá nhất và cũng được chú ý nhiều nhất chính là Bức ảnh xuất sắc nhất năm. Phần thưởng cao quý của năm nay thuộc về Nhiếp ảnh gia người Đan Mạch, Mads Nissen. Bức ảnh nằm trong hạng mục Tin thường nhật, ghi lại khoảnh khắc bà Rosa Luzia Lunardi (85 tuổi) được y tá Adriana Silva da Costa Souza ôm hôn tại nhà chăm sóc Viva Bern, São Paulo, Brazil ngày 5.8.2020. Đây là cái hôn đầu tiên mà Rosa nhận được sau 5 tháng. Vào tháng 3, các viện dưỡng lão trên khắp đất nước Brazil đã phải đóng cửa không tiếp khách do hậu quả của đại dịch COVID-19, làm hàng triệu người không thể đến thăm người thân lớn tuổi của họ. Các điều dưỡng được yêu cầu phải giảm tối thiểu tiếp xúc thân thể với những người già dễ bị tổn thương. Tại Viva Bern, “Bức rèm ôm”, một phát minh đơn giản đã cho phép mọi người lại được ôm nhau. Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro bác bỏ những tuyên bố về mức độ nghiêm trọng của đại dịch và mối nguy hiểm do virus gây ra. Đất nước Brazil đã kết thúc năm 2020 với một trong những kỷ lục tồi tệ nhất trên toàn cầu trong đối phó với virus, với khoảng 7,7 triệu trường hợp nhiễm bệnh được ghi nhận và 195.000 ca tử vong. Bản quyền của World Press Photo Foundation
Cũng tại hạng mục Môi trường, giải Nhất của thể loại Phóng sự được trao cho Lalo de Almeida, nhiếp ảnh gia người Brazil. Phóng sự ảnh này ghi lại Pantanal, vùng đất ngập nước nhiệt đới và đồng cỏ ngập nước lớn nhất thế giới, bị hoả hoạn thiêu rụi trong suốt năm 2020. Pantanal được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới và là một trong những quần thể sinh vật quan trọng nhất của Brazil phải hứng chịu đợt hạn hán tồi tệ nhất trong gần 50 năm qua, tạo nên đám cháy lan rộng ngoài tầm kiểm soát. Nhiều vụ cháy bắt đầu từ việc đốt nương làm rẫy và ngày càng nhiều hơn do các quy định về bảo tồn và thi hành pháp luật trong lĩnh vực này bị buông lỏng. Bản quyền của World Press Photo Foundation
Cũng tại hạng mục Môi trường, giải Nhất của thể loại Phóng sự được trao cho Lalo de Almeida, nhiếp ảnh gia người Brazil. Phóng sự ảnh này ghi lại Pantanal, vùng đất ngập nước nhiệt đới và đồng cỏ ngập nước lớn nhất thế giới, bị hoả hoạn thiêu rụi trong suốt năm 2020. Pantanal được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới và là một trong những quần thể sinh vật quan trọng nhất của Brazil phải hứng chịu đợt hạn hán tồi tệ nhất trong gần 50 năm qua, tạo nên đám cháy lan rộng ngoài tầm kiểm soát. Nhiều vụ cháy bắt đầu từ việc đốt nương làm rẫy và ngày càng nhiều hơn do các quy định về bảo tồn và thi hành pháp luật trong lĩnh vực này bị buông lỏng. Bản quyền của World Press Photo Foundation
Bên cạnh những hạng mục truyền thống về tin tức thì giải thưởng năm nay gây chú ý tại hạng mục Môi trường khi đây là vấn đề ngày càng trở nên quan trọng đối với nhân loại. Bức ảnh đoạt giải Nhất hạng mục Môi trường của Nhiếp ảnh gia người Mỹ Ralph Pace ghi lại hình ảnh một con hải cẩu Cailfornia bơi về phía một chiếc khẩu trang tại điểm lặn Breakwater ở Monterey, California, Mỹ ngày 19.11.2020. Hải cẩu California (tên khoa học: Zalophus californianus) là loài động vật vui vẻ, có nguồn gốc từ phía tây Bắc Mỹ. Khi lệnh phong tỏa nhằm kiềm chế dịch COVID-19 được áp dụng trên khắp California, các danh lam thắng cảnh tự nhiên ngoài trời với nhiều động vật hoang dã đã trở thành tâm điểm nổi tiếng của du lịch địa phương. Ở nhiều quốc gia, việc đeo khẩu trang ngoài trời là bắt buộc. Nhiều điểm du lịch tương tự trên khắp thế giới ngập tràn những chiếc khẩu trang bị vứt bỏ, có thể bị chim, cá, động vật biển và các động vật khác nhầm là thức ăn. Những chiếc khẩu trang cũng chứa nhựa nên cũng góp phần vào tám triệu tấn nhựa thải ra các đại dương mỗi năm.
Bên cạnh những hạng mục truyền thống về tin tức thì giải thưởng năm nay gây chú ý tại hạng mục Môi trường khi đây là vấn đề ngày càng trở nên quan trọng đối với nhân loại. Bức ảnh đoạt giải Nhất hạng mục Môi trường của Nhiếp ảnh gia người Mỹ Ralph Pace ghi lại hình ảnh một con hải cẩu Cailfornia bơi về phía một chiếc khẩu trang tại điểm lặn Breakwater ở Monterey, California, Mỹ ngày 19.11.2020. Hải cẩu California (tên khoa học: Zalophus californianus) là loài động vật vui vẻ, có nguồn gốc từ phía tây Bắc Mỹ. Khi lệnh phong tỏa nhằm kiềm chế dịch COVID-19 được áp dụng trên khắp California, các danh lam thắng cảnh tự nhiên ngoài trời với nhiều động vật hoang dã đã trở thành tâm điểm nổi tiếng của du lịch địa phương. Ở nhiều quốc gia, việc đeo khẩu trang ngoài trời là bắt buộc. Nhiều điểm du lịch tương tự trên khắp thế giới ngập tràn những chiếc khẩu trang bị vứt bỏ, có thể bị chim, cá, động vật biển và các động vật khác nhầm là thức ăn. Những chiếc khẩu trang cũng chứa nhựa nên cũng góp phần vào tám triệu tấn nhựa thải ra các đại dương mỗi năm.
Đại dịch COVID-19 gây ra những hệ lụy trên toàn cầu và đây cũng là đề tài được đông đảo các tay máy chuyên nghiệp khai thác. Một bức ảnh đoạt giải Nhì hạng mục Tin thường nhật, thể loại phóng sự ghi lại hình ảnh cặp đôi Thuỵ Sĩ - Đức gặp nhau tại biên giới đóng cửa Lettackerweg ở Riêhn ngày 25.4.2020. Theo Nhiếp ảnh gia Roland Schmid, tác giả của phóng sự ảnh này, đây là lần đầu tiên kể từ sau Thế Chiến thứ hai, Thuỵ Sĩ đã phải đóng cửa biên giới của mình do tác động của đại dịch COVID-19. Tại các thị trấn như Riêhn và Kreuzlingen, người dân trong nhiều thập kỷ hầu như không nhận ra biên giới với Đức, đã tự do băng qua biên giới này. Việc đóng cửa kéo dài từ 16.3.2020 đến 15.6.2020. Những dải chắn đường biên giới trở thành nơi gặp gỡ của những người không còn được phép ở bên nhau. Nhiều người đã tìm ra những cách sáng tạo để gặp gỡ những người thân yêu của mình. Bản quyền của World Press Photo Foundation
Đại dịch COVID-19 gây ra những hệ lụy trên toàn cầu và đây cũng là đề tài được đông đảo các tay máy chuyên nghiệp khai thác. Một bức ảnh đoạt giải Nhì hạng mục Tin thường nhật, thể loại phóng sự ghi lại hình ảnh cặp đôi Thuỵ Sĩ - Đức gặp nhau tại biên giới đóng cửa Lettackerweg ở Riêhn ngày 25.4.2020. Theo Nhiếp ảnh gia Roland Schmid, tác giả của phóng sự ảnh này, đây là lần đầu tiên kể từ sau Thế Chiến thứ hai, Thuỵ Sĩ đã phải đóng cửa biên giới của mình do tác động của đại dịch COVID-19. Tại các thị trấn như Riêhn và Kreuzlingen, người dân trong nhiều thập kỷ hầu như không nhận ra biên giới với Đức, đã tự do băng qua biên giới này. Việc đóng cửa kéo dài từ 16.3.2020 đến 15.6.2020. Những dải chắn đường biên giới trở thành nơi gặp gỡ của những người không còn được phép ở bên nhau. Nhiều người đã tìm ra những cách sáng tạo để gặp gỡ những người thân yêu của mình. Bản quyền của World Press Photo Foundation
Giải Nhất thể loại Ảnh đơn của hạng mục Môi trường của Nhiếp ảnh gia Ami Vitale chụp một con hươu cao cổ dòng Rothschild được vận chuyển từ đảo Longicharo tại hồ Baringo, Kenya bị ngập lụt đến nơi an toàn bằng một chiếc sà lan được thiết kế đặc biệt. Đây là loài hươu cao cổ phương bắc, được xếp vào loại có nguy cơ tuyệt chủng. Mực nước dâng cao ở hồ Baringo trong mười năm qua đã chia cắt, làm cho bán đảo Longicharo trở thành một hòn đảo. Lượng mưa đặc biệt lớn trong năm 2019 đã gây ra lũ lụt nghiêm trọng, khiến 9 con hươu cao cổ bị mắc kẹt. Cộng đồng địa phương đã làm việc với các nhà bảo tồn để đóng sà lan và vận chuyển các loài động vật đến một khu vực trong khu bảo tồn Ruko trên bờ hồ. Hươu cao cổ cần được yên tĩnh, cấu tạo cơ thể của chúng có thể gây nguy hiểm: Chúng có nguy cơ bị sặc nước bọt của chính mình và nếu huyết áp thay đổi có thể gây tổn thương não. Một bác sĩ thú y đã có mặt để tiêm thuốc an thần ngay lập tức. Hươu cao cổ sau đó được trùm đầu và dẫn lên sà lan theo đường dẫn chăng dây thừng.  Bản quyền của World Press Photo Foundation
Giải Nhất thể loại Ảnh đơn của hạng mục Môi trường của Nhiếp ảnh gia Ami Vitale chụp một con hươu cao cổ dòng Rothschild được vận chuyển từ đảo Longicharo tại hồ Baringo, Kenya bị ngập lụt đến nơi an toàn bằng một chiếc sà lan được thiết kế đặc biệt. Đây là loài hươu cao cổ phương bắc, được xếp vào loại có nguy cơ tuyệt chủng. Mực nước dâng cao ở hồ Baringo trong mười năm qua đã chia cắt, làm cho bán đảo Longicharo trở thành một hòn đảo. Lượng mưa đặc biệt lớn trong năm 2019 đã gây ra lũ lụt nghiêm trọng, khiến 9 con hươu cao cổ bị mắc kẹt. Cộng đồng địa phương đã làm việc với các nhà bảo tồn để đóng sà lan và vận chuyển các loài động vật đến một khu vực trong khu bảo tồn Ruko trên bờ hồ. Hươu cao cổ cần được yên tĩnh, cấu tạo cơ thể của chúng có thể gây nguy hiểm: Chúng có nguy cơ bị sặc nước bọt của chính mình và nếu huyết áp thay đổi có thể gây tổn thương não. Một bác sĩ thú y đã có mặt để tiêm thuốc an thần ngay lập tức. Hươu cao cổ sau đó được trùm đầu và dẫn lên sà lan theo đường dẫn chăng dây thừng. Bản quyền của World Press Photo Foundation

Bên cạnh những vấn đề thời sự, những cuộc chiến tranh, những bất đồng và xung đột, các bức ảnh đoạt giải của World Press Photo năm nay đã hướng đến những câu chuyện nhân văn, thể hiện nghị lực của nhân loại trong nỗ lực bảo vệ thiên nhiên, môi trường cũng như sự chung tay, đoàn kết để cùng nhau vượt qua đại dịch COVID-19.

Dương Quốc Bình
TIN LIÊN QUAN

“Việt Nam qua ống kính nhiếp ảnh gia quốc tế”

Trần Việt |

Triển lãm “Việt Nam qua ống kính nhiếp ảnh gia quốc tế” là hoạt động trọng tâm trong Festival Nhiếp ảnh quốc tế Việt Nam lần đầu tiên do Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm thực hiện, diễn ra từ ngày 26.11 đến hết ngày 3.12. 2021 tại Thư viện tỉnh Ninh Bình - số 4 Lê Hồng Phong, TP.Ninh Bình.

Ninh Bình: Triển lãm ảnh "Việt Nam qua ống kính nhiếp ảnh gia quốc tế"

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Ngày 26.11, tại Ninh Bình, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với UBND tỉnh Ninh Bình khai mạc Triển lãm ảnh "Việt Nam qua ống kính nhiếp ảnh gia quốc tế". Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Festival Nhiếp ảnh quốc tế Việt Nam.

Chùm ảnh tuyệt đẹp giải Nhiếp ảnh gia hoang dã Châu Âu 2021

Nguyễn Hạnh (Theo Guardian) |

Dưới đây là những bức ảnh đoạt giải cao của giải Nhiếp ảnh gia hoang dã Châu Âu 2021.

Tin văn hóa trong tuần: Nhiều tác phẩm ấn tượng tại Festival Nhiếp ảnh trẻ

Hạ Âu |

Tin văn hóa trong tuần thu hút sự chú ý với nhiều tác phẩm ấn tượng trưng bày tại Festival Nhiếp ảnh trẻ năm 2021 ở Hà Nội.

Vượt thoát khỏi nhiếp ảnh truyền thống bằng công nghệ số

Việt Văn |

Trong xu hướng nhiếp ảnh đương đại hiện nay, các nghệ sĩ trẻ ngày càng có cách đi riêng vượt thoát khỏi nhiếp ảnh truyền thống, để thỏa mãn ý tưởng sáng tạo, kể cả “điên rồ” nhất của mình. Họ không chấp nhận lối chụp kiểu hiện thực thuần túy mà khai thác, tìm tòi những cách thức thể hiện mới. Nữ nghệ sĩ Sherry Karver (Mỹ) là một người như thế.

Quảng bá du lịch Đà Nẵng qua mô hình nhà vệ sinh công cộng

Mai Hương |

Triển khai mô hình xã hội hóa nhà vệ sinh công cộng là một cách quảng bá hình ảnh du lịch Đà Nẵng thân thiện, mến khách.

Xuất hiện chiêu lừa đảo "ba con bị tai nạn, lên xe chú chở đến bệnh viện"

TUỆ NHI |

TPHCM - Trường học tại TP Hồ Chí Minh đã phát đi cảnh báo chiêu lừa đảo “Ba con bị tai nạn giao thông, lên xe chú chở đến bệnh viện” xuất hiện mới đây.

Chứng khoán: Cổ phiếu bất động sản sẽ tạo sóng cho thị trường

Gia Miêu |

Thị trường chứng khoán dự báo vẫn có thể tăng điểm nhờ nhóm cổ phiếu trụ có dòng tiền của các quỹ, thậm chí có cơ hội vượt qua vùng kháng cự 1.065 điểm.

“Việt Nam qua ống kính nhiếp ảnh gia quốc tế”

Trần Việt |

Triển lãm “Việt Nam qua ống kính nhiếp ảnh gia quốc tế” là hoạt động trọng tâm trong Festival Nhiếp ảnh quốc tế Việt Nam lần đầu tiên do Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm thực hiện, diễn ra từ ngày 26.11 đến hết ngày 3.12. 2021 tại Thư viện tỉnh Ninh Bình - số 4 Lê Hồng Phong, TP.Ninh Bình.

Ninh Bình: Triển lãm ảnh "Việt Nam qua ống kính nhiếp ảnh gia quốc tế"

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Ngày 26.11, tại Ninh Bình, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với UBND tỉnh Ninh Bình khai mạc Triển lãm ảnh "Việt Nam qua ống kính nhiếp ảnh gia quốc tế". Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Festival Nhiếp ảnh quốc tế Việt Nam.

Chùm ảnh tuyệt đẹp giải Nhiếp ảnh gia hoang dã Châu Âu 2021

Nguyễn Hạnh (Theo Guardian) |

Dưới đây là những bức ảnh đoạt giải cao của giải Nhiếp ảnh gia hoang dã Châu Âu 2021.

Tin văn hóa trong tuần: Nhiều tác phẩm ấn tượng tại Festival Nhiếp ảnh trẻ

Hạ Âu |

Tin văn hóa trong tuần thu hút sự chú ý với nhiều tác phẩm ấn tượng trưng bày tại Festival Nhiếp ảnh trẻ năm 2021 ở Hà Nội.

Vượt thoát khỏi nhiếp ảnh truyền thống bằng công nghệ số

Việt Văn |

Trong xu hướng nhiếp ảnh đương đại hiện nay, các nghệ sĩ trẻ ngày càng có cách đi riêng vượt thoát khỏi nhiếp ảnh truyền thống, để thỏa mãn ý tưởng sáng tạo, kể cả “điên rồ” nhất của mình. Họ không chấp nhận lối chụp kiểu hiện thực thuần túy mà khai thác, tìm tòi những cách thức thể hiện mới. Nữ nghệ sĩ Sherry Karver (Mỹ) là một người như thế.