Thành phố in dấu chân Người

Thanh Hà |

Thành phố Boston, bang Massachusetts, Mỹ, là một trong những điểm đến trong hành trình tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nơi Người nghiên cứu lịch sử và tìm hiểu về cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do và thống nhất đất nước của nhân dân Mỹ. Tại thành phố này, khách sạn Omni Parker House lưu giữ những hình ảnh chân thực và sống động về Chủ tịch Hồ Chí Minh từng có mặt nơi đây hơn 100 năm trước.

Nơi thấm đẫm lịch sử nước Mỹ

Với tư cách là một thành phố và với tư cách là một tên gọi, Boston là biểu tượng của nhiều điều đã đi vào sự phát triển trong tâm thức người Mỹ. Là thủ phủ tinh thần của các tiểu bang New England, là tiền thân của Cách mạng Mỹ và đất nước, đồng thời là trung tâm văn hóa sớm nhất của nước Mỹ, Boston đã ảnh hưởng đến nước Mỹ trong khoảng 3 thế kỉ.

Mặc dù Boston, giống như New England nói chung, đã đóng một vai trò ít hơn trong đời sống đất nước kể từ đầu thế kỉ 20, nhưng vẫn là tâm điểm của những gì có thể là sự kết hợp đa dạng và năng động nhất của các hoạt động giáo dục, văn hóa, y tế và khoa học ở Mỹ.

Theo history.com, Boston từng đóng vai trò trung tâm trong lịch sử Mỹ, từ nơi định cư của những người Thanh giáo, đến các trận chiến trong Cách mạng Mỹ cho đến các trường đại học nổi tiếng của đất nước. Boston được coi là nơi sản sinh ra cuộc Cách mạng Mỹ vì rất nhiều sự kiện lịch sử đột phá đã diễn ra ở đây, bao gồm cuộc giao tranh quân sự đầu tiên của cuộc cách mạng là Trận chiến Lexington và Concord. Trong khi đó, Massachusetts là trung tâm lâu đời của phong trào bãi nô và là tiểu bang đầu tiên trong liên bang bãi bỏ chế độ nô lệ.

Boston là thành phố lớn nhất ở khu vực New England, nằm trên một bán đảo nhiều đồi ở vịnh Massachusetts. Khu vực này có người sinh sống từ ít nhất năm 2400 trước Công nguyên - bộ lạc người Mỹ bản địa Massachusetts, những người đã gọi bán đảo là Shawmut. Năm 1614, thuyền trưởng John Smith đã khám phá đường bờ biển và đặt tên là New England để hấp dẫn những người định cư tới đây.

Ban đầu được gọi là Tremontaine vì có 3 ngọn đồi, những người Thanh giáo sau đó đổi tên khu định cư thành Boston, theo tên thị trấn ở Lincolnshire, Anh, nơi có nhiều người Thanh giáo ra đi. Những năm 1630, trường Latin Boston - nơi Benjamin Franklin, John Hancock và Samuel Adams học - và Đại học Harvard được thành lập.

Vĩ nhân tụ hộiTại thành phố được coi là một trong những đô thị lịch sử nhất ở Massachusetts, khách sạn Omni Parker House là nơi lưu giữ nhiều dấu ấn. Nhắc đến tên Omni Parker House người ta nghĩ ngay đến một thế kỉ rưỡi lịch sử phong phú và đa dạng, theo bài giới thiệu trên website của khách sạn.

Được Harvey D. Parker thành lập năm 1855, Omni Parker House là nhà trọ trang nhã lâu đời nhất ở Boston và là khách sạn hoạt động liên tục lâu nhất ở Mỹ cho đến khi đóng cửa lần đầu tiên kể từ khi khai trương vào tháng 3.2020 do đại dịch COVID-19. Hiện khách sạn đã mở lại.

"Omni Parker House ngày nay không chỉ là một bảo tàng về huyền thoại và kí ức của người Mỹ. Đó còn là một khách sạn hấp dẫn, hiện đại, đầy đủ dịch vụ, duy trì tỉ mỉ nét quyến rũ và ý nghĩa lịch sử của thế kỉ 19. Tóm lại, Omni Parker House không chỉ là một địa điểm sống động mà còn là một điểm đến được lựa chọn trong thế kỷ 21" - sử gia Susan Wilson nhấn mạnh trong cuốn sách "Heaven, By Hotel Standards: The History of the Omni Parker House".

Theo báo cáo về khách sạn công bố trên website chính thức của thành phố Boston tháng 12.2021, tọa lạc tại trung tâm Boston, ở góc phố School Street và Tremont Street, ngay rìa Khu Tài chính, Parker House có phòng lưu trú, phòng ăn, phòng chức năng, nhà bếp, không gian hỗ trợ cùng 2 nhà hàng: Parker's Restaurant và The Last Hurrah.

Báo cáo nhận định, những đổi mới ban đầu về giá cả và fine dining (các bữa ăn theo phong cách sang trọng, cao cấp) đã định vị Parker House thành công trong suốt lịch sử. Ấn tượng không kém là những đóng góp của những người đầu bếp Parker House đáng kính với văn hóa ẩm thực Mỹ. Những đầu bếp tài năng ở đây đã tạo ra món Parker House Roll nổi tiếng, Boston Cream Pie hoàn hảo (nay là món tráng miệng chính thức của bang Massachusetts) và phát triển nhiều món ăn kết hợp ẩm thực Boston và New England. Thêm vào đó, các câu lạc bộ, các công ty và tổ chức thương mại cũng thực hiện bước gặp gỡ tại Parker House đã thúc đẩy sự nổi tiếng sớm của khách sạn và được công nhận rộng rãi trong khu vực như một không gian hàng đầu cho các cuộc tiếp đón.

Trong suốt nhiều năm, Parker House là nơi ở của nhiều nhân vật nổi bật trong lịch sử, bao gồm Charles Dickens, Ralph Waldo Emerson, Mary Todd Lincoln... Charles Dickens sống ở Parker House khi viết tác phẩm nổi tiếng "A Christmas Carol" và trình bày cho các thành viên của câu lạc bộ The Saturday Club. Chính tại khách sạn này, dưới ánh sáng rực rỡ nhất của Thời đại Hoàng kim của văn học Mỹ, các văn nhân thường xuyên gặp gỡ để trò chuyện và giao lưu trong The Saturday Club huyền thoại của thế kỉ 19.

Trong khách sạn này, những cầu thủ bóng chày vĩ đại như Babe Ruth đã uống rượu, ăn tối và nghỉ ngơi. Và ở nơi đây, các thế hệ chính trị gia địa phương và của cả nước Mỹ, trong đó có John F. Kennedy, Colin Powell... đã tụ họp. Với vị trí gần khu nhà hát của Boston, Omni Parker House cũng đóng vai trò quan trọng với các nghệ sĩ, từ các diễn viên thế kỉ 19 đến những ngôi sao của sau này như Joan Crawford, Ben Affleck...  "Những nhân vật lịch sử quan trọng từng làm việc tại Omni Parker House bao gồm Malcolm X và Chủ tịch Hồ Chí Minh" - báo cáo trên website của thành phố Boston nêu rõ.

Khách sạn Omni Parker House. Ảnh: Website Omni Parker House
Khách sạn Omni Parker House. Ảnh: Website Omni Parker House

Dấu ấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Theo Telegraph, giống như chính Boston, khách sạn lộng lẫy Omni Parker House là nơi lưu giữ những huyền thoại của thành phố, những câu chuyện và những vị khách nổi tiếng. Tờ báo Anh chỉ ra, điều độc đáo là bảo tàng dưới tầng hầm của khách sạn lưu giữ tư liệu về những vị khách nổi tiếng như Charles Dickens, Mark Twain và giới tinh hoa chính trị của Boston - cũng như những nhà hoạt động, nhà lãnh đạo chính trị nổi tiếng từng làm việc tại nhà hàng lịch sử của khách sạn, trong đó có Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà hoạt động Malcolm X.

Theo blog History of Massachusetts, Chủ tịch Hồ Chí Minh làm phụ bếp trong lò bánh dưới tầng hầm khách sạn. Dù ban quản lí khách sạn và các quan chức nhập cư Mỹ không thể tìm thấy bất kì hồ sơ nào về việc Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc tại khách sạn, nhưng theo báo cáo, Người đã gửi một lá thư đề ngày 15.12.1912 từ Boston cho Phan Chu Trinh ở Pháp nói rằng, Người đã làm việc như một phụ bếp tại Parker House ở Boston.

Thông tin giới thiệu của khách sạn và tập sách giới thiệu về khách sạn Omni Parker House được đặt trong khung kính treo cẩn thận trên dọc tường hành lang tầng hầm. Tư liệu cũ với nhiều hình ảnh, bài viết về cuộc sống sinh hoạt của người dân Boston trong giai đoạn trước có ghi cụ thể: "Hồ Chí Minh từng giữ vị trí phụ trách lò bánh (pastry chef) của Parker từ năm 1911 - 1913. Chiếc bàn mà ông ấy đã làm việc, hiện vẫn còn trong lò bánh này....".

Bởi vậy, khách sạn Omni Parker House luôn là điểm dừng chân có ý nghĩa cho những người Việt Nam và bạn bè quốc tế quan tâm, tìm hiểu về chặng đường đi tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chiếc bàn mà Chủ tịch Hồ Chí Minh từng sử dụng khi làm việc trong khách sạn đã trở thành điểm ghé thăm của nhiều người Việt Nam, theo cuộc phỏng vấn với cựu nhân viên gác cổng Steve Mastrogiacomo trên tờ Boston Globe.

“Bàn Hồ Chí Minh cũng ở dưới lò bánh vì ông từng làm việc ở đây. Rất nhiều người từ Việt Nam dù không ở đây sẽ vào và hỏi xem bàn. Khi tôi đưa họ xuống, họ đứng đó cầm và chạm vào bàn. Thật tuyệt khi được chia sẻ khoảnh khắc đó với họ" - ông Stephen Mastrogiacomo, 50 tuổi, nói trong cuộc phỏng vấn năm 2016.

Trong cuộc trao đổi của Boston Globe với ông Mastrogiacom tại bàn số 40 trong nhà hàng của khách sạn - nơi John F. Kennedy cầu hôn Jacqueline - khi được hỏi về điều yêu thích nhất với khách sạn, nhân viên đã làm việc gần 25 năm tại đây đáp: "Đó là bầu không khí gia đình mà tôi chia sẻ với tất cả nhân viên. Sau đó, là lịch sử của khách sạn. Tôi luôn đưa mọi người xuống lò bánh vì mọi người muốn xem bàn (làm bánh) của Chủ tịch Hồ Chí Minh".

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dâng hoa tưởng niệm Bác Hồ ở London

Thanh Hà |

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và đoàn đại biểu Việt Nam đã đến đặt hoa tại biển tưởng niệm Bác Hồ tại tòa nhà New Zealand House trên phố Hay Market ở thủ đô London vào sáng 5.5 (giờ địa phương).

Khắc hoạ sâu sắc những năm tháng Bác Hồ ở nước ngoài

MAI HƯƠNG |

Nhân dịp toàn Đảng, toàn Dân kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 2 của bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm” với tên gọi “Lênh đênh bốn biển” của Nhà văn - PGS. TS. Nguyễn Thế Kỷ đã được ra mắt độc giả. Đây là bộ tiểu thuyết phản ánh đầy đủ, sâu sắc và sinh động về thân thế, sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt là hình tượng, con đường cách mạng Hồ Chí Minh của văn học Việt Nam đương đại.

Xuất bản tác phẩm “Học sinh kể chuyện Bác Hồ” nhân Kỷ niệm 111 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước

NGỌC DỦ |

“Học sinh kể chuyện Bác Hồ” là tác phẩm của cố nhà văn Thy Ngọc (tên thật là Nguyễn Ngọc, 1925-2012) - một người chuyên viết về thiếu nhi được kính trọng. Lúc sinh thời, nhà văn Thy Ngọc cho rằng: “Viết cho thiếu nhi trước hết phải có tính giáo dục, song lại phải giản dị mà vẫn hấp dẫn”.

Toàn cảnh đại án apatit khiến dàn nguyên lãnh đạo chủ chốt Lào Cai xộ khám

An Trịnh |

Vụ án sai phạm của Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Lilama (Công ty Lilama), Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam (Công ty Apatit) đã kéo theo hơn 10 bị can là nguyên lãnh đạo chủ chốt của tỉnh Lào Cai và doanh nghiệp xộ khám.

Công viên 1.600 tỉ đồng xây 13 năm chưa xong, chủ đầu tư đã đưa đi thế chấp

Quang Dân |

Đã 13 năm kể từ ngày được Cấp giấy chứng nhận đầu tư, dự án xây dựng Công viên 1.600 tỉ đồng của Công ty VNT vẫn nằm trên giấy. Thế nhưng, bất ngờ là một phần nguồn thu (hiện tại và hình thành trong tương lai) từ việc khai thác, kinh doanh dự án đã được chủ đầu tư đem đi thế chấp ngân hàng.

Quán cà phê vườn xanh tươi như một góc Đà Lạt giữa TPHCM

Yến Nhi |

Được bao phủ bởi sắc xanh thiên nhiên, quán cà phê Cú Trên Cây mang đậm chất phố núi Đà Lạt giữa TPHCM, là điểm dừng chân thích hợp cho những ngày nắng nóng.

Người lao động ở Đà Nẵng mưu sinh giữa trưa nắng gắt

Nguyễn Linh |

Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung bộ, các tỉnh miền Trung thời gian tới tiếp tục có nắng nóng, nhiệt độ cao nhất từ 36-39 độ C. Tuy nhiên, người dân Đà Nẵng vẫn phải gồng mình mưu sinh để kiếm sống.

"Hoàng tử thể dục dụng cụ" Đinh Phương Thành: Tôi không thấy mình đẹp trai

Nhóm PV |

Cafe chiều thứ 7 của báo Lao Động có cuộc trò chuyện với vận động viên Đinh Phương Thành khi anh vừa làm nên lịch sử đoạt Huy chương Vàng tại 5 kỳ SEA games liên tiếp. Đinh Phương Thành trò chuyện về chấn thương và những nỗi niềm phía sau vinh quang.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dâng hoa tưởng niệm Bác Hồ ở London

Thanh Hà |

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và đoàn đại biểu Việt Nam đã đến đặt hoa tại biển tưởng niệm Bác Hồ tại tòa nhà New Zealand House trên phố Hay Market ở thủ đô London vào sáng 5.5 (giờ địa phương).

Khắc hoạ sâu sắc những năm tháng Bác Hồ ở nước ngoài

MAI HƯƠNG |

Nhân dịp toàn Đảng, toàn Dân kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 2 của bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm” với tên gọi “Lênh đênh bốn biển” của Nhà văn - PGS. TS. Nguyễn Thế Kỷ đã được ra mắt độc giả. Đây là bộ tiểu thuyết phản ánh đầy đủ, sâu sắc và sinh động về thân thế, sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt là hình tượng, con đường cách mạng Hồ Chí Minh của văn học Việt Nam đương đại.

Xuất bản tác phẩm “Học sinh kể chuyện Bác Hồ” nhân Kỷ niệm 111 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước

NGỌC DỦ |

“Học sinh kể chuyện Bác Hồ” là tác phẩm của cố nhà văn Thy Ngọc (tên thật là Nguyễn Ngọc, 1925-2012) - một người chuyên viết về thiếu nhi được kính trọng. Lúc sinh thời, nhà văn Thy Ngọc cho rằng: “Viết cho thiếu nhi trước hết phải có tính giáo dục, song lại phải giản dị mà vẫn hấp dẫn”.