Thanh long Bình Thuận chính thức được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản

Minh Hạnh |

Sau hơn 3 năm nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản, ngày 7.10.2021 Bộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp Nhật Bản (MAFF) đã chính thức cấp Bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với thanh long Bình Thuận. Đây là sản phẩm nông sản thứ 2 của Việt Nam sau vải thiều Lục Ngạn được MAFF cấp bằng.

“Giấy thông hành” vào thị trường khó tính

Chỉ dẫn địa lý thanh long Bình Thuận có thể coi như "giấy thông hành" để vào thị trường Nhật Bản nói riêng và thế giới nói chung. Việc được cấp đăng ký chỉ dẫn địa lý có ý nghĩa khẳng định uy tín thanh long Bình Thuận; mở ra nhiều cơ hội mới cho việc xuất khẩu, tiêu thụ thanh long Bình Thuận ở nhiều thị trường khác nhau, nhất là tại các thị trường khó tính (Châu Âu, Hàn Quốc, New Zealand...). Từ đây cũng cho thấy vai trò của sở hữu trí tuệ, vốn được coi là công cụ hỗ trợ cho các sản phẩm Việt Nam có thêm lợi thế cạnh tranh và xuất khẩu.

Quả thanh long Bình Thuận đã được Cục Sở hữu trí tuệ đăng bạ tên gọi xuất xứ hàng hóa vào ngày 15.11.2006 theo Quyết định số 786/QĐ-SHTT, và ngày 8.7.2011, UBND tỉnh Bình Thuận ban hành Quyết định số 14/2011/QĐ-UBND kèm theo Quy chế quản lý và sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Bình Thuận” dùng cho sản phẩm quả thanh long.

Theo ông Đinh Hữu Phí, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN), câu chuyện đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý thanh long Bình Thuận tại Nhật Bản là một câu chuyện dài và thú vị, giúp Cục Sở hữu trí tuệ thu nhận được nhiều kinh nghiệm quý báu trong công tác hỗ trợ các đặc sản địa phương của Việt Nam vươn ra thế giới; là một bước khiêm tốn mà Cục Sở hữu trí tuệ sẽ nỗ lực để làm được, đó là giúp cho các đặc sản vùng miền gắn tên với các địa danh của Việt Nam được bảo hộ bằng một cơ chế bảo hộ tương đối mạnh - bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

Vốn nổi tiếng là một thị trường “khó tính”, cùng những quy định pháp luật về bảo hộ chỉ dẫn địa lý rất khắt khe, việc đăng ký chỉ dẫn địa lý thanh long Bình Thuận tại Nhật Bản vô cùng phức tạp. Vì vậy, để có thể vượt qua được “ngọn thái sơn” này, Cục Sở hữu trí tuệ đã thực hiện việc hỗ trợ qua hai con đường: Hoàn thiện hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật Nhật Bản và tăng cường tác động chính trị để đẩy nhanh quá trình này.

Để có thể có những bước đi thuận lợi nhất, các cơ quan hữu quan đã phải tác động ở nhiều cấp, các kênh hợp tác song phương được thực hiện tích cực. Tiếp xúc các cấp, từ thượng đỉnh, cấp cao cho đến cấp kỹ thuật, đều đề cập đến nội dung này. Tiếp đó, một cơ sở pháp lý vô cùng quan trọng, có thể coi là có tính chất mở đường cho việc nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho thanh long Bình Thuận vào Nhật Bản, là Bản ghi nhớ hợp tác giữa Cục Sở hữu trí tuệ và Cục Công nghiệp thực phẩm Nhật Bản. Theo đó, hai bên cam kết thúc đẩy bảo hộ chỉ dẫn địa lý hai nước, và trên cơ sở Bản ghi nhớ, hai bên đã trao đổi, đề xuất lựa chọn mỗi bên 3 sản phẩm để tiến hành nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại nước còn lại. Thanh long Bình Thuận nằm trong số 3 sản phẩm của Việt Nam được lựa chọn, dựa trên tiêu chí danh tiếng, thị trường tiêu thụ, sự quan tâm của chính quyền địa phương, và sản phẩm có hoạt động thương mại xuất nhập khẩu.

Bên cạnh đó, Cục Sở hữu trí tuệ thông qua Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ (Chương trình 68) cũng hỗ trợ việc xây dựng, hoàn thiện hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho thanh long Bình Thuận vào Nhật Bản. Tiến trình kéo dài hơn 3 năm và thực sự là một quá trình khó khăn. Ngoài lý do khác biệt về pháp luật bảo hộ chỉ dẫn địa lý giữa hai quốc gia, hồ sơ thanh long Bình Thuận vướng phải nhiều khó khăn về các thông số kĩ thuật của hồ sơ đơn và khó khăn về năng lực tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.

Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Thuận - ông Văn Công Thới cho biết, đây là nhiệm vụ quan trọng, lãnh đạo UBND tỉnh giao cho Sở KHCN là đầu mối cung cấp các tài tiệu, số liệu, thông tin liên quan đến chỉ dẫn địa lý thanh long Bình Thuận cho Cục Sở hữu trí tuệ khi được yêu cầu. Sở đã phối hợp với các sở, ngành liên quan hỗ trợ Hiệp hội thanh long Bình tổ chức triển khai, thực hiện các nội dung đã được phê duyệt trong Dự án để chỉ dẫn địa lý thanh long Bình Thuận được cấp bằng trong thời gian sớm nhất.

Thanh long Bình Thuận đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn về sửa đổi hồ sơ cho phù hợp với yêu cầu phía Nhật Bản như lược bỏ đặc tính không cần thiết của quả thanh long Bình Thuận (theo khuyến nghị của FIAB); bổ sung tài liệu chứng minh danh tiếng sản phẩm.

Tuy nhiên cái khó nhất, hơn cả vải thiều Lục Ngạn là yêu cầu chứng minh lịch sử sản xuất sản phẩm (chứng minh đặc tính của sản phẩm được tạo ra từ phương pháp sản xuất đã được duy trì trong ít nhất 25 năm rất khó vì không tìm được tài liệu chứng minh cần thiết và các tài liệu bổ trợ chứng minh mối tương quan giữa điều kiện tự nhiên và đặc tính của sản phẩm). Khó khăn tiếp theo đó chính là sửa đổi, đề xuất điều chỉnh các số liệu về đặc tính sản phẩm nhằm mục tiêu mở rộng phạm vi quyền đối với chỉ dẫn địa lý, ngoài ra phía Nhật Bản còn đề nghị cung cấp các số liệu cập nhật mới nhất đối với đặc tính của thanh long Bình Thuận. Theo ông Đinh Hữu Phí, sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ tại Nhật Bản sẽ được người tiêu dùng ở đó tin tưởng gần như tuyệt đối và có giá bán cao hơn nhiều so với sản phẩm không được bảo hộ tại Nhật Bản. Vì thế, đây là một dấu mốc quan trọng trong quá trình đưa thanh long vào Nhật Bản cũng như mở đường cho việc thúc đẩy bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho các nông sản khác của Việt Nam tại thị trường khó tính này.

Kinh nghiệm cho các loại nông sản khác

Ngoài tác dụng bảo vệ thương hiệu cho nông sản, tránh bị “đánh cắp” khi sang thị trường nước ngoài, những sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý ở Nhật Bản thường có giá bán cao hơn thông thường và được người dân nơi đây ưa chuộng vì “họ hiểu rẳng, các sản phẩm này đã được MAFF đứng ra bảo đảm chất lượng, do vậy, họ sẽ tin tưởng và sẵn sàng mua sản phẩm đó hơn”. Tuy nhiên sẽ cần rất thêm nhiều nỗ lực từ nhiều phía, nhiều cấp, Bộ, Ngành, để thanh long Bình Thuận tiếp tục đứng vững được ở thị trường khó tính này, đồng thời mở rộng hơn nữa chỗ đứng của mình.

Thanh long Bình Thuận được tiêu thụ chủ yếu ở dạng trái tươi và một số ít là các sản phẩm đã qua chế biến như: Nước ép thanh long, rượu vang thanh long, thanh long sấy khô, sấy dẻo... Tuy nhiên, do sản phẩm thanh long tiêu thụ trên thị trường chủ yếu là trái cây tươi không bảo quản được lâu nên việc tiêu thụ thanh long hiện nay gặp nhiều khó khăn, thị trường nội địa chỉ tiêu thụ khoảng 15% sản lượng, 85% còn lại tập trung cho xuất khẩu. Trong số này, lượng thanh long xuất khẩu chính ngạch chiếm tỉ lệ rất thấp (khoảng 2-3%), số còn lại tiêu thụ theo phương thức mua bán biên mậu với thương nhân Trung Quốc hoặc bán cho các doanh nghiệp ngoài tỉnh và các doanh nghiệp này trực tiếp xuất khẩu.

Có thể thấy Việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý thanh long Bình Thận thành công tại Nhật Bản là một niềm tự hào của người dân và chính quyền các cấp của tỉnh Bình Thuận. Cục Sở hữu trí tuệ, cơ quan đầu ngành của Nhà nước về sở hữu trí tuệ, đã có nhiều nỗ lực đóng góp vào quá trình này trên mọi phương diện. Vẫn còn đó nhiều việc phải làm, nhiều khó khăn phải vượt qua, tuy nhiên, từ câu chuyện thanh long Bình Thuận được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, tin rằng trong thời gian tới đây, nông sản Việt Nam sẽ đúc rút được nhiều kinh nghiệm, để thêm nhiều sản phẩm đạt được thành công như quả thanh long đã làm được ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu, Mỹ, Australia và nhiều nước khác trên thế giới.

Minh Hạnh
TIN LIÊN QUAN

Lợi ích tuyệt vời của thanh long từ chống lão hóa đến sức khỏe tim mạch

ÁNH NHIÊN (THEO DR.AXE) |

Thanh long là một siêu thực phẩm nhiệt đới ngon miệng và có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn như có thể làm chậm các dấu hiệu lão hóa, tăng cường chức năng miễn dịch và cải thiện lượng đường trong máu, hỗ trợ sức khỏe tổng thể.

Thuận lợi gì khi Thanh long Bình Thuận có 'giấy thông hành' vào Nhật?

PHẠM DUY |

Sau vải thiều Lục Ngạn, Thanh long Bình Thuận là nông sản thứ 2 của Việt Nam chính thức được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản.

Thanh long Bình Thuận được cấp bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản

Vũ Long |

Nhật Bản đã chính thức cấp bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với thanh long Bình Thuận.

Thú vị nghề “làm đẹp” cho trái thanh long ở Bình Thuận

PHẠM DUY |

Tỉnh Bình Thuận được xem là "thủ phủ" trồng thanh long với hơn 32.000 ha, chiếm 70% diện tích cả nước và cho sản lượng hàng năm lên tới trên 600 nghìn tấn. Cũng từ thanh long, người dân nơi đây đã có nhiều nghề như nghề cắt thanh long, chăm sóc thanh long, cho thuê bóng đèn chong thanh long,... đặc biệt là nghề vuốt tai thanh long.

Sau 7 ngày tạm dừng, Trung Quốc thông quan trở lại với thanh long Việt Nam

Cường Ngô |

Sau 7 ngày tạm dừng thông quan nhập khẩu đối với mặt hàng thanh long của Việt Nam qua khu vực cầu phao tạm Đông Hưng, hiện phía Trung Quốc đã cho thông quan trở lại với mặt hàng này từ ngày 22.9

Ông Putin: Đánh bại Nga trên chiến trường là điều không thể

Thanh Hà |

Nga trở nên mạnh mẽ hơn sau khi sáp nhập Donbass, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh khi đọc thông điệp liên bang năm 2023.

Ông Trump tiết lộ cách chấm dứt xung đột Nga - Ukraina trong vài giờ

Ngọc Vân |

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ chấm dứt xung đột Nga - Ukraina trong vòng vài giờ nếu tái đắc cử tổng thống năm 2024.

Lốc xoáy thổi bay rạp khiến cả đám cưới hoảng loạn, một số người bị thương

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Trưa ngày 21.2, một cơn lốc xoáy mạnh bất ngờ thổi tung rạp đám cưới ngoài trời của một gia đình ở xã Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận khiến hàng trăm người dự đám cưới hoảng loạn, có người bị thương.

Lợi ích tuyệt vời của thanh long từ chống lão hóa đến sức khỏe tim mạch

ÁNH NHIÊN (THEO DR.AXE) |

Thanh long là một siêu thực phẩm nhiệt đới ngon miệng và có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn như có thể làm chậm các dấu hiệu lão hóa, tăng cường chức năng miễn dịch và cải thiện lượng đường trong máu, hỗ trợ sức khỏe tổng thể.

Thuận lợi gì khi Thanh long Bình Thuận có 'giấy thông hành' vào Nhật?

PHẠM DUY |

Sau vải thiều Lục Ngạn, Thanh long Bình Thuận là nông sản thứ 2 của Việt Nam chính thức được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản.

Thanh long Bình Thuận được cấp bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản

Vũ Long |

Nhật Bản đã chính thức cấp bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với thanh long Bình Thuận.

Thú vị nghề “làm đẹp” cho trái thanh long ở Bình Thuận

PHẠM DUY |

Tỉnh Bình Thuận được xem là "thủ phủ" trồng thanh long với hơn 32.000 ha, chiếm 70% diện tích cả nước và cho sản lượng hàng năm lên tới trên 600 nghìn tấn. Cũng từ thanh long, người dân nơi đây đã có nhiều nghề như nghề cắt thanh long, chăm sóc thanh long, cho thuê bóng đèn chong thanh long,... đặc biệt là nghề vuốt tai thanh long.

Sau 7 ngày tạm dừng, Trung Quốc thông quan trở lại với thanh long Việt Nam

Cường Ngô |

Sau 7 ngày tạm dừng thông quan nhập khẩu đối với mặt hàng thanh long của Việt Nam qua khu vực cầu phao tạm Đông Hưng, hiện phía Trung Quốc đã cho thông quan trở lại với mặt hàng này từ ngày 22.9