Thành cổ ngủ quên trong cỏ

thanh hải |

Cái nắng lạnh của xứ Kim Chi dường như làm mềm lòng người. Có lẽ vậy mà câu chuyện truyền thuyết về “Thành phố của lòng hiếu thảo” mang cảm giác ngọt lành cho du khách đang thưởng ngoạn ở Suwon, Hàn Quốc. Nhưng tôi chợt buồn, nhớ về thành cổ Nhà Hồ hiu hắt ở xứ mình...

Tình người ở lại

Đặt chân lên từng phiến đá của thành cổ Hwaseong ở Suwon, Hàn Quốc, tôi thầm khâm phục sự nâng niu lịch sử, gìn giữ di tích của xứ sở Kim Chi. Dù rằng, những phiến đá sạch nhẵn, êm thấm kia là hoàn toàn phục chế, trùng tu, không còn nguyên mẫu. Chỉ có câu chuyện về “Thành phố của lòng hiếu thảo” là còn nguyên vẹn và là tâm điểm gây xúc động đến du khách thâp phương.

Nhưng câu chuyện này cũng chỉ là truyền thuyết. Tên Suwon được vua Taejong của vương triều Joseon năm 1413 đặt. Cậu hướng dẫn viên giới thiệu rành mạch: Khoảng thế kỷ XVIII, vua Yeongjo nghi ngờ hoàng tử Sado mưu phản nên đem xử tử. Khi đó, vợ hoàng tử Sado và con trai Jeongjo trốn thoát được. Khi vua Yeongjo qua đời không có người kế nghiệp, Jeongjo được đưa lên kế vị. Vua Jeongjo muốn dời đô từ Seoul về Suwon - nơi có phần mộ của người cha vắn số (hoàng tử Sado). Và ông đã cho xây bức tường thành quy mô đồ sộ bao quanh Suwon. Tuy nhiên, vua Jeongjo đã băng hà sớm, chưa kịp dời đô. Nhưng kể từ đó hằng năm, các vua của vương triều Joseon đều đến đây tế lễ hoàng tử Sado. Vì thế Suwon được người đời sau mệnh danh là "thành phố của lòng hiếu thảo".

Câu chuyện về lòng hiếu thảo không chỉ làm lay động các đời vua ở vương triều Joseon, cho người dân Triều Tiên mà đến tận bây giờ cũng luôn làm xúc động với du khách. Tuy vậy, ngoài câu chuyện là tâm điểm hút khách kia thì cổ thành Hwaseong còn giống như một phim trường với “bày” nhiều trò giúp du khách trải nghiệm thú vị như thi bắn cung, cưỡi ngựa, đấu kiếm... Đường phố Suwon xuyên từ ngọ môn phía bắc đến cửa nam hoàng thành được trồng kín bởi những bồn hoa dạ yến thảo rực rỡ, đủ sắc màu. Nắng lạnh êm dịu và câu chuyện về lòng hiếu thảo dường như mang lại cảm giác thật ngọt lành với bất kỳ du khách nào. Nhưng tôi chợt buồn, nhớ về thành cổ Nhà Hồ hiu hắt ở xứ mình...

Các hoạt động khai thác du lịch của thành cổ Nhà Hồ còn rất nghèo nàn, đơn điệu. Ảnh: Thanh Hải
Các hoạt động khai thác du lịch của thành cổ Nhà Hồ còn rất nghèo nàn, đơn điệu. Ảnh: Thanh Hải

Cỏ, đá vĩnh cữu ở Thành Nhà Hồ

Thành Nhà Hồ - nay thuộc xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa, được Hồ Quý Ly xây dựng vào mùa xuân năm 1397. Thành còn gọi là Tây Đô (hay Tây Giai) để phân biệt với Đông Đô (Thăng Long, Hà Nội). Nơi đây từng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa vào cuối triều Trần và kinh đô của nước Đại Ngu trong khoảng 7 năm, từ 1400 đến 1407.

Khác với thành Hwaseong ở Suwon, Hàn Quốc, thành cổ Nhà Hồ là di tích nguyên bản. Những khối đá to đồ sộ nguyên khối 3 - 4m3, chồng lên nhau, thành lũy dài. Chỉ có điều đã bao nhiêu năm qua, dãy thành lũy này vẫn đang để cỏ hoang, hoa dại phủ đầy. Nội thành bây giờ là những cánh đồng lúa của cư người dân địa phương canh tác quanh năm. Những câu chuyện huyền sử đầy ánh hào quang lẫn máu và nước mắt ở các thời kỳ thịnh - suy ở cố đô này cũng lặng lẽ nằm yên trong những trang sách. Có lẽ vậy mà Thành cổ Nhà Hồ vẫn chưa hấp dẫn với du khách thập phương.

Di tích thành cổ Hwaseong ở Suwon, Hàn Quốc. Ảnh: Thanh Hải
Di tích thành cổ Hwaseong ở Suwon, Hàn Quốc. Ảnh: Thanh Hải

Tôi dạo bước trên con đường xuyên qua hoàng thành, “lúa đương thì con gái” thơm một mùi đồng quê mênh mang, đầy cảm xúc. Bạn nói, chỉ có cánh đồng lúa ở đây thay đổi màu theo mùa vụ, còn cỏ vẫn xanh, đá luôn đen một màu vĩnh cửu quanh hoàng thành 720 năm qua.

Tôi lần theo con đường bê tông ngoại thành về phía nam. Ở cuối bờ thành có ngôi miếu nhỏ, thờ nàng Bình Khương. Nói đúng hơn là thờ một câu chuyện của lòng thủy chung đầy cảm động. Trên bảng di tích của đền thờ có ghi rằng: Năm 1397, để nhanh chóng dời đô từ Thăng Long về đất An Tôn, Hồ Quý Ly đã gấp rút sai quân lính ngày đêm đào thành, đắp lũy. Trong số người tham gia việc đốc công có chàng Cống sinh Trần Công Sĩ. Viên quan này được Hồ Quý Ly giao nhiệm vụ trực tiếp giám sát, đốc thúc thi công bức tường thành phía Đông. Quan quân ngày đêm làm việc không nghỉ để đảm bảo tiến độ, trong 3 tháng phải hoàn thành “kinh đô bất khả chiến bại”.

Tiến độ thi công gấp rút nghiêm ngặt là thế, nhưng đoạn thành phía Đông do Trần Công Sỹ phụ trách cứ xây gần xong lại đổ sập, không ai rõ nguyên nhân. Nghi ngờ Trần Công Sỹ có mưu làm phản, cố ý chậm trễ, Hồ Quý Ly tức giận hạ lệnh cho quân lính đem vùi thân chàng vào ngay vị trí bức tường thành bị đổ để làm gương răn đe.

Vợ Cống sinh là nàng Bình Khương nghe tin chồng bị xử tội chết oan nên rất uất hận. Đau khổ tột cùng, nàng lao tới bức tường đá, lấy hết sức để xô đổ những tảng đá xây thành mong nhìn thấy xác người chồng vắn số. Kiệt sức nhưng bức tường thành vẫn không hề rung chuyển, Bình Khương quyết định đập đầu vào đá để được chết theo chồng. Kỳ lạ phiến đá nơi nàng tuẫn tiết lõm xuống một hố rất sâu như hình đầu người và hai vệt bàn tay cào xé.

Phiến đá với câu chuyện thủy chung đầy trắc ẩn, xúc động được thờ trong đền thờ nàng Bình Khương. Ảnh: Thanh Hải
Phiến đá với câu chuyện thủy chung đầy trắc ẩn, xúc động được thờ trong đền thờ nàng Bình Khương. Ảnh: Thanh Hải

Cảm thương trước người phụ nữ tiết nghĩa, người dân địa phương đã lập đền thờ nàng ngay sát bức tường phía cửa đông thành. Phiến đá in dấu đầu người và hai bàn tay được đưa vào đền thờ... Câu chuyện oan khiên và lòng thủy chung son sắt của nàng Bình Khương cũng chỉ u uẩn quanh ngôi miếu lạnh nơi này.

Ở thành Nhà Hồ còn vô vàn những câu chuyện bí ẩn xung quanh các hiện vật, nhưng tất cả còn ngủ quên, hoặc chưa khai thác hết để giới thiệu đến du khách gần xa thưởng ngoạn.

thanh hải
TIN LIÊN QUAN

Trái ngọt STEM đưa sang Hàn Quốc

MAI NGUYỄN |

Xuất khẩu chương trình giáo dục của Việt Nam ra nước ngoài là câu chuyện nhiều người đã nghĩ đến, nhưng mới chỉ là giấc mơ. Sau một thời gian vật lộn xây dựng, khẳng định chương trình giáo dục tích hợp STEM tại Việt Nam, “trái ngọt” dành cho TS Đặng Văn Sơn - giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội, Giám đốc Học viện sáng tạo S3 - là hợp tác giáo dục khoa học cho học sinh phổ thông Hàn Quốc.

Tết Hàn Quốc rất giống Việt Nam những điều ai cũng nên biết

CUNG HUYỀN |

Văn hóa Hàn Quốc có những nét đặc trưng hoàn toàn khác so với văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, một số phong tục tập quán, tín ngưỡng của người Hàn rất giống của người Việt.

Tết Âm lịch Hàn Quốc và những món ăn "thấy là thèm"

Bảo Trang (TH) |

Vào dịp Tết Âm lịch truyền thống, bữa cơm của người dân xứ sở kim chi không thể thiếu các món ăn như Tteokguk, Yaksik hay Jeon.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Trái ngọt STEM đưa sang Hàn Quốc

MAI NGUYỄN |

Xuất khẩu chương trình giáo dục của Việt Nam ra nước ngoài là câu chuyện nhiều người đã nghĩ đến, nhưng mới chỉ là giấc mơ. Sau một thời gian vật lộn xây dựng, khẳng định chương trình giáo dục tích hợp STEM tại Việt Nam, “trái ngọt” dành cho TS Đặng Văn Sơn - giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội, Giám đốc Học viện sáng tạo S3 - là hợp tác giáo dục khoa học cho học sinh phổ thông Hàn Quốc.

Tết Hàn Quốc rất giống Việt Nam những điều ai cũng nên biết

CUNG HUYỀN |

Văn hóa Hàn Quốc có những nét đặc trưng hoàn toàn khác so với văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, một số phong tục tập quán, tín ngưỡng của người Hàn rất giống của người Việt.

Tết Âm lịch Hàn Quốc và những món ăn "thấy là thèm"

Bảo Trang (TH) |

Vào dịp Tết Âm lịch truyền thống, bữa cơm của người dân xứ sở kim chi không thể thiếu các món ăn như Tteokguk, Yaksik hay Jeon.