Tháng Giêng, lòng đất bỗng đơm hoa

HẢI AN |

Tháng Giêng luôn gợi lên bao xúc cảm đẹp đẽ. Đấy là cái tháng khởi đầu của mùa Xuân, khởi đầu của một năm mới và chất chứa biết bao biết bao hy vọng cho một vòng quay mới. Xin mạn phép mượn câu đối của cố thiền sư Thích Nhất Hạnh làm đề tựa cho bài viết này.

TỪ BI CHO LÒNG ĐẤT NỞ HOA
Tôi muốn được nhắc tới hình tượng của một vị thầy Phật giáo của Việt Nam đã viên tịch được hơn một năm. Nhiều cách thức để người dân các nước tưởng nhớ tới ông, nhưng một người Việt Nam đã cảm thấy thân thương vô cùng khi thấy tại trạm xe bus tại Hà Lan, hình ảnh của thiền sư Thích Nhất Hạnh xuất hiện trên bảng chiếu, tay sư ông cầm chuông và mõ, bên cạnh là một em bé, phía trên có dòng chữ in đậm: “Compassion is a verb” (Từ bi là một động từ).

Một cách tưởng niệm trân trọng, súc tích và cô đọng. Vì sao lại là “Từ bi là một động từ”, ta biết động từ là từ chỉ hoạt động, và khi ấy, ngụ ý lời nhắn nhủ của vị thầy chính là hãy biến những danh từ thành hành động. Thiền sư Thích Nhất Hạnh đại diện cho Phật giáo dấn thân với hình ảnh an lạc từng bước chân, nhưng nội lực của ông toát ra lại đầy sức mạnh.

Có ai biết, chính bản thân ông đã phải nhiều lần vượt qua chính mình? Vượt qua ngọn đồi Dương Xuân như ông đã từng tâm sự: “Tôi thường mơ thấy mình trở về chùa Tổ (Từ Hiếu) để được gặp lại Thầy, các huynh đệ, các bằng hữu, các đệ tử và các tác viên thanh niên phụng sự xã hội. Trong nhiều giấc mơ, tôi thường thấy một ngọn đồi xanh mơn mởn với những hàng cây thông thật dễ thương, tráng lệ.

Tôi luôn thấy mình leo lên tới nửa chừng đồi, và khi lên gần tới đỉnh, đột nhiên tôi thức giấc và thấy mình đang bị lưu đày. Lần nào trong giấc mơ cũng đều xảy ra y hệt như vậy. Tôi rất buồn tủi. Giấc mơ ấy cứ lặp đi lặp lại nhiều năm. Trong giấc mơ tôi thấy không bao giờ vượt qua được ngọn đồi Dương Xuân ấy!".

Về phương diện nào đó, ta thấy trong thiền sư có hình ảnh của một Sisyphus suốt cuộc đời đẩy một khối đá lớn lên đỉnh núi, khi lên tới đỉnh, khối đá lăn xuống chân núi, và Sisyphus lại đẩy hòn đá lên tới đỉnh, cứ như vậy lặp đi lặp lại trong tuyệt vọng và cô đơn.
Ta thấy thầy như nhân vật của văn học phi lý và hiện sinh mà chính

Camus đã xây dựng lên một hình tượng Sisyphus lặng lẽ nỗ lực với những gánh nặng đau đáu như giấc mơ Dương Xuân của ông, nhưng ông chưa bao giờ thôi hết hy vọng và luôn nhấn mạnh tới việc cần phải thấu hiểu sự đau khổ và không ngừng hy vọng.

Với ông: “Niềm hy vọng là điều rất quan trọng, nó giúp cho hiện tại bớt khắc nghiệt. Nếu ta hy vọng rằng ngày mai sẽ tốt đẹp hơn, ta sẽ chịu đựng được khó khăn của hôm nay”.

Ở Phương Vân Am, thiền sư Thích Nhất Hạnh từng trồng đủ các thứ rau thơm như húng, tía tô, kinh giới, ngò, quế, persil, cesleri, cibloul - lette... rau tần ô, cải cay, cải ngọt, bí ngô... Vườn rau của ông giống hệt vườn rau quê hương, nhất là khi hoa cải nở vàng và bướm bay đầy vườn. Khu vườn, cây cối, chính là hình ảnh quê hương luôn hiện hữu trong tâm trí của thiền sư.

HẠT GIỐNG CỦA QUÂN VƯƠNG VÀ CHÀNG NÔNG DÂN
Nếu không có hy vọng, làm sao giữa trùng điệp bãi đá tai mèo sắc nhọn tại Đồng Văn Hà Giang, khi tưởng chừng chẳng có loài cây nào sống được ở những nơi toàn đá, một chút đất cũng trở thành hiếm hoi quý báu, chàng trai người Mông lặng lẽ kiên nhẫn đồng hành cùng chú bò cày xới mảnh ruộng bé xíu len lỏi giữa các hốc đá.

Tôi lặng ngắm hình ảnh tương phản sắc vàng của chú bò với màu đá xám, màu áo chàm của chàng trai người Mông và màu của đất. Anh đang gieo niềm hy vọng của một mùa vụ sắp tới. Sự kiên nhẫn chịu khó của người Mông gieo mầm trên đá, cũng như sự bám đất của người nông dân ngày càng khó khăn, nhẫn nại.

Bao giờ tới cảnh như trong bức tranh của họa sĩ trẻ Tú Na đã mô tả, một chú trâu robot đi thong thả trên những cánh đồng lúa bậc thang đẹp nhất thế giới ở Mù Căng Chải chứ không còn người và trâu mải miết nhọc nhằn.

Những đường cày tháng Giêng của người nông dân còn nhắc nhớ tới đường cày mùa Xuân của vua Lê Đại Hành 1035 năm trước, ta thấy trong triết lý của vị vua giống như triết lý của thiền sư Thích Nhất Hạnh đã nêu ra: Hãy biết chú trọng đất đai, màu xanh cho đất mẹ.

Quay trở lại câu chuyện lịch sử, theo Việt sử lược, khi thấy dân chúng bỏ bê việc nhà nông, đồng ruộng xác xơ, đất đai bạc phếch vì không có người làm, vua lòng như lửa đốt, bèn ra chỉ dụ giảm bớt lễ hội, phạt nặng những kẻ bỏ bê ruộng đồng, khiển trách quan lại sao lãng việc nông tang.

Chính nhà sư Khuông Việt đã “cố vấn” cho vua: “Răn đe, trách phạt, chỉ là ngọn, làm sao để người dân coi trọng nghề nông, nhớ câu lấy nông làm gốc, dĩ nông vi bản”. Năm 938, lễ hội Xuân vùng Long Đọi là nơi vua chọn để tự tay cấy cầy và trồng lúa. “Ta muốn hạt lúa tự tay ta làm ra để cúng tế đất trời, tổ tiên”.

Ông đã gạt đi những định kiến cho rằng việc cày cấy chỉ là việc của hạng thứ dân, một vị vua quyền uy không việc gì phải làm như vậy. Nhưng ông nghiêm mặt nói, xưa cha mẹ ta chài lưới, cấy cầy nuôi ta khôn lớn, nay ta tự tay làm ra hột gạo để tỏ lòng hiếu đễ.

Chính vì sự nghiêm túc đề cao đồng ruộng, hạt lúa, lương thực thực phẩm, mà dân chúng thức tỉnh, chăm lo theo gương của vua, cày sâu cuốc bẫm, được mùa to, lúc nào cũng vui như trảy hội. Như vậy, mọi quan hệ đều có nhân - quả. Từ lúc chịu khó gieo mầm trên đất đá, đất đá cũng cựa mình mà sinh sôi, nảy nở đáp đền.

NIỀM HY VỌNG THÁNG GIÊNG
Chưa ai quên những hậu quả khốc liệt của trận chiến với đại dịch Covid-19 đã trôi được 2 năm mà vẫn ngỡ như mới hôm qua. Chưa bao giờ sự sống mong manh và vô thường của cuộc sống lại được hiển lộ rõ ràng đến như thế, thuyết phục đến như thế. Và cũng chưa bao giờ hạt giống hy vọng lại được con người cần đến như vậy.

Để có được mùa Xuân Giáp Thìn bình yên này, con người được sinh sống bình thường, an toàn và hạnh phúc, đã có biết bao máu và nước mắt rơi xuống, đã có muôn vàn niềm hy vọng được ươm mầm. Cảnh đời tấp nập náo nức trong tháng Giêng chính là những hạt mầm hy vọng mà chúng ta đã và đang gieo trồng.

Từ những hạt mầm đó mà mọi thứ tốt đẹp mới nảy nở, phủ lấp đi những mảng tối của thời đoạn tuyệt vọng. Có thể những hạt mầm hy vọng của tháng Giêng này không giống như ở những tháng Giêng năm cũ. Nhưng nó chính là động lực để chúng ta bước vào một năm Giáp Thìn đầy thách thức và thời cơ.

Một hạt mầm hy vọng lên xanh, một số báo mở đầu cho một năm lên xanh, niềm vui của những con người trong lao động và cuộc sống lên xanh. Nó không phải là ảo cảnh miên viễn, mà chính là làn khói ấm của tách trà do sư ông đã trao gửi cho cuộc sống này. Hạnh phúc là chính đây, niềm hy vọng là chính đây.

HẢI AN
TIN LIÊN QUAN

Kinh sư cho muôn đời, thủ đô của lương tri và phẩm giá con người

Kiến Thụy |

Với hơn một nghìn năm lịch sử, Thăng Long - Hà Nội đã chứng kiến nhiều thăng trầm của quốc gia, dân tộc và là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử vô cùng quý báu. Nhìn về hiện tại, Hà Nội vẫn giữ được vẻ đẹp hào hoa, thanh lịch và văn hiến, là nơi lắng đọng hồn núi sông ngàn năm, Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người.

Tre Việt Nam, Tết Việt Nam, tinh thần Việt Nam

KHÔI NGUYÊN |

Tự bao giờ, cây tre đã gắn liền với cuộc sống vật chất và tinh thần của người Việt Nam? Có lẽ từ thuở hồng hoang, khi dân tộc Việt biết dùng tre để dựng làng lập xã, biết dựng cây nêu để ăn Tết, biết học tính cách mềm dẻo, bền bỉ, kiên cường của tre.

Vì sao tháng 1 Âm lịch còn gọi là tháng Giêng

Minh Hạnh (T/hợp) |

Cùng với tháng Chạp, tháng Giêng rất đặc biệt vì có tên riêng, thay vì chỉ được gọi theo số thứ tự như các tháng khác.

Tai nạn trên cầu Sài Gòn, phương tiện ùn ứ kéo dài trong giờ cao điểm sáng

Nguyên Chân |

TPHCM - Đến gần 9h ngày 19.2, lực lượng chức năng đã xử lý xong hiện trường vụ tại nạn trên cầu Sài Gòn. Vụ việc khiến giao thông qua cầu Sài Gòn bị ùn ứ nghiêm trọng.

Nườm nượp khách chiêm bái chùa Tam Thanh ở Lạng Sơn

Chí Long |

Cuối tuần, dòng người nườm nượp đổ về khu di tích quốc gia Động Tam Thanh (Lạng Sơn) để tham quan, chiêm bái, đồng thời ghé thăm các điểm đến lân cận.

Cháy rụi xe khách giường nằm trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Duy Tuấn |

Bình Thuận - Xe khách giường nằm đang lưu thông thì bốc cháy ngùn ngụt trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết lúc rạng sáng nay (19.2).

Sau 4 năm bỏ không, Công viên Thiên văn học nhộn nhịp bất ngờ

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Công viên Thiên văn học có tổng vốn 260 tỉ đồng mở cửa sau 4 năm để không, thu hút hàng nghìn người dân đến tham quan, vui chơi.

Dậy từ 3h sáng để xếp hàng, mua vàng cầu may ngày vía Thần Tài

Nhóm PV |

Ngày vía Thần Tài 2024 (19.2), một số người dân xếp hàng từ rất sớm tại tuyến "phố vàng" Trần Nhân Tông để mua vàng cầu may. Năm nay, lượng khách chờ mua vàng được đánh giá vắng hơn rất nhiều so với một vài năm trước.

Kinh sư cho muôn đời, thủ đô của lương tri và phẩm giá con người

Kiến Thụy |

Với hơn một nghìn năm lịch sử, Thăng Long - Hà Nội đã chứng kiến nhiều thăng trầm của quốc gia, dân tộc và là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử vô cùng quý báu. Nhìn về hiện tại, Hà Nội vẫn giữ được vẻ đẹp hào hoa, thanh lịch và văn hiến, là nơi lắng đọng hồn núi sông ngàn năm, Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người.

Tre Việt Nam, Tết Việt Nam, tinh thần Việt Nam

KHÔI NGUYÊN |

Tự bao giờ, cây tre đã gắn liền với cuộc sống vật chất và tinh thần của người Việt Nam? Có lẽ từ thuở hồng hoang, khi dân tộc Việt biết dùng tre để dựng làng lập xã, biết dựng cây nêu để ăn Tết, biết học tính cách mềm dẻo, bền bỉ, kiên cường của tre.

Vì sao tháng 1 Âm lịch còn gọi là tháng Giêng

Minh Hạnh (T/hợp) |

Cùng với tháng Chạp, tháng Giêng rất đặc biệt vì có tên riêng, thay vì chỉ được gọi theo số thứ tự như các tháng khác.