Thăm nhà văn Lê Lựu, nhớ về một thời ở đảo

Lê Ngọc Minh |

Nắng nóng như lò trong ngày tháng 7, tôi và đạo diễn Lê Đức Tiến đi 15 cây số đường nội thành đang buổi vào tầm đến thăm nhà văn Lê Lựu ở Trung tâm Văn hóa Doanh nhân, ngõ 319 đường Tam Trinh (Hà Nội).

Ba chúng tôi may mắn có nhiều cơ duyên để làm nên bộ phim "Sóng ở đáy sông" từ hơn 20 năm trước. Và nay đang rốt ráo chuẩn bị làm phần 2, nhà văn Lê Lựu được chúng tôi mời làm biên tập. So với mọi năm, ông yếu đi nhiều lắm. Trong câu chuyện về đời lính của “một thời xa vắng” chưa xa, mắt ông bỗng sáng lên khi tôi nhắc về những kỷ niệm với bộ đội đảo Hòn Mê (Thanh Hóa). Thời chiến tranh chống Mỹ, trước khi về Tạp chí Văn nghệ Quân đội làm nhà văn chuyên nghiệp, Lê Lựu là phóng viên trụ cột của báo Quân khu 3 (còn gọi là Quân khu Hữu Ngạn, bao gồm cả Thanh Hóa). Ông đã bám trụ viết hàng trăm bài báo về quân dân xứ Thanh sản xuất và chiến đấu ở tuyến đầu phía nam của quân khu, trong đó, đảo Hòn Mê và khu vực Hàm Rồng Nam Ngạn là điểm mút chiến trận...

***

Cuối năm 1972, ở đảo Mê, tôi đang cùng phân đội trực chiến thì có điện thoại gọi khẩn từ sở chỉ huy. Khi tôi vừa đến, trung tá đảo trưởng Lê Hồng Nga còn chưa kịp nói lý do cho gọi tôi thì ba ông sĩ quan đi vào. Một thiếu tá, một đại úy và một trung úy. Ông đại úy cao phải hơn thước tám, người đen trũi và chắc nịch như một cây gỗ lim; ông thiếu tá dáng người vừa phải, rắn rỏi, da ám màu sốt rét có cái miệng cười rất tươi; ông trung úy, người tầm thước râu quai nón, lông mày rậm, tóc dày xõa nét viền loăn xoăn xuống gần nửa cái trán thấp. Ba ông đều mặc áo khoác dạ quân dụng có đai, đội mũ mềm và thái độ rất gần gũi, rất lính tráng. Ông trung úy râu quai nón vỗ vai, thân mật bảo tôi: “Anh nuôi đãi gạo vội/ Vo lẫn lời cúc cu”. Không ở đảo thì không viết được những câu như thế!”. Tôi ngượng chín người vì hai câu đó là thơ báo tường của tôi viết về loại chim cu ghì, một đặc sản của đảo Mê mà chắc là ông trung úy vừa mới đọc ở câu lạc bộ của lính đảo.

Sau đó, tôi được đảo trưởng cho biết, ông thiếu tá chính là nhà văn Mai Vui - Tổng Biên tập báo Quân khu 3, người có cuốn truyện vừa "Từ một góc Tà Cơn" viết rất sinh động về cuộc chiến ở phía tây Quảng Trị. Ông đại úy là kỹ sư công trình quốc phòng Lương Hiền (giờ đã là cố nhà văn Lương Hiền), người ra đảo để thiết kế  những hầm pháo bán lộ thiên. Còn trung úy trẻ là nhà văn Lê Lựu đang nổi tiếng như cồn với tác phẩm "Người về đồng cói" được dựng thành phim. Bộ phim có cô Riêng xinh đẹp nền nã chân quê (do NSƯT Thanh Loan thủ vai) mà tuần trước lính đảo mới xem. Thấy tôi cứ một điều thủ trưởng, hai điều thủ trưởng trong xưng hô, Lê Lựu cười, bảo: “Ở đây, chú em chỉ cần gọi đảo trưởng Lê Hồng Nga của chú và nhà văn Mai Vui - tổng biên tập của tớ - là thủ trưởng thôi. Còn lại, chúng ta đều là lính tráng, chỉ hơn nhau tí chút thâm niên, gọi thủ trưởng, anh ngượng lắm! Nhớ nhé!”. Chiều hôm đó, tôi được ở lại ăn cơm với chỉ huy đảo và ba vị khách. Trong bữa, trung úy Lê Lựu cho biết, ông thích bài thơ "Bắt đầu từ tháng Giêng" của tôi trong báo tường đón năm của đảo. Nếu tôi đồng ý, ông sẽ nhờ điện đài của đảo trực tiếp đọc cho bạn ông là nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh - biên tập viên Ban Thơ, Văn nghệ Quân đội ghi lại, biên tập để trình in. Ôi trời! Làm sao tôi lại không đồng ý chứ?

Ngày hôm sau, thiếu tá Mai Vui và đại úy Lương Hiền về đất liền, trung úy Lê Lựu ở lại đi thực tế sáng tác hai tháng. Đảo trưởng Lê Hồng Nga giao cho tôi tháp tùng nhà văn Lê Lựu đến từng khẩu đội trên đảo. Lê Lựu kể chuyện phim mê ly như diễn viên thượng thặng, ông có trí nhớ tuyệt vời, dựng lên trước người nghe bộ phim miệng “Người về đồng cói”. Lời thoại không sai một từ. Ông còn bắt chước giọng nữ mỗi khi đến đoạn cô Riêng nói với người yêu là nhân vật Lê Văn trong phim, lính tráng chúng tôi cứ há hốc miệng mà “nuốt” từng lời.

Dưới con mắt của lính đảo, quanh năm chỉ tiếp xúc với trời nước, ngày ngày đêm đêm phải đối mặt với máy bay tàu chiến và bom đạn giặc, ông Lê Lựu là người trời. Nhiều chàng lính trẻ bắt chước cách Lê Lựu pha trò nói vui, cách Lê Lựu thắt dây lưng hơi trễ phía trước, cách Lê Lựu để tóc xõa trước trán... Những ngày Lê Lựu ở đảo là những ngày hội của cánh lính trẻ chúng tôi.

Nhờ có bài thơ "Bắt đầu từ tháng Giêng", năm 1974, tôi được dự trại viết của Quân khu 3 ở Tiểu đoàn Công binh 27 do đại úy Lương Hiền làm tiểu đoàn trưởng. Các thầy trong trại của chúng tôi gồm nhà văn Mai Vui, nhà thơ Duy Khán, nhà văn Lê Lựu (lúc này đã về Tạp chí Văn nghệ Quân đội). Nhà văn Lê Lựu giúp chúng tôi hoàn thiện tác phẩm. Khi đến lượt tôi được thầy Lựu góp ý, ông rủ rỉ khuyên: Viết văn thì cứ phải hùng hục mà viết, phải vừa viết vừa khóc như cụ Nguyên Hồng. Anh em mình trẻ, mới vào nghề thì càng phải cần cù hơn. Ngòi bút, trang giấy và ngồi lì, viết đến vã mồ hôi, đến mờ mắt là người thầy vĩ đại nhất trong nghề viết văn.

Kết thúc trại viết không lâu, truyện ngắn "Chị dâu" có “dấu ấn” bộ đội Đảo Mê của tôi được đăng trên Báo Quân đội Nhân dân. Trong dịp về Báo Quân khu họp cộng tác viên, tôi từ trạm 31, thị xã Hà Đông ra số 7 Phan Đình Phùng, Hà Nội nhận nhuận bút, là 30 đồng (tiền trước năm 1975). Từ tòa soạn Báo Quân đội Nhân dân, tôi tắt sang số 4 Lý Nam Đế mời nhà văn Lê Lựu đi ăn phở. Ông từ chối và bảo tôi ra Hàng Đào mua cho mẹ một cái áo bông, tiền còn lại thì mua quà về đảo liên hoan với anh em. Nói xong, ông lấy xe đạp đèo tôi đi mua áo rồi đèo tiếp ra ga. Ông rẽ qua chợ Hàng Da mua cân chè và 5 bao thuốc lá Trường Sơn gửi tôi mang về cho phân đội trực chiến ở cực đông nam đảo Mê.

Cách đây mấy năm, có dịp trở lại đảo Mê, đến phân đội cũ gặp cánh lính trẻ,  tôi kể ngày xưa nhà văn Lê Lựu đã đến đây nói chuyện phim "Người về đồng cói". Nhắc đến Lê Lựu, cánh lính trẻ bàn rôm rả về tiểu thuyết "Thời xa vắng". Tôi hỏi một hạ sĩ, thích đoạn nào nhất trong sách, anh đưa ngón tay cái lên dứ dứ và nói, đoạn Sài với Hương trên bè nứa, Sài đã bật được cúc áo ngực của Hương nhưng rồi không biết cách... tới như thế nào. Hai người ngủ quên cho đến sáng và người đi đường trông thấy rồi bị tiếng là hủ hóa... Theo hạ sĩ, tình tiết ấy thật là văn chương, thật tinh tế đến trên cả lịch sự...

***

Thế mà đã 48 năm trôi qua! Nghe tôi nhắc lại kỷ niệm cũ, bàn tay nhà văn Lê Lựu nắm chặt lấy tay tôi, môi ông khẽ mím lại và nước mắt bỗng trào ra. Hẳn trong tâm khảm của vị đại tá già, phóng viên trận mạc, nhà văn áo lính Lê Lựu, người đã một thời gắn bó với Hòn Mê và bộ đội Hòn Mê, đang dội lên những ký ức rói tươi về về những ngày chiến trận nơi đảo tiền tiêu của Thanh Hóa anh hùng.

Lê Ngọc Minh
TIN LIÊN QUAN

Nhà văn Nguyên Hồng với Vùng mỏ

Ghi chép của Trương Thiếu Huyền |

Nhà văn Nguyên Hồng (1918 - 1982) quê Nam Định, nhưng qua “Nhật ký Nguyên Hồng” và “Bước đường viết văn” của ông, ngoài Nam Định, Hải Phòng, Bắc Giang, Hà Nội thì vùng mỏ Quảng Ninh cũng là vùng đất Nguyên Hồng gắn bó.

Nhà văn Lê Hoài Nam: Cuộc hành quân không mỏi

Ngô Khiêm - Hồng Hạnh |

Xuất thân từ một người lính từng vào sinh ra tử trong các cuộc chiến ác liệt, nên dù sau này chuyển công tác và đã nghỉ hưu, nhà văn Lê Hoài Nam vẫn luôn trăn trở, day dứt đến số phận, cuộc đời của những người lính từ thời chiến đến thời bình. Với “vũ khí” là cây bút sắc bén, ông đã thổ lộ những tâm tư ấy vào trong những trang văn giàu cảm xúc của mình.

“Nhà văn nông dân” và tấm lòng nhân ái

Ái Vân |

Xuất thân từ nông dân, không ai ngờ chị Cao Thị Đào ở xã Thành Công, thị xã Phổ Yên, Thái Nguyên lại có những bài thơ được in trong Tuyển tập thơ của Hội Văn học - Nghệ thuật Thái Nguyên. Chị đã viết, in tới 5 cuốn truyện ngắn, rồi dành toàn bộ số tiền bán sách để làm từ thiện. Chị Đào vẫn say mê và lặng thầm làm công tác thiện nguyện trong nhiều năm qua. Ngày 9.2.2020, sau 16 năm phấn đấu, chị Cao Thị Đào đã được chính thức đứng trong hàng ngũ của Đảng.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Nhà văn Nguyên Hồng với Vùng mỏ

Ghi chép của Trương Thiếu Huyền |

Nhà văn Nguyên Hồng (1918 - 1982) quê Nam Định, nhưng qua “Nhật ký Nguyên Hồng” và “Bước đường viết văn” của ông, ngoài Nam Định, Hải Phòng, Bắc Giang, Hà Nội thì vùng mỏ Quảng Ninh cũng là vùng đất Nguyên Hồng gắn bó.

Nhà văn Lê Hoài Nam: Cuộc hành quân không mỏi

Ngô Khiêm - Hồng Hạnh |

Xuất thân từ một người lính từng vào sinh ra tử trong các cuộc chiến ác liệt, nên dù sau này chuyển công tác và đã nghỉ hưu, nhà văn Lê Hoài Nam vẫn luôn trăn trở, day dứt đến số phận, cuộc đời của những người lính từ thời chiến đến thời bình. Với “vũ khí” là cây bút sắc bén, ông đã thổ lộ những tâm tư ấy vào trong những trang văn giàu cảm xúc của mình.

“Nhà văn nông dân” và tấm lòng nhân ái

Ái Vân |

Xuất thân từ nông dân, không ai ngờ chị Cao Thị Đào ở xã Thành Công, thị xã Phổ Yên, Thái Nguyên lại có những bài thơ được in trong Tuyển tập thơ của Hội Văn học - Nghệ thuật Thái Nguyên. Chị đã viết, in tới 5 cuốn truyện ngắn, rồi dành toàn bộ số tiền bán sách để làm từ thiện. Chị Đào vẫn say mê và lặng thầm làm công tác thiện nguyện trong nhiều năm qua. Ngày 9.2.2020, sau 16 năm phấn đấu, chị Cao Thị Đào đã được chính thức đứng trong hàng ngũ của Đảng.