Thăm một chợ đồ cổ giữa lòng Sài Gòn

NGỌC ÁNH - NHƯ QUỲNH |

Nép mình trong một con ngõ nhỏ trên đường Nơ Trang Long (quận Bình Thạnh), chợ đồ cổ Sài Gòn là một chốn được nhiều người dân Sài thành lui tới vào mỗi dịp cuối tuần để hoài niệm, tìm lại những kí ức xưa cũ và được chạm vào những đồ vật quen thuộc, gắn bó với họ cả một thời thơ bé mà khó có thể tìm lại được giữa chốn phồn hoa đô thị ngày nay.

Niềm vui của những người sưu tầm đồ cổ

Trên con đường dẫn lối vào bên trong khu chợ đồ cổ Sài Gòn là những bức bích hoạ 3D về những địa danh nổi tiếng của Việt Nam được người chủ khéo léo bày ra trước khi du khách hoà mình vào không gian chợ đồ cổ đậm màu hoài niệm.

Khu chợ đồ cổ mỗi ngày tiếp đón hàng trăm lượt khách ghé thăm, đặc biệt là vào dịp cuối tuần. Phần lớn, nhiều người ghé lại chủ yếu để giao lưu, trao đổi những đồ vật cũ có tuổi đời gần cả trăm năm, rồi họ trò chuyện, đàm đạo về những câu chuyện xoay quanh đồ cổ, cứ vậy kéo dài hàng giờ đồng hồ.

Bước vào không gian bên trong khu chợ, những gian hàng được bố trí ngay ngắn, xếp sát nhau, trên bàn là đủ loại vật dụng quen thuộc của người dân Sài Gòn cách đây hàng chục năm mà bây giờ khó có thể tìm lại được.

Không chỉ riêng người lớn tuổi mà nhiều bạn trẻ cũng khá hứng thú với những món đồ cổ. Ảnh: Như Quỳnh
Không chỉ riêng người lớn tuổi mà nhiều bạn trẻ cũng khá hứng thú với những món đồ cổ. Ảnh: Như Quỳnh

Dạo một vòng quanh các gian hàng, du khách rất dễ bị thu hút bởi những chiếc đồng hồ lạ mắt của đủ các thương hiệu nổi tiếng như Rolex, Patek Philippe,... được chủ tiệm sắp xếp một cách tinh tế trên bàn, đủ thấy cả tấm lòng của những người yêu đồ cổ.

Thấy chúng tôi có vẻ say sưa ngắm nhìn những vật dụng được xếp ngay ngắn trên bàn, ông Nguyễn Tân (66 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh) - chủ một gian hàng tại đây đã niềm nở giới thiệu dù biết chắc những người trẻ như chúng tôi chẳng mấy hiểu biết về những món đồ này.

Ông Tân kể, mỗi một món đồ mà ông sưu tầm được, ông đều hào hứng muốn bày ra để có cơ hội chia sẻ với mọi người.

"Những người ghé qua đây chủ yếu là để xem, để giao lưu và trò chuyện là chính. Thỉnh thoảng có một số khách vãng lai vì tò mò nên ghé tạt qua xem, chỉ cần nhìn thấy mọi người chăm chú xem và cầm những món đồ cổ lên mân mê, tôi hạnh phúc lắm".

Được biết, ông Tân đã gắn bó với khu chợ đồ cổ này đến nay đã gần 14 năm và dành gần như cả tuổi trẻ để sưu tầm đồ cổ.

"Thuở mới bắt đầu tập tành bán những món đồ này, mọi thứ vẫn còn rất sơ khai, chỉ có mấy bàn cà phê nhỏ được xếp ngay ngắn cạnh nhau, rồi anh em bày ra những món đồ mà mình sưu tầm được cho mọi người cùng chiêm ngưỡng. Cốt cũng là để giao lưu, trao đổi những món đồ độc lạ, tất cả đều xuất phát từ đam mê", ông Tân nói.

Nơi lưu giữ ký ức của người Sài Gòn

Chợ đồ cổ thu hút sự quan tâm của khách hàng ở mọi lứa tuổi, nhiều người trẻ cũng thường xuyên lui tới để tận mắt nhìn thấy những món đồ mà lâu nay chỉ được hình dung qua lời kể của ông bà. Hoài Lâm (24 tuổi, Quận 1) cho biết: "Lúc bước vào không gian bên trong khu chợ, lắng nghe những bản nhạc cũ, ngắm nhìn hàng trăm đồ vật từ thời ông bà mà cảm thấy trân quý những giá trị mà các bác vẫn còn tận tâm lưu giữ đến hiện tại" - Lâm nói.

Bà Phùng Ngọc Bích (ngụ quận Tân Bình) cũng thường xuyên ghé qua khu chợ đồ cổ vào dịp cuối tuần cùng với chồng mình. Bà kể, ở thời bây giờ, muốn mua đồ gì cũng dễ dàng, chẳng tốn thời gian, ở nhà cũng có thể mua được, nhưng với bà, những vật dụng có tuổi đời hàng chục năm, từ thời cha mẹ của bà mà vẫn được lưu giữ đến ngày nay, như thế mới đáng trân trọng và mang lại nhiều cảm xúc.

Nơi đây được xem là không gian cho giới săn cổ vật Việt Nam. Ảnh: Như Quỳnh
Nơi đây được xem là không gian cho giới săn cổ vật Việt Nam. Ảnh: Như Quỳnh

Ghé thăm khu chợ vào một sáng thứ 7, chúng tôi may mắn gặp chủ khu chợ - bà Nguyễn Thị Bích Hợp. Bà kể, ban đầu ý tưởng "giao lưu đồ cổ" được bắt đầu từ nhạc sĩ Cao Minh, khoảng 14 năm về trước. "Nơi đây là nhà của anh Cao Minh, anh ấy hay rủ bạn bè đến chơi và trở thành nơi giao lưu, trao đổi đồ cổ của những người có chung niềm đam mê với anh. Hình thức này hoạt động một thời gian, sau đó thành họp chợ".

Bà Hợp ghé thăm khu chợ đồ cổ Sài Gòn vào khoảng năm 2017 vì hay tin nơi đây đang được rao bán bởi người nhạc sĩ Cao Minh. "Tôi không hề biết về mô hình này từ trước, chỉ khi hay tin có người bán, vừa hay lại là khu đất phù hợp với mục đích kinh doanh của tôi nên tôi cũng ghé qua xem thử.

Khoảnh khắc bước vào nơi này, tôi thấy xúc động vô cùng. Nhìn những vật dụng từ thời ông bà, cha mẹ mình vẫn thường dùng như chiếc bàn ủi con gà, chiếc đèn dầu,... đang hiển hiện trước mắt mình khiến tôi nhớ về ngày còn bé. Cảm xúc thôi chứ thời điểm đó tôi cũng không có đam mê. Dù yêu thích đồ cổ nhưng tôi không mấy am hiểu" - bà Hợp nói.

Dù không phải là một người "sành" về đồ cổ, nhưng vì mong muốn mọi người vào đây bình đẳng, không lo nghĩ gì, cuối tuần có thể ngồi quây quần bên nhau như một gia đình, tĩnh lặng thưởng thức không khí Sài Gòn xưa nên bà Hợp quyết định sẽ kiên trì lưu giữ mô hình này và cũng xem đó là một niềm vui của bản thân.

Bằng niềm đam mê cổ vật, cứ thế, chợ đồ cổ Sài Gòn đã tồn tại suốt bao năm qua. Đến nay, chợ đồ cổ Sài Gòn đã thu hút hơn 30 tiểu thương giao lưu các món hàng trăm năm tuổi từ khắp nơi trên thế giới. Từ xe cổ, đồng hồ cổ, máy đánh chữ, đèn dầu, bàn ủi con gà, cung tên, bật lửa zippo... cho đến những bộ sưu tập tiền, tem, đĩa nhạc. Đặc biệt, chợ là không gian dành riêng cho giới săn cổ vật Việt Nam.

NGỌC ÁNH - NHƯ QUỲNH
TIN LIÊN QUAN

Chợ bình dân ở trung tâm thành phố

Bài và ảnh Việt Văn |

Đó là chợ Thái Bình nằm ở gần vòng xoay ngã năm của các con đường Cống Quỳnh - Nguyễn Trãi và khu phố Tây Phạm Ngũ Lão, Q.1 (TP Hồ Chí Minh).

Trong chợ hải sản bậc nhất phía Nam

Bài và ảnh Việt Văn |

Đó chính là chợ hải sản Hàng Dương nằm ở huyện Cần Giờ, cách trung tâm TP Hồ Chí Minh chỉ khoảng trên 50 km, chỉ mất hơn 2 giờ đồng hồ chạy xe. Ngày đầu tháng 4 nắng như đổ lửa, vừa đến cửa chợ, du khách đã bị thu hút bởi những mẹt cá khô phơi la liệt như hình những bông hoa xòe cánh. Bà chủ tiệm nhiệt tình mời khách mua cá một nắng, nhất là cá dứa (nổi tiếng thơm ngon) với giá 300.000 đồng/kg

Chợ Thủ đô trong lòng Chợ Lớn

Bài và ảnh Việt Văn |

Sài Gòn có nhiều khu chợ với nhiều sắc màu, như chợ Thái Bình ở phố Phạm Ngũ Lão, chợ Tân Mỹ ở Phú Mỹ Hưng, chợ Bình Tây ở Quận 6... và chợ Thủ đô tọa lạc ở phố Phùng Hưng (Quận 5).

Di tích Thượng Thành "lột xác" sau khi được chỉnh trang

NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Đầu tư hơn 35 tỉ đồng để thực hiện chỉnh trang, sau hơn một tháng dọn dẹp, Thượng Thành (Kinh thành Huế) đã trở về nguyên trạng vốn có trước đây, với vẻ đẹp cổ kính, hoài niệm.

Chiêm ngưỡng kiến trúc ngôi chùa gỗ lim gần 400 tuổi ở Thái Bình

Lương Hà |

Toạ lạc tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, chùa Keo là niềm tự hào của người dân Thái Bình khi lưu giữ hai bảo vật quốc gia độc bản quý giá.

Áp lực chốt lời sẽ tạo ra nhịp điều chỉnh trên thị trường chứng khoán

Gia Miêu |

Việc thị trường chứng khoán liên tục bứt phá trong thời gian qua nhiều khả năng sẽ dẫn đến các nhịp điều chỉnh nhằm hấp thụ áp lực chốt lời.

Công khai rao bán khí cười số lượng lớn ở Hà Nội

KHÁNH AN |

Dù nằm trong Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp, song khí N2O (khí cười) vẫn bày bán tràn lan, quảng cáo là mặt hàng luôn có sẵn và đáp ứng số lượng lớn.

Bất cập trong quản lý mỏ khoáng sản tại Quảng Nam

Hoàng Bin |

Cấp phép nhiều, nhưng chính quyền địa phương thiếu công cụ, phương tiện, nhân lực giám sát, kiểm tra, quản lý đang là thực trạng bất cập trong khai thác mỏ khoáng sản tại Quảng Nam.

Chợ bình dân ở trung tâm thành phố

Bài và ảnh Việt Văn |

Đó là chợ Thái Bình nằm ở gần vòng xoay ngã năm của các con đường Cống Quỳnh - Nguyễn Trãi và khu phố Tây Phạm Ngũ Lão, Q.1 (TP Hồ Chí Minh).

Trong chợ hải sản bậc nhất phía Nam

Bài và ảnh Việt Văn |

Đó chính là chợ hải sản Hàng Dương nằm ở huyện Cần Giờ, cách trung tâm TP Hồ Chí Minh chỉ khoảng trên 50 km, chỉ mất hơn 2 giờ đồng hồ chạy xe. Ngày đầu tháng 4 nắng như đổ lửa, vừa đến cửa chợ, du khách đã bị thu hút bởi những mẹt cá khô phơi la liệt như hình những bông hoa xòe cánh. Bà chủ tiệm nhiệt tình mời khách mua cá một nắng, nhất là cá dứa (nổi tiếng thơm ngon) với giá 300.000 đồng/kg

Chợ Thủ đô trong lòng Chợ Lớn

Bài và ảnh Việt Văn |

Sài Gòn có nhiều khu chợ với nhiều sắc màu, như chợ Thái Bình ở phố Phạm Ngũ Lão, chợ Tân Mỹ ở Phú Mỹ Hưng, chợ Bình Tây ở Quận 6... và chợ Thủ đô tọa lạc ở phố Phùng Hưng (Quận 5).