Tên lửa phòng không Việt Nam: Kỷ niệm trận đầu đánh thắng

nguyễn năng lực |

Tháng 2.1965, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô A. Koshighin sang thăm Việt Nam. Trong chuyến thăm này, lãnh đạo hai nước đã đạt được thỏa thuận Liên Xô sẽ viện trợ cho Việt Nam 2 trung đoàn tên lửa đất đối không với 4,5 cơ số đạn.

1. Loại tên lửa phòng không Liên Xô giúp ta là SA-75 (Đvina). Đây là loại tên lửa đất đối không thế hệ đầu tiên của quân đội Xô-viết (phương Tây gọi là SAM-2), do Viện Thiết kế tên lửa KB-1 (Tổng công trình sư A.A.Raspletin) nghiên cứu chế tạo và ngày 7.11.1957 đã xuất hiện trong lễ duyệt binh trên Hồng trường Mát-xcơ-va. Được sử dụng lần đầu trong chiến đấu vào ngày 1.5.1960, 3 tiểu đoàn tên lửa Xô-viết đã phóng 14 quả đạn V.750 tiêu diệt chiếc máy bay trinh sát chiến lược U-2 của Mỹ xâm phạm vùng trời Liên Xô ở độ cao gần 20km, bắt sống phi công Pao-ơ. Tổ hợp tên lửa SA-75 gồm đài điều khiển SNR-75, đạn tên lửa V-750, các thiết bị phóng SM-63, xe chở tên lửa TZM, trạm nguồn điện, ra-đa trinh sát P-12 (có thiết bị nhận dạng địch-ta), các thiết bị thông tin liên lạc, các phương tiện xe kéo SA-75 có thể tiêu diệt các loại mục tiêu bay ở độ cao từ 300-27.000m (có thể bắn khinh khí cầu ở độ cao 30.000m) với tốc độ mục tiêu 1.000m/s khi bắn đón và 300m/s khi bắn đuổi. Cự ly sát thương của SA-75 từ 5 đến 34km, khi cần có thể diệt mục tiêu mặt đất, mặt nước ở cự ly tới 20km.

Trung tuần tháng 4.1965, nhóm chuyên gia Liên Xô đầu tiên cùng với khí tài SA-75 có mặt ở Hà Nội. Tại khu vực đồn điền Mỏ Chén (nay thuộc huyện Thạch Thất, Hà Nội), một trung tâm huấn luyện vũ khí tên lửa hình thành với sự chỉ dẫn của các chuyên gia Liên Xô. Ngày 1.5.1965, tại Mỏ Chén, lễ công bố Quyết định số 03/QĐ-QP ngày 7.1.1965 của Bộ Quốc phòng thành lập Trung đoàn 236 là Trung đoàn Tên lửa phòng không đầu tiên thuộc Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân đã diễn ra. Trung tuần tháng 6.1965, Quyền Trung đoàn trưởng Trần Nhẫn trực tiếp báo cáo kết quả huấn luyện chiến đấu lên Đại tướng Tổng Tư lệnh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Võ Nguyên Giáp. Đại tướng chỉ thị: "Cần quán triệt tốt phương châm xây dựng để chiến đấu, huấn luyện phải gắn liền với chiến đấu, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện".

2. Ngày 24.7.1965, Trung đoàn 236 ra quân trận đầu. Lực lượng trực tiếp chiến đấu gồm: Sở Chỉ huy Trung đoàn, các tiểu đoàn hỏa lực d63 và d64 triển khai tại Chùa Ghề (Yên Kỳ, Trung Hà) và Vô Khuy (Ngọc Nhị, Suối Hai), tỉnh Sơn Tây, Tiểu đoàn kỹ thuật sản xuất đạn tên lửa d65. Toàn bộ trung đoàn đều được huy động vào trận đánh đầu tiên rất quan trọng này. Bộ Tư lệnh Quân chủng tổ chức Sở Chỉ huy tiền phương bên cạnh Sở Chỉ huy Trung đoàn 236, tại thôn Phù Thiên, huyện Bất Bạt (nay thuộc Ba Vì, Hà Nội). Tư lệnh Phùng Thế Tài, Chính ủy Đặng Tính và Phó Tư lệnh Đỗ Đức Kiên trực tiếp chỉ đạo, chỉ huy trận đánh. Chuyên gia Liên Xô trực tiếp tham gia chiến đấu để bảo đảm chắc thắng 100% trận đầu ra quân của bộ đội tên lửa Việt Nam. Ngồi ghế Chỉ huy trưởng là đại tá Sưgankốp. Quyền Trung đoàn trưởng Trần Nhẫn và Chính ủy Phạm Đăng Ty ngồi bên cạnh cùng lực lượng sĩ quan trực ban rất hùng hậu.

Thời khắc lịch sử đã điểm. Khoảng 15h40', cả Sở Chỉ huy Trung đoàn 236 như bừng tỉnh sau tiếng hô to của Thượng úy Đào Xuân Chiểu: "Phát hiện máy bay địch bay vào khu vực mục tiêu. Báo động. Tất cả vào cấp 1, sẵn sàng chiến đấu".

Đại tá Sưgankốp nắm chặt bộ đàm, trực tiếp liên lạc và ra khẩu lệnh chiến đấu... Thượng úy Quách Hải Lượng dịch theo, giọng to, rõ ràng. Đúng 15h53, có 2 tiếng nổ xé trời, Tiểu đoàn hoả lực 63 đã phóng 2 quả đạn, giãn cách 6 giây. Liền sau đó, lại có 2 tiếng nổ lớn của 2 quả đạn do Tiểu đoàn 64 bắn tiếp.

Đúng lúc này, đại tá Sưgankốp nhận được báo cáo của trung tá Magiaép: "Đã tiêu diệt mục tiêu, toạ độ...". Tốp máy bay F-4C của Mỹ ở độ cao 7.000m bị tiêu diệt, trong đó có một chiếc rơi tại chỗ. Các tham số toạ độ mục tiêu rơi được nhanh chóng đánh dấu lên bản tiêu đồ. Vị trí chính xác máy bay rơi là thuộc xã Võ Miếu (Thanh Sơn), nằm sát ranh giới hai huyện Thanh Sơn, Thanh Thủy (tỉnh Phú Thọ). Chiếc máy bay "Con ma" (Phantom) F-4C này chính là chiếc máy bay thứ 400 của Mỹ bị bắn rơi trên bầu trời miền Bắc. Bộ đội và dân quân địa phương đã bắt sống phi công là đại uý Ri-sớc Pôn-cơn nhảy dù xuống một cánh rừng.

Trận đầu ra quân thắng lợi đã mở ra trang sử mới cho Binh chủng Tên lửa Phòng không Việt Nam anh hùng, tăng cường sức mạnh cho thế trận phòng không ba thứ quân của Việt Nam. Từ đây, quân dân miền Bắc có thêm sức mạnh bảo vệ bầu trời, đánh địch ở tầm cao. Với cách đánh sáng tạo, linh hoạt, Bộ đội 3 Tên lửa phòng không Việt Nam đã phát huy hết uy lực của tên lửa SA-75, lần lượt đánh bại các thủ đoạn tác chiến và kỹ thuật mới cũng như chiến tranh điện tử hiện đại nhất của Không quân Mỹ. SA-75 từng bước khẳng định vị trí, vai trò và uy lực của mình, cùng với các lực lượng súng, pháo phòng không và không quân tiêm kích hoàn thành 3 nhiệm vụ chiến lược: Bảo vệ yếu địa, bảo vệ giao thông vận chuyển và bảo vệ bộ đội binh chủng hợp thành. SA-75 đã đánh thắng các loại máy bay hiện đại của Không quân Mỹ với nhiều thủ đoạn, sử dụng các loại tên lửa tự dẫn chống radar và gây các loại nhiễu. Trong đó, có những trận, tên lửa đã bắn rơi nhiều chiếc máy bay có ý nghĩa to lớn. Ngày 24.7.1965 ra quân đánh thắng trận đầu, bắn rơi chiếc thứ 400 ở miền Bắc. Ngày 20.7.1966 bắn rơi chiếc máy bay trinh sát điện tử EB-66 đầu tiên. Ngày 16.7.1967 bắn rơi chiếc thứ 2.100. Ngày 17.9.1967 bắn rơi chiếc thứ 2.300. Ngày 6.11.1967 bắn rơi chiếc thứ 2.500. Ngày 22.11.1972, Trung đoàn 263 bắn rơi chiếc B-52 mà lần đầu tiên Mỹ phải thừa nhận do tên lửa Việt Nam bắn hạ. Đêm 18.12.1972, Bộ đội Tên lửa bắn rơi tại chỗ chiếc B-52 đầu tiên trên bầu trời Hà Nội, bắt sống nhiều giặc lái. Trong chiến dịch phòng không cuối tháng 12.1972, tên lửa SA-75 là lực lượng chủ yếu đánh bại cuộc tập kích chiến lược đường không bằng B-52 của Mỹ vào Hà Nội và Hải Phòng, lập nên chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”, góp phần đánh bại hoàn toàn cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ đối với miền Bắc Việt Nam, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Trong 8 năm chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, các đơn vị Tên lửa phòng không SA-75 của ta đã đánh 3.452 trận, phóng 5.857 đạn, bình quân tiêu thụ 7,4 đạn/1 máy bay. Riêng trong Chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không" tháng 12.1972, các tiểu đoàn hỏa lực SA-75 đã đánh 192 trận, phóng 334 tên lửa, bắn rơi 7 máy bay chiến thuật các loại, 29 máy bay ném bom chiến lược B-52 của Không quân Mỹ trên tổng số 34 chiếc B-52 bị hạ trong chiến dịch, chiếm 88,2% tổng số B-52 bị bắn rơi, bắt sống và tiêu diệt nhiều giặc lái B-52. Tất cả 16 chiếc B-52 rơi tại chỗ đều do tên lửa SA-75 bắn hạ.

Với thành tích xuất sắc trong cuộc chiến tranh chống Mỹ xâm lược và đặc biệt trong Chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không" cuối tháng 12.1972, ngày 11.1.1973, Bộ đội Tên lửa Phòng không là binh chủng đầu tiên của Quân đội được Đảng và Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân. Nhiều tập thể, cá nhân Bộ đội Tên lửa được phong tặng, truy tặng danh hiệu cao quý này.

Đến nay, Binh chủng Tên lửa Phòng không Quân đội Nhân dân Việt Nam đã được trang bị nhiều loại tên lửa hiện đại, đủ sức mạnh bảo vệ bầu trời Tổ quốc.

Máy bay B-52

Từ tháng 6.1965 đến tháng 8.1973, Mỹ đã dùng trên 120.000 lần chiếc B-52 ở Đông Dương, ném hơn 3 triệu tấn bom. B-52 là phương tiện chủ yếu tiến hành cuộc tập kích đường không chiến lược của Không quân Mỹ vào Hà Nội và Hải Phòng từ ngày 18-30.12.1972. Trong Chiến dịch Linebacker II ném bom Hà Nội, Hải Phòng, Mỹ đã huy động 200 trên tổng số 400 chiếc B-52 của Bộ Chỉ huy Không quân Chiến lược Hoa Kỳ, ném hơn 36.000 tấn bom, vượt quá khối lượng bom đã ném xuống miền Bắc Việt Nam trong toàn bộ thời kì từ năm 1969 đến năm 1971.

Sau Chiến tranh Việt Nam, B-52 liên tục được cải tiến, sử dụng trong chiến tranh vùng Vịnh năm 1990 và 1991, chiến tranh tại Nam Tư năm 1999, tại Afghanistan năm 2001. Cho đến nay, chỉ duy nhất lực lượng Phòng không Việt Nam bắn hạ được B-52 của Mỹ.

nguyễn năng lực
TIN LIÊN QUAN

Thủ tướng: Quân đội luôn vượt mọi hiểm nguy, gian khổ bảo vệ đất nước

Vương Trần |

Thủ tướng nhấn mạnh, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, tại bất cứ nơi đâu, với truyền thống “vì nhân dân quên mình, vì nhân dân hy sinh”, những cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đều bất chấp mọi hiểm nguy, vượt qua mọi gian khổ để chiến đấu, bảo vệ đất nước, bảo vệ nhân dân.

Những kỷ vật vô giá của Bác Hồ dành tặng Quân đội nhân dân Việt Nam

Tùng Giang - Phạm Đông |

Hướng tới kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 - 19.5.2020), Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức triển lãm chuyên đề “Luôn có Bác trong tim”. Tại đây, các kỷ vật vô giá mà Bác Hồ dành tặng Quân đội nhân dân Việt Nam đã được tái hiện một cách chân thực, tỉ mỉ.

Làm đẹp thêm hình ảnh bộ đội Cụ Hồ

Linh Nguyên |

Đến thăm các đơn vị đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19 do Bộ Quốc phòng giao, đại tá Nguyễn Văn Đề - Phó Trưởng ban Công đoàn Quốc phòng - chia sẻ sự quan tâm của toàn quân. Bởi ở đây, các cán bộ, đoàn viên, nhân viên, chiến sĩ của các đơn vị đã một lần nữa vun đắp hình ảnh bộ đội Cụ Hồ.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Thủ tướng: Quân đội luôn vượt mọi hiểm nguy, gian khổ bảo vệ đất nước

Vương Trần |

Thủ tướng nhấn mạnh, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, tại bất cứ nơi đâu, với truyền thống “vì nhân dân quên mình, vì nhân dân hy sinh”, những cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đều bất chấp mọi hiểm nguy, vượt qua mọi gian khổ để chiến đấu, bảo vệ đất nước, bảo vệ nhân dân.

Những kỷ vật vô giá của Bác Hồ dành tặng Quân đội nhân dân Việt Nam

Tùng Giang - Phạm Đông |

Hướng tới kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 - 19.5.2020), Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức triển lãm chuyên đề “Luôn có Bác trong tim”. Tại đây, các kỷ vật vô giá mà Bác Hồ dành tặng Quân đội nhân dân Việt Nam đã được tái hiện một cách chân thực, tỉ mỉ.

Làm đẹp thêm hình ảnh bộ đội Cụ Hồ

Linh Nguyên |

Đến thăm các đơn vị đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19 do Bộ Quốc phòng giao, đại tá Nguyễn Văn Đề - Phó Trưởng ban Công đoàn Quốc phòng - chia sẻ sự quan tâm của toàn quân. Bởi ở đây, các cán bộ, đoàn viên, nhân viên, chiến sĩ của các đơn vị đã một lần nữa vun đắp hình ảnh bộ đội Cụ Hồ.