Tay chiêu, tại sao?

NGUYỄN BẮC SƠN |

Chuyện tay chiêu, lâu nay vẫn được bàn đến như một đề tài lý thú không bao giờ hết. Bao nhiêu nhà khoa học đã đưa ra nhiều số liệu điều tra, nghiên cứu. Lại có không biết bao nhiêu chuyện kể về những người tay chiêu vô cùng... quái chiêu đáng bái phục. Nhưng giải thích nguyên nhân hiện tượng này thì tựu trung đều cho rằng, những người tay chiêu có bán cầu não phải phát triển mạnh hơn bán cầu não trái.

1. Tất cả các nhà nghiên cứu đều cho rằng, những người thuận tay trái (TTT) có sự thay đổi chức năng ở não bộ, rằng bán cầu phải của họ phát triển hơn. Nhưng nhiều nhà thần kinh học cũng cho rằng, không đơn giản như vậy. Não bộ hoạt động trong một tổng thể. Tay phải hoạt động không dính dáng gì đến hoạt động của tay trái, và ngược lại. Tính vượt trội ở một bên cơ thể không thể chỉ căn cứ vào vận động của tay nào. Một tác giả thời Liên Xô còn cho thấy từ 7 - 9 tuổi có 10% người TTT, rồi giảm dần đến 15 - 17 tuổi chỉ còn 3,4%. Con người biết tự điều chỉnh để thích nghi với đời sống cộng đồng. Điều tra xã hội học của một số nhà khoa học Đức cho thấy, trẻ con đang thời kỳ bú mẹ chưa có biểu hiện thuận tay nào. Mẹ nó cho bú vú trái thì tay trái nó quờ quạng mân mê đầu vú phải, đến lúc đổi bên, được bú vú phải thì tay phải lại quờ quạng mân mê vú trái mẹ. Ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, đến chín tháng lò dò chạy đi, là giai đoạn vẫn chưa thấy rõ trẻ thuận tay nào. Đến giai đoạn trẻ đòi cầm thìa tự xúc lấy cháo, cơm, và lớn lên chút nữa ta mới thấy rõ dần nó thuận tay nào. Nếu nó thuận tay phải (TTP) thì thôi. Nếu nó thuận tay trái thì ta uốn nắn, nhắc nhở, giảng giải, đe nẹt. Nó có thể nghe hoặc không nghe. Bởi giai đoạn này nó mới chỉ có khả năng bắt chước ta, làm giống như ta, cầm thìa đũa như ta. Ta là trực quan sinh động để nó quan sát, mà ta thì (đa số) đang cầm tay phải. Nhưng vì ta ngồi đối diện với nó nên tay phải ta, ở vị trí của trẻ lại vừa gần kề, vừa đối xứng với tay trái trẻ, hệt như ta nhìn ta trong gương, thế là nó tưởng rằng đã bắt chước được ta, cầm tay phải như ta, nhưng thật ra lại chính là tay trái của nó. Bạn đứng trước tấm gương hằng ngày mà xem, có phải khi giơ tay phải lên chải đầu thì trong gương hóa ra lại là tay trái không? Nhà danh họa, cũng đồng thời là nhà bác học Léonard de Vinci, hơn 500 năm trước đã nghĩ và thiết kế bản vẽ tàu ngầm, máy bay lên thẳng, dù, máy xúc..., mà ngày nay ta chế tạo theo, không chỉ viết bằng tay trái mà còn viết nhật ký ngược (chắc không muốn cho ai xem). Bí mật mãi mới được giải mật. Muốn đọc nó, chỉ cần đặt nó trước gương.

Chính giai đoạn này, trong việc này, trẻ bắt đầu bộc lộ tính cách của mình. Những trẻ trí tuệ bình thường, tính cách bình thường thì bảo sao nghe vậy. Ngày nào chúng cũng ăn ba bữa, được bảo ít nhất ba lần, cứ lặp đi lặp lại như thế mãi, nó có thể quên quên nhớ nhớ, ta lại lặp lại tiếp, mãi như thế hằng tháng, hằng năm rồi nó cũng quen dần. Và như thế, đa số trẻ sẽ có thói quen cầm tay phải. Nhưng với những trẻ có trí tuệ phát triển hơn, hiếu động hơn, đặc biệt có tính cách mạnh mẽ thì không thế. Trong đầu óc non trẻ của mình, nó cho rằng nó cầm thìa, bằng tay trái để xúc cháo, cơm thế là đúng, là giống người lớn. Cớ sao người lớn lại cứ bắt nó phải nghe mình, nên nó không nghe. Cái sự bướng ngầm trong óc nó là bướng về nhận thức, chứ không phải bướng về thái độ. Khi nó cho là mình đúng thì dứt khoát không nghe. Có bị đánh, mắng cũng không nghe, hay chỉ nghe lúc ấy, lúc người lớn có mặt thôi, còn sau đó, sau lưng người lớn nó vẫn làm theo ý nó, theo cách nghĩ của nó, lý giải của nó. Gregori Melekhov trong "Sông Đông êm đềm" lúc bé chắc chắn là như vậy. Những đứa trẻ bướng về nhận thức ở nước nào cũng vậy. Đấy chính là biểu hiện đầu đời, biểu hiện đầu tiên của tính độc lập trong suy nghĩ. Mà độc lập suy nghĩ lúc bé chỉ đơn giản là không nghe người lớn điều gì, nếu nó không cho là đúng, thậm chí, còn làm ngược lại những gì người lớn bảo. Cái mầm mống ấy gặp những điều kiện thuận lợi theo hướng ấy, phát triển lên sẽ thành tài năng, thiên tài là điều hoàn toàn có lý. Chính nhà bác học lừng danh Albert Einstein đã nói về mình: “Sở dĩ tôi tìm ra thuyết tương đối, vì ngay từ bé, tôi đã không công nhận ngay những gì mọi người đã công nhận”.

Chúng tôi không dẫn ra tên một số danh nhân TTT trong số 20% những danh nhân nổi tiếng thế giới với những biệt tài vô cùng kỳ lạ của họ mà ai cũng biết. Chỉ nhận xét rằng, hầu hết họ đều là nam giới. Cũng dễ hiểu. Tính cách của trẻ em gái, do những đặc điểm giới tính thường là mềm mại, nhu mì, dễ nghe, dễ bảo nên tỉ lệ nữ TTT thấp hơn nam giới nhiều. Dự các bữa tiệc, bạn cứ để ý sẽ hiếm thấy có phụ nữ TTT.

2. Rèn trẻ TTP là một quá trình. Quá trình ấy là nửa năm, một năm hay lâu hơn là tùy vào khả năng nhận thức, cách nhận thức của trẻ, nhưng nó còn phụ thuộc vào cách người lớn giảng giải, rèn luyện trẻ. Khi đứa trẻ bảo: Con cũng cầm tay phải như bố mẹ đấy thôi, thì ta phải đọc được suy nghĩ của nó, vì sao nó nói thế (như đã phân tích ở trên). Chỉ cần người lớn chuyển từ vị trí ngồi đối diện (bao giờ cho trẻ ăn ta chả phải ngồi đối diện với trẻ) sang vị trí ngồi bên cạnh nó, hoặc ngồi sau nó để trẻ ngồi trong lòng mình, và giải thích cho nó, đây này, nãy con bảo là cầm tay phải giống bố, nhưng thật ra là khác bố. Bây giờ hai bố con ta ngồi cùng chiều thế này thì con phải cầm tay phải thế này mới giống bố chứ.

Sự khác nhau ở vị trí giữa ta và trẻ là nguyên nhân mấu chốt gây nên sự nhầm lẫn của trẻ. Cũng giống như các cô giáo dạy trẻ tiểu học tập đồng diễn thể dục. Khi làm những động tác mẫu, cô phải đứng cùng chiều với trẻ, để chúng nhìn mà làm theo mới chóng thuộc. Sau đó muốn quan sát nhận xét để uốn nắn các trẻ lúng túng, làm sai thì mới quay xuống phía dưới nhìn, nhưng vẫn phải chọn một em khá nhất đứng trên, cùng phía các em làm trực quan để các em làm theo mẫu mà làm. Người chưa có kinh nghiệm cứ đối mặt với trẻ dễ làm chúng nhầm lẫn.

Quá trình rèn để cho trẻ TTP bao giờ cũng bắt đầu từ lúc tập cầm thìa, dĩa, dần dần mới là các dụng cụ khác trong nhà như dao, kéo các đồ chơi khác, mãi rồi mới đến cầm các thứ đồ vật khác. Trẻ ở tuổi nhà trẻ, mẫu giáo (nhỏ, nhỡ, lớn), đến cấp tiểu học, người lớn vẫn phải thường xuyên uốn nắn như thế. Nhiều nghiên cứu ở nước ngoài cho thấy, trẻ 4 - 5 tuổi vẫn còn 40% chưa định hình thuận tay nào. Đến 5 - 7 tuổi, đi học rồi cũng vẫn còn khoảng 20% vẫn TTT, như ở nhà.

Ở trường, trẻ vốn nghe lời thầy hơn nghe lời cha mẹ, nên chúng dễ nghe lời thầy hơn (thầy là một chức danh, không hàm giới tính, dù tuyệt đại đa số là phụ nữ dạy tiểu học). Thêm nữa, nhìn các bạn ngồi cùng bàn, cùng hướng, dễ trông bạn mà bắt chước hơn. Lại còn chuyện nếu cứ cầm tay trái như ở nhà, động vào tay bạn, hỏng chữ bạn, bạn bắt đền, bạn không chơi cùng thì lôi thôi lắm. Do đó, đa số người Việt Nam chỉ TTT khi cầm đũa, sau nữa là dụng cụ lao động, chứ cầm bút thì vẫn TTP.

3. Nước ta và có lẽ các nước đều buộc học sinh phải viết bằng tay phải. Nhưng ở Mỹ, từ 1930, người ta đã cho trẻ tự do thuận tay nào cũng được, cầm bút cũng thế. Bởi, hơn bất cứ nước nào, ở Mỹ, giáo dục (và không chỉ giáo dục) tự do của con người được tôn trọng tối đa. Nhưng cái gì cũng có hai mặt của nó. Cá tính, tính cách, tài năng được tự do phát triển. Không biết có ai điều tra chưa, nhưng chắc chắn tỉ lệ người TTT ở Mỹ cao nhất thế giới. Riêng các tổng thống Mỹ, tính đến Tổng thống Obama cũng TTT đã là 8/44 vị rồi.

Cái chuyện thuận tay nào là chuyện hoàn toàn cá nhân, có vẻ chẳng ảnh hưởng đến ai, nhưng suy cho cùng cũng có lắm chuyện. Vì TTT nên một nhà tâm lý học đã khuyên ông Clinton không nên “khua tay múa chân” khi diễn thuyết tranh cử để tránh gây phản cảm cho đa số cử tri Mỹ.

Dự tiệc cưới hay ngồi ăn với ai cũng thế. Một trong những triết lý ẩm thực của Tản Đà phải được ngồi cùng mâm với những người mình thích, để vừa ăn vừa trò chuyện mới vui chứ như hồi chống Pháp để đảm bảo vệ sinh phải ăn đũa hai đầu và tuyệt đối không nói thì ai mà chịu được. Tác giả chứng kiến nhiều lần, mâm chỉ còn thiếu một chỗ. Nhưng người cuối cùng không chịu ngồi vào chỗ thiếu chưa ai hiểu vì sao, rồi thấy ông ấy đến lúng túng nói với người ngồi đầu bàn phía trái, nhờ đổi chỗ vì... ông ta cầm đũa tay trái. Thế còn lần đầu gặp khách, ông đưa tay trái ra bắt không biết khách sẽ nghĩ thế nào? Chắc chắn người TTT phải bị loại khi tham gia duyệt binh vì khi diễu qua lễ đài, tất cả đều đưa tay phải lên vành mũ kêpi chào, không lẽ mình ông chào bằng tay chiêu?

Cũng rất có lý, rất nhân văn khi những người TTT thành lập hội, và đề nghị các nhà sản xuất phải dành một tỉ lệ đồ dùng nào đó cho mình. Chả thế linh mục Campell người sáng lập ra “Hiệp hội quốc tế những người TTT” ở Topka đã ra tuyên ngôn có đoạn “Những người TTT được quyền đưa tay trái ra bắt (ý là không phải xin lỗi, tôi TTT), được dùng tay trái khi chào cờ và... làm dấu thánh”. Không biết có được đáp ứng? Theo đà ấy, các chủ tiệc có nên dành một hai bàn cho những người TTT? Nhưng ở Brazil, người ta cũng có các dụng cụ học tập, máy ảnh cho người TTT, bác sĩ nha khoa TTT có thể mua ghế làm răng TTT cho mình, thậm chí có cả các cuốn séc cho người TTT.

Hai nhà khoa học Diane Halpem (Mỹ) và Staley Coren (Canada) đã đưa ra kết quả điều tra 987 người thì thấy, tuổi thọ người TTT thấp hơn nhiều so với người TTP. Cụ thể: TTP thọ 75,  TTT chỉ thọ 65. Nữ TTP: 77,7%, TTT: 72,3%. Nam TTP: 72,3%, TTT: 62,3. Chết vì tai nạn: TTP là 1,5%, TTT là 7,9%. Chết vì tai nạn ôtô: TTP là 1,4%, TTT là 5,2%.

4. Nếu các bạn đồng thuận với luận giải của tác giả thì khác với thuyết sinh lý, thuyết của chúng tôi là thuyết xã hội. Ai cũng có thể kiểm chứng được. Và chuyện kỳ bí trở thành đơn giản vô cùng. Các bậc cha mẹ, các thầy giáo chỉ cần giải thích đúng cách cho trẻ là trẻ nghe ra ngay (dĩ nhiên vẫn phải rèn tập nhiều nữa). Và như thế sẽ tránh cho chúng không ít phiền phức trong sinh hoạt cộng đồng sau này. Nhưng số liệu của người TTT vừa nêu trên, chắc chắn có nguyên nhân là sự trái khoáy, ngược đời của người TTT thiểu số với người TTP đa số trong cộng đồng.

Thuyết xã hội còn được chứng minh ở việc này. Chỉ cần rèn luyện thì ai cũng có thể thuận cả hai tay, thuận cả hai chân. Bằng cớ là các võ sĩ, các cầu thủ đẳng cấp quốc gia, quốc tế đều thuận như nhau, có hai tay, hai chân khỏe như nhau, dù lúc ăn họ vẫn dùng tay trái. Đấy là một thói quen, một tập tính hình thành từ bé. Có một huấn luyện viên bóng đá nổi tiếng thế giới nhờ một bí mật. Ông đã huấn luyện thì các cầu thủ ra “trường” đều lừa bóng bằng chân trái hay như chân phải, nhưng trước khi được nhận vào học, cầu thủ bắt buộc phải cam kết, cho đến khi nhắm mắt xuôi tay cũng không được tiết lộ cho bất kỳ ai biết mình đã được huấn luyện như thế nào. Sân bóng tư nhân của ông ở xa thành phố, không có hào sâu, nhưng có tường cao bao bọc, kín như bưng. Nhưng rồi cuối cùng bí mật cũng bị tiết lộ: Ông bắt cầu thủ chỉ được đi giày bóng đá vào chân trái, chân kia chỉ được đi giày thường. Đến bao giờ chân trái cũng khéo léo lừa bóng, cũng sút mạnh, chính xác như chân phải mới được đi cả đôi giày bóng đá.

NGUYỄN BẮC SƠN
TIN LIÊN QUAN

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.