Tản mạn: Ma phố, ma làng

Đỗ Phấn |

Không dám bàn đến những chuyện lớn lao bức xúc xã hội mà bộ phim truyền hình nhiều tập “Ma làng” của đạo diễn Nguyễn Hữu Phần xây dựng nên. Chỉ là quan sát một việc buộc phải xảy ra cả ở làng lẫn phố. Đám ma.
Cứ theo như bằng chứng khảo cổ học thì mộ thuyền Việt Khê - Thủy Nguyên - Hải Phòng được khai quật từ năm 1961 có niên đại cách chúng ta vào khoảng 2.500 năm. Đó là thời kỳ được lịch sử xếp vào nền văn hóa Đông Sơn của người Việt với nghệ thuật đúc đồng đã ghi dấu ấn đậm nét trong nền văn minh kim khí của nhân loại. Ngôi mộ với 107 hiện vật tùy táng và cách thức chế tác quan tài bằng nguyên cây gỗ đục rỗng lòng còn cho ta biết một điều lớn lao hơn thế. Tập tục ma chay của người Việt đến lúc ấy đã ở một trình độ văn minh rất cao. Và không khó để suy luận ra, để có được tập tục ấy chắc chắn phải trải qua hàng nghìn năm đúc kết kinh nghiệm.
Dĩ nhiên đám ma ở phố có sau đám ma ở làng bởi làng luôn là thứ có trước mọi phố phường trên đời. Phố chẳng qua chỉ là nhiều làng hợp lại. Chính vì thế phong tục ma chay là thứ rất khó để hình thành một qui chuẩn cho cả nước. Nó khó là bởi người Việt luôn cho rằng mình đúng. Làng mình đúng. Thành phố của mình đúng. Phần còn lại là sai. Là đáng cười.
Cho đến tận bây giờ thì đám ma ở những làng quanh Hà Nội vẫn thường diễn ra trong thời gian tối thiểu khoảng ba ngày. Bận bịu nhất là ngày người chết vừa nằm xuống. Những thủ tục hết sức rườm rà chỉ có ông thày cúng thuộc lòng chỉ bảo cho tang chủ cách làm. Từ nghi lễ Phạn hàm, cài đũa, bỏ gạo và tiền vào miệng người chết cho đến thay quần áo, hạ thổ, hú hồn. Từ mời thày cúng bái cho đến nghi lễ tiểu liệm, đại liệm, nhập quan, phát tang, tất thảy đều phải tuân theo một trình tự nhất định do ông thày phán bảo. Phát tang xong cũng chưa hết việc, gia quyến người chết được hướng dẫn tùy theo thứ bậc và quan hệ với người chết mà đội khăn, mặc áo xô, chống gậy. Tất nhiên việc này hoàn toàn theo phong tục của một vùng địa lý không rộng lắm. Nó sẽ khác với những vùng lân cận. Đại khái như việc khách viếng tang đứng trước linh cữu nếu ngang vai với người chết thì sẽ không phải vái là phong tục ở Thái Bình mà không phải là phong tục Hà Nội.
Trong lúc đó, làng xóm họ hàng sẽ xắn tay giúp việc dựng rạp, kê bàn ghế, mượn bát đũa và ngả lợn làm cỗ. Bếp củi đỏ lửa như thế trong suốt ba ngày nấu nướng. Một toán khác phụ trách việc đào huyệt ngoài đồng vào sáng sớm hôm sau. Dân làng và họ hàng bạn hữu ở xa đến viếng cả ngày, có khi cả đêm. Gặp bữa ngồi lại uống dăm ba chén chia buồn. Đêm đến, nhiều người ở lại quanh quan tài trải chiếu làm mươi ván tổ tôm chờ sáng. Vẫn có chai rượu kề bên và cơi trầu, thuốc lá, thuốc lào nhả khói mù mịt xua đi cái lạnh lẽo của nhà đám. Đến ngày thứ ba khi đưa linh cữu ra đồng xong vẫn còn một bữa ăn cuối cùng gọi là hạ rạp để cảm ơn những người làng giúp việc.
Ở thành phố bây giờ đám ma có văn minh giản tiện hơn ít nhiều. Không những nhà nước đẩy mạnh tuyên truyền nếp sống mới mà điều kiện chỗ ở và nấu nướng của dân phố cũng không cho phép bày vẽ ra quá nhiều. Nghe nói trước ngày tiếp quản 1954, Hà Nội vẫn có những đám ma linh đình của giới nhà giàu. Đại khái hình ảnh đám rước được thi sĩ Nguyễn Bính tả vào năm 1937 “...Có một cỗ xe màu trắng đục/ Hai con ngựa trắng xếp hàng đôi/ Mang theo một chiếc quan tài trắng/ Với những vòng hoa trắng lạnh người/ Theo bước những người khăn áo trắng/ Khóc hồn trinh trắng mãi không thôi...”.
Những phong tục mặc đồ tang, đội nùn rơm, chống gậy trúc hay gậy vông, “cha đưa mẹ đón” của con cháu trong nhà cũng không nhất thiết buộc phải thực hiện. Gia quyến người chết có thể chọn đồ tang theo kiểu tây, thắt cà vạt đen, áo đen, váy hoặc quần đen... Chỉ có cái khăn trắng trên đầu là vẫn theo nghi thức thứ bậc trong họ.
Chỉ trừ đám ma lãnh đạo nhà nước hoặc tướng lĩnh quân đội có kèm theo đội vệ binh bồng súng chào và diễu hành theo nghi thức cấp cao, dân phố thường có một đám ma giản dị tại các nhà tang lễ hoặc ngay tại nơi ở của mình tùy theo chọn lựa của tang chủ. Nghi thức ở nhà tang lễ thường được cán bộ ở đấy đứng ra điều hành. Giới thiệu từng đoàn khách vào viếng lần lượt theo đăng ký. Những người đi lẻ có thể tự ghép vào đoàn nào cũng được. Nếu gia đình có nguyện vọng muốn mời thêm thày cúng bái hoặc phường bát âm cũng sẽ được đáp ứng đầy đủ. Gần đây lại còn có thể thuê một đám khóc thuê đến nỉ non kể lể. Đám ma không có tiếng khóc kể cũng buồn. Nếu không có những thứ ấy, bản nhạc “Chiêu hồn tử sĩ” của Lưu Hữu Phước sẽ làm nền cho suốt những giờ cử hành tang lễ.
Tất nhiên vẫn có những dân phố không thích giản tiện. Nếu muốn và có điều kiện họ cũng sẽ làm đám ma hết sức long trọng xa hoa ở biệt thự nhà mình. Đại khái có thể nhờ cảnh sát giữ trật tự hoặc ngăn lại một đoạn phố nào đó trong giờ cử hành tang lễ. Đại khái có thể thuê thày lễ bái kêu cầu vài ngày liền chờ được giờ mới đưa đi an táng-Kết quả cuối cùng thường giống với đám ma ở làng.
Phải thông cảm thôi. Ma phố, ma làng bình đẳng không phân biệt. “Chính chuyên chết cũng ra ma/ Lẳng lơ chết cũng khiêng ra ngoài đồng” là thế! (5-2017)
Đỗ Phấn
TIN LIÊN QUAN

Tản mạn: Đàn ông diêm dúa

Đỗ Phấn |

Những tưởng trang sức là sở hữu riêng của đàn bà mà không phải. Hình như đàn ông có một lịch sử trang sức lâu đời hơn từ thời Ai Cập cổ đại cách chúng ta hơn bốn nghìn năm. Ngành khảo cổ học đã khai quật được khá nhiều đồ trang sức đàn ông trong các ngôi mộ hoàng đế Ai Cập có tên tuổi hẳn hoi. Người Việt cũng có những chứng tích cho thấy đàn ông đã dùng đồ trang sức vào thời kỳ Đông Sơn (700TCN).

Tản mạn: Nỗi nhớ

QUANG HÂN |

Nhớ câu ai nói trong một bữa rượu: “Người Hà Nội xưa coi uống trà là thanh cao còn uống rượu là tầm thường thôi”.

Người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê ăn Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

28 Tết, tại các bến xe lớn Hà Nội như Mỹ Đình, Nước Ngầm, Giáp Bát... bắt đầu nhộn nhịp, người dân khăn gói đồ đạc về quê nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Đầu tư chứng khoán dài hạn có hiệu quả hơn gửi tiết kiệm?

LÂM ANH |

VN-Index kết năm 2022 giảm gần 33% dẫn đến tỉ suất sinh lời của các nhà đầu tư trên kênh này bị kéo tụt đáng kể. Trong khi đó, cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi đang ngày một nóng lên khiến kênh đầu tư chứng khoán đang ngày càng lép vế hơn trong cuộc đua hút dòng tiền.

Người dân lỉnh kỉnh hành lý về quê ăn Tết, có chặng xe về miền Tây hết vé

Chân Phúc |

Lượng khách tăng đột biến tại Bến xe Miền Tây (quận Bình Tân) trong sáng ngày 19.1. Một số chặng từ TPHCM đi các tỉnh miền Tây đã rơi vào tình trạng hết vé.

Interactive: Bạn có hiểu đúng về cách bày mâm ngũ quả 3 miền?

Nhóm PV |

Bày mâm ngũ quả ngày Tết là nét văn hóa lâu đời của người Việt Nam. Tùy theo vùng miền, mâm ngũ quả lại được bài trí với nhiều loại quả khác nhau. Vậy mâm ngũ quả mỗi miền gồm những quả gì và ý nghĩa của nó là gì, cách chưng ra sao? Tham gia chương trình truyền hình tương tác của Báo Lao Động bằng cách theo dõi câu hỏi, bấm vào phương án trả lời mà bạn cho là đúng ngay trên màn hình video tương tác dưới đây.

Người lao động Việt Nam ở nước ngoài: Luôn khắc khoải nỗi nhớ Tết quê nhà

Vương Trần |

Tết Nguyên đán Quý Mão đến nhưng ở nơi xa xứ, nhiều lao động Việt Nam vẫn đang ngược xuôi, mưu sinh với công việc. Xa quê, nơi xứ người, nhiều lao động không khỏi bồi hồi, nhớ hương vị Tết quê.

Những người lính canh giữ mùa xuân biển cả

Tạ Quang |

Kiên Giang - Trong những ngày Tết, khi người dân được vui vầy sum họp bên gia đình thì những cán bộ, chiến sĩ, tàu cảnh sát biển 9003, Hải đội 401-Bộ tư lệnh Vùng cảnh sát biển 4, lại lên đường làm nhiệm vụ trực Tết trên biển, vì nhiệm vụ bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc.

Tản mạn: Đàn ông diêm dúa

Đỗ Phấn |

Những tưởng trang sức là sở hữu riêng của đàn bà mà không phải. Hình như đàn ông có một lịch sử trang sức lâu đời hơn từ thời Ai Cập cổ đại cách chúng ta hơn bốn nghìn năm. Ngành khảo cổ học đã khai quật được khá nhiều đồ trang sức đàn ông trong các ngôi mộ hoàng đế Ai Cập có tên tuổi hẳn hoi. Người Việt cũng có những chứng tích cho thấy đàn ông đã dùng đồ trang sức vào thời kỳ Đông Sơn (700TCN).

Tản mạn: Nỗi nhớ

QUANG HÂN |

Nhớ câu ai nói trong một bữa rượu: “Người Hà Nội xưa coi uống trà là thanh cao còn uống rượu là tầm thường thôi”.