Sự khắc nghiệt của môn thể dục dụng cụ

HOÀI VIỆT |

Môn thể dục dụng cụ là môn thể thao đặc thù và rất kén người theo tập. Để thành danh, một vận động viên phải trải qua quá trình khổ luyện cũng như tập luyện rất nhiều thời gian mới đạt được chuyên môn để ra thi đấu. Tuy nhiên, sau sự nghiệp thể thao thành tích cao, vận động viên thể dục dụng cụ cũng phải bươn chải cuộc sống để có thu nhập trang trải cho bản thân hay gia đình.

Nghèo vượt khó

Hiện lúc này, Việt Nam chỉ có vỏn vẹn 5 đơn vị đầu tư phát triển thể dục dụng cụ theo hướng thi đấu chuyên môn thành tích cao gồm: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quân đội và Cần Thơ. Thường niên, giải thể dục dụng cụ vô địch quốc gia vỏn vẹn không quá 40 hoặc 50 vận động viên tham dự.

Trong sự thành danh của Đội tuyển thể dục dụng cụ Việt Nam, chúng ta đã có không ít gương mặt để lại tiếng vang nhưng phải nhìn nhận thực tế nhiều vận động viên của môn thể thao này đã thành danh, trưởng thành về sự nghiệp trong hoàn cảnh gia đình không khá giả. Ngày còn thi đấu, vận động viên Trương Minh Sang (hiện tại là huấn luyện viên thuộc ban huấn luyện đội thể dục dụng cụ Việt Nam) là một trong những tuyển thủ có chuyên môn sáng giá.

Tuy nhiên, báo giới làm nhiều phóng sự, bài viết về cuộc sống của gia đình Trương Minh Sang ở giai đoạn đó rất khó khăn, cũng như vận động viên còn phụ giúp gia đình về kinh tế tại TP Hồ Chí Minh. Với những thành công của mình trong sự nghiệp, tuyển thủ đã có nhiều khoản thưởng chính đáng từ thành tích thi đấu, phụ giúp gia đình đỡ vất vả hơn.

Bây giờ, Trương Minh Sang là một trong những huấn luyện viên thể dục dụng cụ nam sáng giá của thể thao Việt Nam. Các tuyển thủ quốc gia trước đây như Lê Thanh Tùng (TP.Hồ Chí Minh), Đinh Phương Thành (Hà Nội) cũng là những người xuất thân từ gia đình phải bươn trải cuộc sống mưu sinh. Họ đã tập luyện thi đấu, trưởng thành từ thể thao địa phương rồi lên đội tuyển quốc gia, có nhiều phần thưởng rồi các khoản tiền thu nhập ấy hỗ trợ gia đình đáng kể.

Mới nhất, tuyển thủ trẻ Nguyễn Minh Triết của Đội thể dục dụng cụ Quân đội không may mắn gặp chấn thương trong quá trình tập luyện. Đại diện Liên đoàn thể dục Việt Nam đã xác nhận, Minh Triết là trụ cột chính về kinh tế trong gia đình cũng như gia đình rất khó khăn ở thu nhập nên các khoản tiền công tập luyện, thi đấu của vận động viên này đều dùng hỗ trợ bố mẹ. Tuy nhiên, chưa khi nào các tuyển thủ lên tiếng về sự khó khăn của mình mà họ đều tập luyện, thi đấu với hết khả năng bản thân để nỗ lực giành kết quả cao nhất cho quốc gia.

Đã đam mê là không từ bỏ

Thể thao Hà Nội và thể thao TP Hồ Chí Minh là hai đơn vị đang có công tác tuyển chọn, đào tạo vận động viên thể dục dụng cụ với quân số đông nhất. Nếu trực tiếp xem công tác tuyển chọn và huấn luyện vận động viên thể dục dụng cụ mới hiểu người làm nghề cũng như các gia đình gửi con em mình theo tập môn thể thao này dũng cảm như thế nào.

Chuyên gia thể thao Nguyễn Hồng Minh, người có nhiều kinh nghiệm trong quản lý môn thể dục, từng chia sẻ: “Việc tuyển chọn vận động viên thể dục dụng cụ là không dễ dàng. Các cháu vận động viên được tuyển chọn để đi tập luyện là lúc họ ở độ tuổi lên năm hoặc sáu. Nhiều người từng đùa vui rằng, theo dõi các đội trẻ thể dục dụng cụ thì như là xem một nhà trẻ vì vận động viên quá nhỏ thế nhưng động tác và kỹ thuật của thể dục dụng cụ rất đặc thù, phải tập luyện từ nhỏ như vậy mới thành nếp. Mỗi vận động viên mất không dưới 10 năm tập luyện, thi đấu thì mới dần đạt được kết quả”.

Phạm Phước Hưng khi còn luyện tập và thi đấu. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Phạm Phước Hưng khi còn luyện tập và thi đấu. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Đúng như ông Hồng Minh chia sẻ, mỗi đơn vị như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quân đội hay Hải Phòng luôn phải cất công tìm kiếm vận động viên từ năm tuổi, sáu tuổi để cho tập luyện năng khiếu sơ khai. Thậm chí, nhiều em nhỏ chưa hết tuổi xa gia đình nhưng đã sớm tự lập rồi vào tập luyện động tác thể dục dụng cụ ngay từ tấm bé.

“Tôi phải dành cho các vận động viên thể dục dụng cụ một từ rằng, họ là những con người vĩ đại vì tập một động tác thể dục không bao giờ là dễ dàng và họ khổ luyện trong hành trình nhiều năm” - ông Hồng Minh trao đổi thêm.

Nhìn những cậu bé, cô bé chưa trưởng thành nhưng thoăn thoắt thuần thục động tác bật nhảy, nhào lộn rồi quen với xà kép, xà đơn... hay được huấn luyện viên nắn từng bước vào đà, từng lượt rướn người khi vào độ khó là thấy sự khổ luyện của môn thể thao trên ra sao. Chưa kể, những đôi tay bị chai mảng da do thường xuyên cọ xát cùng dụng cụ hay những đôi chân xước sẹo vì chấn thương khi tập luyện là điều quen thuộc ở vận động viên môn thể dục dụng cụ.

“Chúng tôi vào tập luyện rồi thi đấu là trải qua một thời gian quen với động tác, quen với bài trình diễn. Ai cũng biết môn thể thao này có độ khó và sự khắc nghiệt riêng nhưng đã tập rồi thì không nhiều người bỏ cuộc. Đam mê với môn thể thao mình theo đuổi sẽ không thể lý giải được” - cựu tuyển thủ quốc gia Phạm Phước Hưng đã trao đổi. Trong khi đó, tuyển thủ Đinh Phương Thành cũng cho biết, mình đến với môn thể dục dụng cụ rồi yêu thích và đam mê nó không bỏ được nên cả tuổi thanh xuân gắn với sự nghiệp vận động viên thành tích cao môn này.

Cho nhau một niềm tin

Năm 2003, Việt Nam lần đầu là chủ nhà một kỳ Đại hội thể thao khu vực (SEA Games). Lúc đó, một trong những gương mặt được người hâm mộ nước nhà dõi theo nhất là tuyển thủ Đỗ Thị Ngân Thương. Người ta vẫn gọi cô với cái tên trìu mến “búp bê” Ngân Thương bởi vận động viên có gương mặt khả ái cùng khả năng chuyên môn vượt trội.

Nhắc về Thể dục dụng cụ Việt Nam, Ngân Thương chính là một trong những gương mặt sáng giá mang lại nhiều sức hút từ người hâm mộ. Sau Ngân Thương, người thành danh đáng kể là tuyển thủ Phan Thị Hà Thanh. Từ khả năng chuyên môn, Hà Thanh đã giành Huy chương châu Á, Huy chương ASIAD. Cô là người đầu tiên đã giành huy chương cho môn Thể dục dụng cụ Việt Nam tại một kỳ ASIAD (kỳ ASIAD năm 2014).

Tuyển thủ Lê Thanh Tùng vừa giã từ đội tuyển thể dục dụng cụ Việt Nam sau nhiều năm tập trung để toàn tâm tập luyện và làm công tác chuyên môn ở địa phương TP Hồ Chí Minh. Thanh Tùng chia sẻ, môn thể thao mang lại cho mình nhiều vinh quang, nhiều cảm xúc khi được khoác chiếc áo của thể thao Việt Nam và những năm tháng thi đấu cho Đội tuyển thể dục dụng cụ Việt Nam là niềm vinh dự cho bản thân.

Sau những năm tháng vinh quang cùng thể dục dụng cụ, vận động viên Phạm Phước Hưng giải nghệ và chuyển sang công tác huấn luyện vận động viên trẻ rồi cũng chuyển sang ngã rẽ mới là người huấn luyện gym để phù hợp với cuộc sống.

Phòng tập của Phước Hưng thu hút khá đông người theo tập bởi rất nhiều người quý cựu tuyển thủ này cũng như thấy được khả năng chuyên môn tốt về hướng dẫn tập luyện của Phước Hưng. Phước Hưng từng trải lòng, mình có được sự cơ bản của hoạt động thể thao từ các động tác môn thể dục dụng cụ nên luôn có sự chuẩn bị tốt về công việc khi chuyển sang hướng đi khác.

Nhiều người từng bảo đã có con em theo tập thể dục dụng cụ thì sẽ không muốn cho người quen của mình làm quen môn thể thao này do rất khắc nghiệt. Điều ấy không đúng với gia đình cựu tuyển thủ Phạm Phước Hưng. Bây giờ, gia đình đang rất ủng hộ cậu em trai Phạm Phước Hiếu của vận động viên này tập và theo đuổi sự nghiệp như anh trai. Phạm Phước Hiếu đã là vận động viên nòng cốt của Thể dục dụng cụ Hà Nội và được tham dự đội tuyển quốc gia tranh tài tại SEA Games 32 và ASIAD 19. Mục tiêu của Phước Hiếu là một lần thành công giành vé Olympic như anh trai Phước Hưng của mình trước đây.

HOÀI VIỆT
TIN LIÊN QUAN

Cục TDTT tiếp tục họp, kết luận vụ việc ở đội tuyển thể dục dụng cụ

AN NGUYÊN |

Cục trưởng Cục Thể dục Thể thao Đặng Hà Việt tiếp tục có buổi làm việc với các đơn vị, tập thể, cá nhân liên quan đến vụ việc ở đội tuyển thể dục dụng cụ quốc gia.

HLV đội tuyển thể dục dụng cụ giải trình, làm rõ việc xin khống tiền công tập luyện

AN NGUYÊN - HOÀNG HUÊ |

Hai huấn luyện viên đội tuyển thể dục dụng cụ quốc gia sẽ phải giải trình, làm rõ thông tin xin khống tiền công tập luyện ngoài giờ đã được phản ánh trước đó.

Bộ trưởng Bộ VHTTDL: Không có vùng cấm trong xử lý vụ việc tại đội tuyển thể dục dụng cụ

AN NGUYÊN |

Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Nguyễn Văn Hùng yêu cầu xử lý nghiêm, không có "vùng cấm" trong vụ việc của đội tuyển thể dục dụng cụ quốc gia.

Giải bài toán nguồn cung nhà giá rẻ

Ngọc Thiện |

Phân khúc nhà ở giá rẻ sẽ trở thành điểm tựa cơ bản cho quá trình tái cấu trúc thị trường bất động sản trong năm 2024.

Đường huyết mạch nối Hà Đông với Thanh Trì sắp được chi 2.800 tỉ đồng mở rộng

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Đường 70 đoạn Hà Đông - Văn Điển nhỏ hẹp, thường xuyên ùn tắc sẽ được chi 2.800 tỉ đồng mở rộng trong giai đoạn 2022-2026.

Dân Thủ đô chi hàng chục triệu tân trang xe ô tô những ngày cận Tết

Hồng Diệp - Hiệp Phạm |

Thời điểm trước Tết, thị trường làm đẹp, tân trang xe ô tô lại trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Nhu cầu của khách tăng cao khiến các cửa hàng, dịch vụ chăm sóc, bảo dưỡng tiếp đón hàng chục khách mỗi ngày.

Căn hộ giá rẻ ít, thu nhập 25 triệu đồng/tháng vẫn đắn đo không dám mua nhà

ANH HUY |

Trên thị trường Hà Nội gần như hiếm có dự án phân khúc căn hộ bình dân (giá dưới 25 triệu đồng/m2). Chính vì điều này, nhiều người có thu nhập trên 25 triệu đồng/tháng vẫn không dám mạnh dạn mua nhà ở.

Nhiều bệnh viện tuyến huyện ở Ninh Bình gặp khó khăn trong tự chủ tài chính

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Từ năm 2019 đến nay, một số bệnh viện công lập tuyến huyện trên địa bàn tỉnh thực hiện tự chủ về tài chính và phát triển theo mô hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, cơ chế này đang khiến các bệnh viện gặp khó khăn khi ngân sách bị cắt, nhiều bệnh viện thu không đủ chi nên lâm vào tình trạng nợ lương, nợ BHXH của người lao động.

Cục TDTT tiếp tục họp, kết luận vụ việc ở đội tuyển thể dục dụng cụ

AN NGUYÊN |

Cục trưởng Cục Thể dục Thể thao Đặng Hà Việt tiếp tục có buổi làm việc với các đơn vị, tập thể, cá nhân liên quan đến vụ việc ở đội tuyển thể dục dụng cụ quốc gia.

HLV đội tuyển thể dục dụng cụ giải trình, làm rõ việc xin khống tiền công tập luyện

AN NGUYÊN - HOÀNG HUÊ |

Hai huấn luyện viên đội tuyển thể dục dụng cụ quốc gia sẽ phải giải trình, làm rõ thông tin xin khống tiền công tập luyện ngoài giờ đã được phản ánh trước đó.

Bộ trưởng Bộ VHTTDL: Không có vùng cấm trong xử lý vụ việc tại đội tuyển thể dục dụng cụ

AN NGUYÊN |

Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Nguyễn Văn Hùng yêu cầu xử lý nghiêm, không có "vùng cấm" trong vụ việc của đội tuyển thể dục dụng cụ quốc gia.