Shark Tank mùa 2 gọi được vốn hơn 206 tỉ đồng

Trần Thế Vinh |

Shark Tank Việt Nam - Thương Vụ Bạc Tỉ mùa 2 đã chính thức khép lại sau 14 tập phát sóng. Đi qua 2 mùa với nhiều câu chuyện khởi nghiệp truyền cảm hứng, chương trình đã vượt khỏi cộp mác của một gameshow thực tế để trở thành một nơi kết nối các startup tiềm năng với những nhà đầu tư tiềm lực.

206 tỉ 541 triệu đồng được rót cho các startup

Sau thành công ngoài mong đợi của mùa đầu tiên, Shark Tank Việt Nam đã trở lại với khán giả màn ảnh nhỏ vào khung giờ 20 giờ 30 phút mỗi tối thứ 4 hàng tuần trên kênh VTV3. Chính thức khởi chiếu vào ngày 4.7.2018 và kết thúc vào ngày 10.10.2018, mùa 2 ghi nhận được nhiều thành tích và con số ấn tượng vượt xa mùa đầu công chiếu.

Trong hơn 1.000 thí sinh đăng ký tham dự, có 42 startup may mắn lọt vào vòng thương thuyết với các nhà đầu tư và được lên sóng. Trong số đó, có tới 27 startup được rót vốn với tổng số tiền là 206 tỉ 541 triệu đồng, gần gấp đôi con số của mùa 1 (116 tỉ 651 triệu đồng).

Tại mùa 2 Shark Tank Việt Nam, khẩu vị đầu tư của các “cá mập” cũng có sự khác biệt rõ rệt. Điển hình, các Shark Nguyễn Thanh Việt, Shark Thái Vân Linh, Shark Phạm Thanh Hưng, Shark Nguyễn Mạnh Dũng (Dzung Nguyễn) và Shark Nguyễn Ngọc Thủy có phần dễ tính, đầu tư vào nhiều thương vụ được đánh giá là mạo hiểm. Đa số các nhà đầu tư truyền thống sẽ yêu cầu nắm giữ % cổ phần để chi phối, còn nhà đầu tư công nghệ lại muốn startup sẽ là người nắm giữ % cổ phần nhiều hơn.

Riêng hai Shark Nguyễn Xuân Phú và Đặng Hồng Anh thì có phần khắt khe hơn với startup. Nếu Shark Hồng Anh rất quan tâm đến việc startup định giá công ty như thế nào, thì Shark Phú sau một mùa đầu tư tại Shark Tank đã đưa ra nhiều điều kiện cứng rắn hơn với startup của mùa 2. Có thể nói, hầu hết các deal mà Chủ tịch Sunhouse gật đầu đầu tư đều dưới hình thức cho vay trái phiếu chuyển đổi có thời hạn, bởi với Shark Phú: Khi số liệu sai lệch lớn thì các tính toán trong đầu nhà đầu tư đều phải thay đổi, chính vì vậy ở mùa 2 điều ông chú ý nhất chính là khâu dữ liệu của startup đưa ra phải chính xác. Đây cũng là một yêu cầu từ Shark mà startup khi tham gia chương trình phải tuyệt đối chú ý, số liệu đưa ra càng chính xác thì khi bước vào vòng Due Diligence các kế hoạch kinh doanh của bạn mới có thể nhanh chóng đưa vào hiện thực.

Shark Nguyễn Thanh Việt đã trở thành nhà đầu tư rót vốn nhiều nhất mùa 2 với tổng số tiền đầu tư lên đến 47 tỉ 150 triệu đồng. Tiếp đến, dẫu là “cá mập khắt khe” nhưng Shark Nguyễn Xuân Phú vẫn xuống đến 37 tỉ 285 triệu đồng để hỗ trợ startup dưới dạng cho vay trái phiếu chuyển đổi và Shark Phạm Thanh Hưng về vị trí thứ ba với 33 tỉ 870 triệu đồng. Hai Shark chính còn lại là Thái Vân Linh và Dzung Nguyễn cũng không hề kém cạnh khi mỗi người lần lượt rót vốn với tổng mức là 25 tỉ 116 triệu đồng và 22 tỉ 035 triệu đồng.

Các nhà đầu tư khách mời khác dù chỉ xuất hiện trong vài tập nhưng mỗi “cá mập” cũng sở hữu những con số khá ấn tượng. Số tiền lần lượt của mỗi nhà đầu tư là Shark Nguyễn Ngọc Thủy với 25 tỉ 835 triệu đồng, Shark Louis Nguyễn với 12 tỉ 500 triệu đồng và cuối cùng là Shark Hồng Anh với 2 tỉ 750 triệu đồng.

Trên tổng số 206 tỉ 541 triệu đồng được rót cho các startup, thương vụ 23 tỉ đồng của Shark Phạm Thanh Hưng và startup Power Centric được ghi nhận là có “deal-size” lớn nhất mùa 2. Shark Hưng cũng tham gia rót vốn cho thương vụ lớn thứ 2 là Plasma cùng với Shark Nguyễn Thanh Việt, với giá trị đầu tư là 17 tỉ đồng. Đây là tin vui cho các startup có mô hình sáng tạo, đổi mới trong lĩnh vực năng lượng sạch và có phát minh mang lại lợi ích cho xã hội.

Một số thương vụ “chốt deal” thành công

Power Centric - Startup sở hữu deal-size lớn nhất mùa 2

Mùa 2 Shark Tank đã kết sóng nhưng những màn gọi vốn ấn tượng vẫn còn được bàn tán xôn xao. Thương vụ đầu tư 1 triệu USD của Việt kiều Mỹ Ngọc Minh chính là một minh chứng điển hình. Bằng mô hình nghiên cứu và sản xuất công nghệ năng lượng xanh như pin và hệ thống lưu trữ máy phát điện, nhà sáng lập Power Centric đã nhanh chóng thu hút 3 Shark tranh giành rót vốn. Cái kết viên mãn cho Ngọc Minh khi anh chinh phục được Shark Hưng đồng ý rót vốn 1 triệu USD. Trong đó 500 nghìn USD được đầu tư cho 30% cổ phần, số còn lại là cho vay chuyển đổi.

Nhiệt Mặt Trời của "Nhà khoa học bất đắc dĩ" gọi thành công 1 triệu USD

Thương vụ 1 triệu USD khác khiến cộng đồng ngỡ ngàng đến từ nhà khoa học “bất đắc dĩ” 53 tuổi - Nguyễn Văn Khỏe. Mang đến chương trình mô hình sử dụng nguyên lý sấy khô từ năng lượng ánh sáng tự nhiên, nhà sáng lập bị “cá mập” khước từ rót vốn nhưng may mắn đã mỉm cười với startup khi ông được Shark Việt đầu tư 1 triệu USD nhờ đam mê khởi nghiệp mãnh liệt. Số vốn được rót theo từng giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên là 5 tỉ đồng cho 50% cổ phần; các giai đoạn tiếp theo với lộ trình 10 năm nếu đạt KPI.

Plasma Việt Nam - siêu phẩm công nghệ của Tiến sĩ y tế nhận đầu tư 17 tỉ đồng

Được đầu tư 17 tỉ đồng, thương vụ của hai nhà khoa học Nguyễn Thế Anh và Đỗ Hoàng Tùng cũng khiến không ít người xem nể phục. Với mô hình siêu phẩm y tế, dùng plasma chữa lành vết thương, hai chàng trai đã thuyết phục thành công Shark Việt và Shark Hưng hợp tác đầu tư 17 tỉ cho 20% cổ phần.

Magic Book - Startup tham vọng thay đổi hành vi sử dụng Ipad của trẻ gọi thành công 11 tỉ

Tham vọng thay đổi hành vi sử dụng iPad của trẻ em, nhà sáng lập Bùi Quang Huy giới thiệu đến các nhà đầu tư nền tảng kết hợp giữa thiết bị công nghệ và đồ chơi vật lý Magic Book. Cùng hướng tới việc phát triển giáo dục cho trẻ em, startup đã tìm được tiếng nói chung với chủ tịch Apax Leaders, khép lại thương vụ thành công với cam kết đầu tư 200.000 USD đổi lấy 30% cổ phần công ty và 300.000 USD còn lại là trái phiếu chuyển đổi trong vòng hai năm.

Wisepass - Cựu nhân viên Google bất ngờ gọi vốn thành công tại Shark Tank Việt Nam

500 nghìn USD cũng là số vốn mà chàng Việt kiều Pháp Trần Lâm - cựu nhân viên Google đã kêu gọi thành công tại chương trình. Mặc dù khó khăn khi trình bày vì không rành tiếng mẹ đẻ, song với Wisepass - ứng dụng công nghệ độc đáo đầy tiềm năng về phong cách sống, nhà sáng lập đã thành công khi khiến nữ “cá mập” khó tính gật đầu rót 500.000USD để đổi lấy 35%.

Robot 3T - Startup chế tạo Robot được cho vay nửa triệu USD

Quyết tâm tạo dựng thương hiệu sánh ngang Mitsu, Á quân Startup Wheel 2017 với mô hình chế tạo Robot đã được Shark Phú hỗ trợ. Tham gia gọi vốn vì cảm thấy nợ quốc gia về một thương hiệu về tự động hóa, tâm huyết của nhà sáng lập Trọng Toại đã được đền đáp xứng đáng khi chủ tịch Sunhouse đề nghị cho vay 500 nghìn USD dưới dạng trái phiếu chuyển đổi 36% sau 1 năm nếu đạt KPI, lãi suất 10%/năm.

Curnon - Startup khiến “cá mập” lần đầu tiên phải lập liên minh để chiến đấu

Được cộng đồng ưu ái với danh hiệu “soái ca”, Quang Thái và Anh Đức của chuỗi đồng hồ thời trang Việt Curnon còn khiến dân tình trầm trồ khi khiến các “cá mập” phải lập liên minh chiến đấu. Tuy nhiên, thương vụ đã khép lại thành công khi cả hai chọn bắt tay với bộ đôi Shark Dzung và Shark Louis với mức đầu tư 5 tỉ đồng, trong đó 3 tỉ cho 20% và 2 tỉ còn lại là khoản vay chuyển đổi ở mức 25% discount.

ShoeX - Startup “đóng giày” 4.0 gọi được 4 tỉ đồng tại Shark Tank

Mong đợi sẽ tạo nên sự đột phá cho ngành giày Việt, nhà sáng lập Lê Thanh đã tự tin mang đến Shark Tank Việt Nam ứng dụng đóng giày Scan Fit áp dụng công nghệ 4.0 ShoeX. Mô hình tân tiến của startup nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của Shark Hưng, Shark Thủy và Shark Linh. Tìm được nhiều nét tương đồng với startup, Shark Hưng quyết liệt tranh giành đầu tư vào ShoeX cùng Shark Linh. Hào hứng khi gặp được cá mập “đồng điệu”, startup quyết định chấp nhận gói vốn 4 tỉ đồng cho 36% cổ phần đến từ bộ đôi Shark Hưng - Linh.

Startup nhà hàng chay Pema chấp nhận bán 80% cổ phần đổi lấy 4 tỉ đồng

Pema chắc hẳn là thương vụ gây bất ngờ nhất Shark Tank mùa 2 khi nhà sáng lập chấp nhận bán đi 80% cổ phần chỉ để đổi lấy 4 tỉ đồng. Tuy nhiên, vì đến chương trình với một tinh thần cầu thị, ham học hỏi và mong ước xây dựng được một thương hiệu nhà hàng chay tới tầm nên nhà sáng lập Thanh Hoài rất hài lòng khi được bắt tay với Shark Thủy. Nữ startup cho hay, phần trăm cổ phần với cô không quan trọng, tâm huyết đưa tên tuổi Pema ngày càng vươn xa mới là tâm nguyện của cựu giáo viên Yên Bái.

Trần Thế Vinh
TIN LIÊN QUAN

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.