Sau 2 năm thí điểm: Ứng xử thế nào với Uber, Grab?

Ngô Cường |

Hai năm thí điểm, sự tham gia của Uber, Grab đã làm thay đổi thị trường taxi ở Việt Nam, trở thành đối thủ cạnh tranh lớn nhất của các hãng taxi truyền thống, gây sức ép lên loại hình này, buộc họ phải làm mới mình. Doanh nghiệp taxi cũng tái cấu trúc, áp dụng khoa học công nghệ phục vụ khách hàng tốt hơn. Song, vẫn cần định danh rõ Uber, Grab để có cách ứng xử đúng trong tương lai.

Hai năm thí điểm Uber, Grab: Được gì và mất gì?

Thực tế, ở Việt Nam, “cuộc chiến” giữa Uber, Grab với taxi truyền thống dường như chưa bao giờ bớt nóng. Các hãng taxi công nghệ “tung chiêu” giành khách hàng, đối tác; taxi truyền thống đáp lại bằng cách điều chỉnh phương thức kinh doanh, như triển khai ứng dụng xe ôm công nghệ, dán băng rôn ở đuôi xe với nội dung: “Yêu cầu dừng ngay việc cấp phù hiệu xe thí điểm vì phá vỡ quy hoạch” xuất hiện trên đường phố Hà Nội.

TP. Hà Nội siết chặt hoạt động của Uber, Grab bằng việc lập biển cấm xe hợp đồng dưới 9 chỗ, giống như taxi truyền thống.
TP. Hà Nội siết chặt hoạt động của Uber, Grab bằng việc lập biển cấm xe hợp đồng dưới 9 chỗ, giống như taxi truyền thống.

Mấu chốt quan trọng để Uber, Grab hay các hãng taxi truyền thống có thể tồn tại, đó chính là khách hàng. Hai năm thí điểm, Uber, Grab đã vận chuyển được hàng chục triệu lượt hành khách, làm thay đổi cách vận hành của cả thị trường taxi.

Đánh giá của Bộ GTVT, Uber, Grab tại Việt Nam đã góp phần thay đổi chất lượng dịch vụ, hoạt động của các hãng taxi truyền thống. Các hãng này cũng chuyển mình, thay đổi tư duy kinh doanh vận tải, ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, cải thiện, đa dạng hóa chất lượng dịch vụ.

Chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân Thủy cho rằng, Uber, Grab là loại hình kinh doanh tiên tiến khi tận dụng phương tiện nhàn rỗi, sử dụng công nghệ thông tin để tiếp cận và phục vụ khách hàng bằng dịch vụ công khai, minh bạch, từ khâu đặt xe, lộ trình đến tính giá cước.

Song, loại hình mới bao giờ cũng lộ những bất cập, hạn chế. Chị Nguyễn Bảo Hương (Đống Đa, Hà Nội), người thường xuyên đặt xe Uber đi làm - cho rằng, dịch vụ taxi công nghệ không có bảo hiểm cho khách hàng, lái xe không được đào tạo bài bản khiến chị cảm thấy lo lắng. Chưa kể rất nhiều vụ tài xế Uber, Grab hiếp dâm, cướp, hành hung “thượng đế”.

Bên cạnh đó, loại hình này không có khung giá cố định, nhiều lần chị Hương bị “móc túi” không thương tiếc. “Giá cước tăng chóng mặt, trời mưa rét, sáng sớm hay đêm khuya, giá cước đi Grab, Uber gấp nhiều lần taxi truyền thống. Nhiều tài xế “gà mờ” về đường, đi lòng vòng, xong không tính giá cước theo lộ trình đã đặt sẵn”, chị Hương bức xúc.

Trao đổi với Lao Động về vấn đề này, ông Vũ Văn Viện - Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, thời gian tới, Hà Nội sẽ kiến nghị giới chức trách xem xét bắt buộc Uber, Grab phải đăng ký giá.

Siết chặt Uber, Grab…

“Để tổ chức giao thông trong điều kiện hạ tầng chưa theo kịp tốc độ tăng trưởng của phương tiện giao thông, thì một trong các biện pháp để giảm ùn tắc giao thông là phân luồng, yêu cầu các phương tiện đi theo giờ khác nhau, trên các tuyến phố khác nhau”, đó là khẳng định của ông Vũ Văn Viện khi nói về việc lập biển cấm xe hợp đồng tại 13 tuyến phố Hà Nội.

Theo đó, Hà Nội sẽ phân luồng, hạn chế xe tải di chuyển ở khu vực nội đô. 13 tuyến phố như đã công bố hạn chế với taxi (theo một số khung giờ nhất định), khi triển khai loại hình taxi công nghệ, quan điểm của Hà Nội là siết chặt với phương tiện này.

Việc siết chặt hoạt động của Uber, Grab được cụ thể hóa tại Đề án quản lý phương tiện giao thông đường bộ, được HĐND TP. Hà Nội thông qua tại kỳ họp thứ 4 với Nghị quyết 04, xác định Uber, Grab được quản lý như taxi. Còn điều kiện kinh doanh với Uber, Grab phải chờ Bộ GTVT trình Thủ tướng Chính phủ.

“Với thẩm quyền của Sở GTVT Hà Nội là tổ chức giao thông thì Sở GTVT sẽ hạn chế phương tiện này tại một số tuyến phố”, ông Viện cho biết, đồng thời nói thêm, trong 10 ngày đầu, lực lượng chức năng sẽ tập trung nhắc nhở, tuyên truyền để lái xe hiểu được việc cấm xe hợp đồng tại 13 tuyến phố.

Sở GTVT Hà Nội cũng kiến nghị với Bộ GTVT về mẫu logo với xe hợp đồng dưới 9 chỗ. Và Uber, Grab phải dán phù hiệu để phân biệt giữa xe cá nhân và xe hoạt động Uber, Grab. Khi kiểm tra, phát hiện vi phạm của phương tiện này có thể xử lý cả hai lỗi vi phạm, gồm: Không dán biểu trưng của xe hợp đồng theo quy định và đi vào đường cấm.

Chia sẻ với Lao Động, phía Uber Việt Nam cho rằng: “Chúng tôi không nghĩ rằng việc hạn chế các tuyến phố sẽ giải quyết vấn đề tắc nghẽn ở Hà Nội, mà có thể sẽ khuyến khích người dân sử dụng phương tiện cá nhân thường xuyên hơn do thiếu hụt các lựa chọn phương tiện di chuyển trong thành phố”.

Song phía Uber vẫn yêu cầu các tài xế đối tác của mình tuân thủ đúng luật định, nhằm góp phần vào nỗ lực chung để giúp Hà Nội trở thành một thành phố tiện nghi và hiện đại.

Liên quan đến vấn đề này, PV Lao Động có trao đổi với ông Đỗ Quốc Bình - Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội. Ông Bình nói, việc cấm xe hợp đồng tại 13 tuyến phố tạo sự công bằng giữa hai loại hình: Taxi truyền thống và công nghệ. Đơn vị nào liên quan đến vấn đề kinh doanh vận tải thì cùng một luật chơi.

Ông Bình cũng đề nghị, cơ quan chức năng phải thiết lập khung giá với Uber, Grab. Khi khung giá cố định được thiết lập, người tiêu dùng sẽ không bị móc túi, không xảy ra tình trạng tăng giá tùy tiện.

Khi được hỏi, việc siết chặt Uber, Grab tại Việt Nam đã tạo nên sự công bằng giữa hai loại hình taxi truyền thống và Uber, Grab, ông Đỗ Quốc Bình cho hay, mục tiêu cuối cùng không hẳn hướng tới sự công bằng cho các loại hình, mà hướng tới quản lý chặt chẽ các đơn vị kinh doanh vận tải có điều kiện.

Nhà nước khi đưa ra một chính sách hay khuyến khích nào với các loại hình phải quản lý được, gồm: Chất lượng phương tiện, tài xế, bảo hiểm cho khách hàng và thông tin cá nhân của họ, vấn đề thuế và ngân sách. “Không có chuyện làm ăn thua lỗ thì không nộp ngân sách cho Nhà nước”, vị Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà

Nội nói.

Và khó khăn của cánh tài xế!

Trong khi Nhà nước đang siết chặt hoạt động của Uber, Grab thì mới đây các hãng xe hợp đồng này “bất thình lình” tăng mức chiết khấu lên 23,6%, khiến nhiều đối tác “ngã ngửa”.

Theo đó, mức phí mà hãng áp dụng được công bố vẫn tương đương với tỉ lệ 20% như trước đây, nhưng phần thu hộ thuế lên tới 4,5% trên phần 80% giá cước còn lại mà tài xế được nhận, tương đương 3,6%. Tổng hai mức này là 23,6%.

Lý do được Uber, Grab đưa ra khi thay đổi chính sách là do trong năm 2016 - 2017, hãng này đã dùng ngân sách để nộp hộ đối tác (tài xế). Vì vậy, để thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, công ty ra thông báo mức thuế thu hộ đối với đối tác của mình.

Không chịu được mức chiết khấu mới, tài xế Uber, Grab kêu gọi đình công, tắt ứng dụng tập thể. Hàng trăm đối tác đã kéo đến trụ sở Grab Hà Nội (tòa nhà Kim Ánh, số 1 ngõ 78, Duy Tân, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội), và Uber (số 15 Vạn Phúc, Ba Đình, Hà Nội), để phản đối hãng này nâng mức chiết khấu với loại hình dịch vụ gọi ôtô.

Các tài xế GrabCar cho biết, họ cùng nhau kêu gọi đình công trên mạng xã hội sau đó cùng đến trụ sở công ty để phản đối. Họ rất bức xúc vì bắt đầu từ ngày 1.1, mức chiết khấu bị tăng thêm 3,6%, khiến thu nhập của họ ngày càng giảm.

Chia sẻ với phóng viên, anh Nguyễn Minh Ngọc (SN 1981, Mỹ Đình) cho hay: “Việc Grab tăng mức chiết khấu ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của lái xe. Ví dụ, chúng tôi chạy được 1 triệu đồng, phải trả khoảng 300.000 đồng tiền xăng xe và 283.000 đồng tiền chiết khấu, chưa kể các chi phí sửa xe, hao mòn, gửi xe...”.

“Thời gian làm việc quá dài, từ 12 - 14 tiếng cũng khiến các tài xế mệt mỏi. Thêm nữa 90% anh em lái xe đều nợ ngân hàng. Thử phép tính nhỏ, 1 triệu đồng tiền cước như vậy, chúng tôi thu lại bao nhiêu”, anh Ngọc nói thêm, đồng thời mong muốn mức chiết khấu đưa về 15%.

Hiện phía cả phía Uber và Grab chưa có động thái đàm phán với đối tác của mình về việc giảm chiết khấu. Các tài xế vẫn đang “ngồi trên đống lửa” vì thu nhập ngày càng hạn hẹp, cuộc sống khó khăn. Cánh tài xế chỉ mong muốn được một lần đàm phán, bày tỏ nguyện vọng của mình, bởi lẽ họ vẫn muốn trở thành đối tác của Uber, Grab.

Ngô Cường
TIN LIÊN QUAN

Yêu cầu loại hình Uber, Grab phải đăng ký giá theo quy định

L.HOA |

Theo Giám đốc Sở GTVT Vũ Văn Viện, tới đây, Sở GTVT Hà Nội sẽ phối hợp với Sở Tài chính tham mưu UBND Thành phố Hà Nội yêu cầu loại hình Uber, Grab phải đăng ký giá theo quy định.

Tài xế đình công, tắt app: Grab sẽ nhờ chính quyền xử lý đối tác gây rối trật tự

Cường Ngô |

Liên quan việc hàng trăm đối tác Grab tắt app, kéo đến trụ sở Grab Việt Nam phản đối việc tăng chiết khấu lên 28,38%, phía Grab phát đi thông điệp yêu cầu các đối tác tài xế tuân thủ bộ quy tắc ứng xử để tránh bị khóa tài khoản vĩnh viễn.

Sau đình công, tắt app, tài xế Grab yêu cầu hãng "chứng minh cách tính thuế"

Cường Ngô |

Cuộc đối thoại trực tiếp giữa Grab Việt Nam và các đối tác tài xế yêu cầu giảm Grab giảm chiết khấu đã bị hủy bỏ vì 2 bên không tìm được tiếng nói chung.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Yêu cầu loại hình Uber, Grab phải đăng ký giá theo quy định

L.HOA |

Theo Giám đốc Sở GTVT Vũ Văn Viện, tới đây, Sở GTVT Hà Nội sẽ phối hợp với Sở Tài chính tham mưu UBND Thành phố Hà Nội yêu cầu loại hình Uber, Grab phải đăng ký giá theo quy định.

Tài xế đình công, tắt app: Grab sẽ nhờ chính quyền xử lý đối tác gây rối trật tự

Cường Ngô |

Liên quan việc hàng trăm đối tác Grab tắt app, kéo đến trụ sở Grab Việt Nam phản đối việc tăng chiết khấu lên 28,38%, phía Grab phát đi thông điệp yêu cầu các đối tác tài xế tuân thủ bộ quy tắc ứng xử để tránh bị khóa tài khoản vĩnh viễn.

Sau đình công, tắt app, tài xế Grab yêu cầu hãng "chứng minh cách tính thuế"

Cường Ngô |

Cuộc đối thoại trực tiếp giữa Grab Việt Nam và các đối tác tài xế yêu cầu giảm Grab giảm chiết khấu đã bị hủy bỏ vì 2 bên không tìm được tiếng nói chung.