SARS-CoV-2 hoành hành: Không ai an toàn cho đến khi tất cả an toàn

Trần Bách |

Trong mấy tháng vừa qua, thế giới bắt đầu nói nhiều về biến thể mới của virus SARS-CoV-2, có khả năng truyền bệnh cao, nhanh hơn và có độc lực nhiều hơn với những triệu chứng cũng khác hơn. Đó là biến thể Delta.

1. Một khi đã vào cơ thể con người, virus SARS-Cov-2 xâm nhập vào sâu bên trong tế bào và dùng bộ máy sinh sản của tế bào chủ để phát triển, sản sinh ra virus mới. SARS-Cov-2 “chế tạo” ra các vật liệu cần thiết (protein và enzyme) để sinh sản ra các SARS-Cov-2 mới. Trong quá trình nhân bản này, có nhiều lúc gene của virus nhân sai, tạo ra đột biến. Theo nhiều chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, càng lây lan nhiều giữa các vật chủ khác nhau thì khả năng virus nhân lên, "khác phiên bản gốc", càng nhiều. Có nhiều đột biến vô hại, tuy nhiên, có những đột biến lại dễ lây lan hơn, có độc lực cao hơn và không đáp ứng với các biện pháp điều trị. Những đột biến này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gọi là biến thể đáng lo ngại.

Trong số bốn biến thể đáng lo ngại là Alpha, Beta, Gamma và Delta, đáng lo ngại nhất hiện nay là biến thể Delta (B 1.617.2) lần đầu tiên được phát hiện tại Ấn Độ. Hiện biến thể này đã có mặt ở hơn 134 nước (theo Tổ chức Y tế Thế giới). Ở Mỹ, biến thể Delta rất nhanh chóng trở thành chủng chính gây bệnh, vượt lên trên biến thể Alpha, chủng phổ biến nhất trong nhiều tháng trước đây. Ngày 7.7, biến thể Delta chiếm khoảng 51% số ca bệnh ở Mỹ, tăng 1,3% so với đầu tháng năm. Nhưng đến 20.7, biến thể này đã chiếm 83% ca nhiễm. Theo một nghiên cứu được tiến hành ở Anh, biến thể Delta chiếm khoảng 90% ca nhiễm ở nước này. Trong 4 tuần qua, số ca nhiễm COVID-19 ở châu Phi tăng 80% do biến thể Delta gây ra. Nhiều nước ở Châu Á từng thành công trong hạn chế số ca nhiễm trong hơn một năm qua đã có số ca nhiễm kỷ lục, phần lớn do biến thể Delta gây ra. Indonesia có số ca nhiễm là 54.517 ngày 16.7, con số kỷ lục. Môt quan chức Indonesia đã phải thốt lên: "Hàng ngày số ca nhiễm biến thể Delta tăng lên đẩy Indonesia đến bờ vực của thảm hoạ COVID-19”. Ở Malaysia cũng vậy, Bộ Y tế thông báo con số kỷ lục 17.150 ca nhiễm ngày 3.8. Nhật Bản và Hàn Quốc đang chật vật tìm cách kiềm chế biến thể Delta hoành hành.

Việt Nam chúng ta cũng không tránh được tác động đó. Trong những ngày đầu tháng 8, số ca nhiễm SARS-Cov-2 ở nước ta trung bình khoảng 7.500 ca một ngày so với con số 2.437 ca của 18 tháng tính từ ngày 23.1.2020 (ca nhiễm đầu tiên ở Việt Nam) đến 26.7.2021. Phần lớn ca nhiễm mới là do biến thể Delta.

Không nước nào có thể thoát được tác động của đại dịch và với biến thể Delta, tình hình có thể còn tồi tệ hơn.

2. Tùy thuộc vào nhận thức, tình hình diễn biến dịch bệnh cụ thể của từng quốc gia, mỗi chính phủ thực hiện những biện pháp khác nhau. Tuy nhiên, cho đến nay có hai nhóm biện pháp hạn chế chính: Cách ly những vùng có dịch, truy vết và tiến hành xét nghiệm; tiêm vaccine cho dân để đạt miễn dịch cộng đồng, đồng thời duy trì các biện pháp hạn chế.

Ưu tiên cao nhất của tất cả các quốc gia vẫn là bảo vệ tính mạng của người dân và cố gắng duy trì và phát triển sản xuất, kinh tế. Tuy nhiên, điều không thể phủ định được là những biện pháp hạn chế luôn có tác động trực tiếp đến nền kinh tế, dẫn đến việc giảm GDP của từng nước cũng như của toàn thế giới. Các ngành dịch vụ là ngành bị tác động rõ nhất. Ở các nước phát triển, ngành dịch vụ chiếm đến 70% GDP và ở Mỹ ngành này có 80% công nhân làm việc. Một đặc điểm nữa là thu nhập mất đi ở ngành dịch vụ sẽ mất vĩnh viễn vì khác với công nghiệp, ngành dịch vụ “không giữ hàng tồn kho”. Ngành dịch vụ như du lịch, đón khách nước ngoài, bán lẻ, thể thao và sự kiện khác phải chịu ba gánh nặng: Rất ít hoặc không có khách hàng (do lo nguy cơ mắc bệnh); khách hàng chi tiêu ít hơn (tiền tiết kiệm trong ngân hàng tăng); và chi phí giao dịch sẽ cao hơn (biện pháp giãn cách và vệ sinh của khách hàng).

Theo một nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD), nếu nền kinh tế không hoạt động trong một năm thì GDP có thể giảm từ 20% đến 30%. Theo tính toán của các nhà kinh tế thì mỗi tháng nền kinh tế phải đóng cửa phần lớn thời gian, thì tăng trưởng kinh tế có thể giảm 2 điểm phần trăm (percentage point). Điều cần chú ý là quan hệ giữa các biện pháp hạn chế và tác động của các biện pháp này với GDP không đơn thuần là phép cộng gộp. Cơ quan Kế hoạch Trung ương của Hà Lan đã tiến hành nghiên cứu và theo mô hình của họ, 1 tháng kinh tế Hà Lan “ngủ” thì tăng trưởng GDP sẽ mất 1,2% và nếu “ngủ” 3 tháng thì GDP sẽ mất đi 5%.

Trong “Dự báo kinh tế thế giới” do IMF phát hành tháng 7 năm 2021, tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản được điều chỉnh giảm đi 0,5 điểm phần trăm. so với tỉ lệ tăng trưởng dự báo trước đó. Châu Á được dự báo chỉ tăng trưởng 7,5%, giảm 1,1 điểm phần trăm so với dự báo tháng 4 của Tổ chức này. Tất cả đều do tác động của biến thể Delta. Trên thực tế, một loạt nhà máy ở Châu Á đã bị tạm thời đóng cửa. Tất cả những điều chỉnh này đều được tiến hành sau khi biến thể Delta đã hoành hành ở nhiều nước. Đã xuất hiện dấu hiệu của hiện tượng đứt gẫy chuỗi cung ứng. Thái Lan đã đóng cửa 3 nhà máy sản xuất ôtô, nhà máy Panasonic ở Indonesia chỉ hoạt động bằng nửa công suất trong khi ở nhà máy của hãng tại Malaysia chỉ có 60% công nhân làm việc. Chuỗi cung ứng gián đoạn - Honda tạm đóng cửa nhà máy của mình ở Mie (Nhật Bản) do thiếu nguồn cung từ Indonesia, Toyota cũng tạm đóng cửa nhà máy tại Aichi vì thiếu phụ tùng. Đại dịch càng kéo dài thì tác động càng trầm trọng hơn. Việt Nam cũng không tránh khỏi các tác động tiêu cực này.

3. Tổng Giám đốc WHO đã từng cảnh báo rằng “virus SARS-CoV-2 đã biến đổi từ khi được thông báo và sẽ tiếp tục thay đổi. Cho đến nay đã có 4 biến thể đáng lo ngại và sẽ còn nữa, chừng nào virus vẫn tiếp tục lan truyền”.

Chúng ta sẽ phải sống chung với COVID-19 và các biến thể của nó cho đến khi tạo được miễn dịch cộng đồng. Chẳng ai và chẳng nơi nào an toàn cho đến khi tất cả được an toàn. Sự phục hồi của các nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào các quyết sách và quyết tâm của các chính phủ. Mặt khác, sự tuân thủ triệt để các biện pháp cách ly của từng công dân sẽ góp phần không nhỏ vào thành công của công cuộc chống dịch và phục hồi kinh tế.

Thời gian gần đây thế giới đã chứng kiến một xu thế mới, đó là sự phối hợp, hợp tác trong việc giải quyết những thách thức mang tính toàn cầu trong khuôn khổ đa phương và song phương, đặc biệt là việc phân phối và sản xuất vaccine. Chính những tổn thất và hậu quả khủng khiếp kéo dài của đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy các quốc gia dần đi đến nhận thức chung về vai trò quan trọng của sự kết nối toàn cầu. Chính điều này đã tạo động lực cộng hưởng cho việc “khôi phục” lại sự hợp tác ở quy mô toàn cầu trên nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực kinh tế và y tế.

Tình hình dịch bệnh do biến thể Delta gây ra đã buộc Chính phủ Việt Nam phải tiếp tục thực hiện cách ly hay giãn cách xã hội ở nhiều tỉnh và thành phố trong cả nước. Với nhận thức là tiêm vaccine phòng chống dịch COVID-19 là giải pháp căn cơ, ngày 10.7 vừa qua, Việt Nam đã bắt đầu chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước đến nay nhờ có vaccine.

Với sự chung tay, thái độ hợp tác cùng chia sẻ vaccine trên toàn cầu, những biện pháp dập dịch hiệu quả của từng nước và cố gắng tuân thủ biện pháp phòng chống dịch của mỗi chúng ta, thế giới chắc chắn sẽ sớm đối phó hiệu quả biến thể Delta và vượt qua đại dịch, cho dù biến thể Delta đẩy mức miễn dịch cộng đồng lên tới 80% thậm chí là 90% người dân được tiêm chủng.

Chúng ta có thể tin rằng phục hồi kinh tế thế giới chỉ có thể bị trì hoãn chứ không thể bị chệch hướng. Tháng 6 vừa qua, Ngân hàng Thế giới đã dự báo rằng kinh tế thế giới hiện đang trong chu kỳ tăng trưởng thương mại. Điều này sẽ thúc đẩy xu thế xuất khẩu mạnh tại các nước Châu Á, đặc biệt là Đông Á và Đông Nam Á.

Nhân loại đã và đang “đi tắt và đón đầu” virus bằng vaccine. Suy cho cùng thì virus dù có “thông minh” đến mấy trong quá trình biến hóa của nó thì cũng không thể thông minh hơn con người. Lịch sử loài người cũng đã chứng minh điều đó.

Trần Bách
TIN LIÊN QUAN

Với biến thể Delta, thế giới sẽ khó đạt được miễn dịch cộng đồng

Nguyễn Hạnh |

Người đứng đầu Nhóm Vaccine Oxford cho biết thế giới không thể đạt được miễn dịch cộng đồng khi có sự hiện diện của biến thể Delta.

Vaccine Sputnik V Nga hiệu quả với biến thể Delta thấp hơn dự kiến

Song Minh |

Vaccine Sputnik V của Nga có hiệu quả khoảng 83% với biến thể Delta, thấp hơn so với dự kiến đạt 90%.

Vaccine Moderna có thể chống biến thể Delta vượt trội hơn Pfizer

Thanh Hà |

Vaccine COVID-19 của Moderna có thể tốt nhất trong chống biến thể Delta.

Biến thể Delta lan nhanh ở 5 bang Mỹ có tỉ lệ tiêm chủng thấp

Bảo Châu |

Biến thể Delta đang lan rộng nhanh chóng tại 5 tiểu bang có tỉ lệ tiêm chủng thấp nhất nước Mỹ.

Vaccine J&J chống được biến thể Delta, không cần tiêm nhắc lại

Hải Anh |

Vaccine COVID-19 của Johnson & Johnson chống được biến thể Delta, không cần tiêm liều nhắc lại, một nghiên cứu mới chỉ ra.

Tài xế "chở" cảnh sát trên nắp capô hơn 2km rồi gây tai nạn giao thông

Quang Việt |

Tài xế 65 tuổi sau khi bất tuân hiệu lệnh của tổ công tác đã nhấn ga đâm thẳng vào Cảnh sát giao thông khiến một chiến sĩ phải bám vào nắp ca pô. Nhưng tài xế vẫn không dừng lại mà phóng bỏ đi hơn 2km, sau đó gây tai nạn giao thông.

Giá trị đồ ngự dụng của vua chúa thời Lê sơ trong Hoàng thành Thăng Long

TS. NGUYỄN HỮU MẠNH (Khoa Lịch sử - Trường Đại học KHXH&NV-ĐHQGHN) |

Trong số 27 Bảo vật Quốc gia mới được được Thủ tướng Chính phủ công nhận, bộ sưu tầm bát, đĩa gốm men trắng vẽ lam trang trí rồng, thời Lê sơ, thế kỷ XV, XVI mang những giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc tiêu biểu.

Toàn cảnh động đất 7,8 độ Richter khiến 4.300 người thiệt mạng ở Thổ Nhĩ Kỳ

Bảo Bình - Dương Anh |

Tính đến sáng 7.2, đã có hơn 4.300 người thiệt mạng và hơn 18.000 người bị thương ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria sau trận động đất mạnh 7,8 độ Richter. Đây là một trong những trận động đất mạnh nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ kể từ năm 1999.

Với biến thể Delta, thế giới sẽ khó đạt được miễn dịch cộng đồng

Nguyễn Hạnh |

Người đứng đầu Nhóm Vaccine Oxford cho biết thế giới không thể đạt được miễn dịch cộng đồng khi có sự hiện diện của biến thể Delta.

Vaccine Sputnik V Nga hiệu quả với biến thể Delta thấp hơn dự kiến

Song Minh |

Vaccine Sputnik V của Nga có hiệu quả khoảng 83% với biến thể Delta, thấp hơn so với dự kiến đạt 90%.

Vaccine Moderna có thể chống biến thể Delta vượt trội hơn Pfizer

Thanh Hà |

Vaccine COVID-19 của Moderna có thể tốt nhất trong chống biến thể Delta.

Biến thể Delta lan nhanh ở 5 bang Mỹ có tỉ lệ tiêm chủng thấp

Bảo Châu |

Biến thể Delta đang lan rộng nhanh chóng tại 5 tiểu bang có tỉ lệ tiêm chủng thấp nhất nước Mỹ.

Vaccine J&J chống được biến thể Delta, không cần tiêm nhắc lại

Hải Anh |

Vaccine COVID-19 của Johnson & Johnson chống được biến thể Delta, không cần tiêm liều nhắc lại, một nghiên cứu mới chỉ ra.