Sản xuất vaccine phải đảm bảo số ngày ngắn nhất

Minh Hạnh |

Tại buổi thăm và làm việc với Học viện Quân y (Bộ Quốc phòng) ngày 10.6, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu khi sản xuất, vaccine phải đảm bảo vượt trội về thời gian sinh ra kháng thể, với số ngày ngắn nhất; giảm thiểu tác dụng phụ ở mức thấp nhất, đặc biệt với người có thể trạng yếu, bệnh nền và phải có khả năng đề kháng và thích ứng với các biến chủng sau này. Đồng thời đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) xem xét nên có một chương trình nghiên cứu cấp Nhà nước để nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất vaccine phòng bệnh truyền nhiễm.

Nhiều nghiên cứu khoa học được ghi nhận

Báo cáo với Chủ tịch Quốc hội về tình hình phòng, chống dịch COVID-19 và nghiên cứu, thử nghiệm vaccine tại HVQY, GS.TS Đỗ Quyết - Giám đốc HVQY cho biết, học viện luôn bám sát diễn biến tình hình dịch, triển khai kịp thời các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch quốc gia, Bộ Quốc phòng về công tác phòng, chống dịch COVID-19 đảm bảo phù hợp với diễn biến, tình hình dịch thực tế. Học viện đã triển khai nhiều hoạt động phòng chống dịch và thử nghiệm lâm sàng vaccine Nanocovax phòng COVID-19. Cụ thể, được Bộ KHCN hỗ trợ, học viện đã triển khai nghiên cứu thành công “Bộ trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro phát hiện SARS-CoV-2” và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành (ngày 4.12.2020). Đến nay, khoảng 2,5 triệu test xét nghiệm COVID-19 đã được chuyển giao sử dụng trên 100 cơ sở y tế trong toàn quốc và đã xuất khẩu sang 18 quốc gia. Học viện đã nghiên cứu thành công bộ kít xét nghiệm mới “Amphabio HT Hithoughput PCR COVID-19” và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành (ngày 7.5.2021). Bộ kít có khả năng xét nghiệm nhanh, số lượng lớn mẫu cùng lúc và đang được triển khai tại CDC/Bắc Giang.

Về nghiên cứu sản xuất vaccine, chỉ sau 6 tháng, được Bộ KHCN giao chủ trì đề tài nghiên cứu sản xuất vaccine phòng COVID-19, với sự cố gắng rất lớn, Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Dược (Nanogen), sự phối hợp chặt chẽ của cơ quan quản lý, các Viện nghiên cứu, nhà khoa học, Trường đại học. Học viện đã tổ chức triển khai thử nghiệm lâm sàng vaccine Nanocovax do Công ty cổ phần Sinh học dược Nanogen sản xuất từ tháng 12.2020 và được thử nghiệm lâm sàng theo 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn 3 bắt đầu từ tháng 6.2021 trên 13.000 người tình nguyện đủ 18 tuổi trở lên.

Theo Bộ trưởng Bộ KHCN - Huỳnh Thành Đạt, trong đại dịch COVID-19, HVQY là nơi nghiên cứu và đưa vào sản xuất thành công Kit test SARS-CoV-2 từ rất sớm (trong nhóm các nước đầu tiên trên thế giới), góp phần rất quan trọng trong công tác phòng, chống dịch của Việt Nam và quốc tế. Đây cũng là nơi tham gia thử nghiệm lâm sàng vaccine Nanocovax phòng COVID-19 ngay từ tháng 12.2020 và hiện nay đang phối hợp triển khai thử nghiệm giai đoạn 3.

Theo Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt, những thành tựu nghiên cứu trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 vừa qua của HVQY là kết quả của sự nghiên cứu bền bỉ suốt nhiều năm qua của nhiều thế hệ các nhà khoa học của học viện. Trong nhiều thập kỷ qua, học viện đã triển khai trên 30 đề tài nghiên cứu cấp quốc gia và cấp Bộ về virus, vi khuẩn như: Vi khuẩn lao và vi khuẩn lao kháng thuốc, ký sinh trùng sốt rét, vi khuẩn than và dịch hạch, virus Ebola... Học viện cũng đã tổ chức nghiên cứu thành công 30 đề tài nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, phòng các bệnh lỵ trực khuẩn, tả, dại, sởi, lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, cúm A/H5N1, viêm não Nhật Bản, viêm màng não do não mô cầu, rotavirus, viêm gan A, B, đặc biệt là vaccine Nanocovax phòng COVID-19 vừa qua.

Các thành tựu nghiên cứu khoa học nói trên cho thấy đội ngũ cán bộ nghiên cứu của HVQY là một trong những lực lượng tích cực góp phần vào công tác chăm sóc sức khỏe bộ đội và nhân dân, trong đó có phòng, chống các bệnh về truyền nhiễm, đặc biệt các dịch bệnh nguy hiểm, tối nguy hiểm. Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cho biết, các nhiệm vụ KHCN phục vụ phòng, chống dịch bệnh COVID-19 vừa qua được phê duyệt trong thời gian rất nhanh (chỉ khoảng 30 ngày) với số kinh phí được tài trợ khá lớn. Việc triển khai nhanh và hiệu quả các nhiệm vụ KHCN phòng chống dịch bệnh COVID-19 vừa qua cũng cho thấy các nhà khoa học Việt Nam nói chung và các nhà khoa học ở HVQY nói riêng có đầy đủ khả năng nghiên cứu giải quyết những vấn đề lớn, khó khăn, cấp bách của cuộc sống đặt ra.

Đẩy nhanh tiến độ thử nghiệm vaccine COVID-19

Đánh giá cao HVQY đang cùng với nhiều đơn vị trong và ngoài quân đội phối hợp nghiên cứu và thử nghiệm vaccine phòng COVID-19 trên người, Chủ tịch Quốc hội lưu ý, Học viện phải coi việc chống dịch có hiệu quả là ưu tiên hàng đầu bên cạnh nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực y tế cho quân đội và ngành Y tế, đáp ứng mong muốn và yêu cầu của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Bên cạnh tiếp cận với nguồn cung đang rất khan hiếm trên thế giới, chúng ta phải tự lực sản xuất được vaccine. Tới đây, nhiều bệnh truyền nhiễm, tương lai không biết thế nào, tương lai phải nghiên cứu dài hơi hơn. Nếu không sớm đạt được miễn dịch cộng đồng qua tiêm chủng vaccine thì rất khó trong kiểm soát bệnh dịch trong phạm vi nước ta và thế giới.

Theo Chủ tịch Quốc hội, trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, xác định vaccine là “vũ khí” quan trọng, quyết định để chấm dứt và chiến thắng bệnh tật. Đại hội XIII của Đảng đã đề ra nhiệm vụ trọng tâm là tập trung kiểm soát đại dịch COVID-19, tiêm chủng đại trà vaccine COVID-19 cho cộng đồng. Chủ tịch Quốc hội yêu cầu, HVQY phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan khẩn trương đẩy nhanh triển khai thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 vaccine Nanocovax phòng COVID-19, phấn đấu có kết quả sớm để có vaccine phòng bệnh cho cộng đồng. Hiện trên thế giới có hơn 200 tổ chức nghiên cứu vaccine phòng chống COVID-19, nên Chủ tịch Quốc hội yêu cầu HVQY phải đẩy nhanh nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng bảo đảm vaccine có chất lượng cao, sản xuất hàng loạt, giá rẻ để cạnh tranh với các sản phẩm khác. Nếu không Việt Nam sẽ mất cơ hội. Cần nhận diện những thách thức như, hiện có nhiều cơ sở trong và ngoài nước tập trung nghiên cứu, sản xuất vaccine: Nếu không có vaccine vượt trội được về chất lượng, giá thành và số lượng cung ứng, thì sẽ rơi vào bẫy cơ hội. Một số sản phẩm vaccine đã ra đời, đưa vào lưu hành ở các quốc gia, cùng với kiểm nghiệm ngặt nghèo của hệ thống y tế các nước, của WHO phê chuẩn. Tuy nhiên, có hiện nay có loại vaccine đã bộc lộ sự lạc hậu về tác dụng so với biến chủng mới; xuất hiện các kịch bản độc quyền sản xuất, áp đặt giá cả và số lượng, nhưng cũng xuất hiện cơ hội chuyển giao công nghệ theo hướng chia sẻ nhân đạo.

Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý một số vấn đề như: Vaccine cần phải có vượt trội thời gian kháng thể số ngày ngắn nhất thì càng tốt; giảm thiểu tác dụng phụ thấp nhất, đặc biệt với người có bệnh nền và thể trạng yếu.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ủng hộ đề xuất cho phép Học viện tổ chức triển khai Dự án “Trung tâm nghiên cứu và phát triển vaccine phòng bệnh truyền nhiễm ở người” đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý tại Công văn số 164/TB-VPCP ngày 31.12.2020 của Văn phòng Chính phủ. Dự kiến, Trung tâm có một số chức năng, nhiệm vụ như, nghiên cứu các loại mầm bệnh, phát triển, sản xuất các loại sinh phẩm để phát hiện, chẩn đoán và điều trị các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt các bệnh dịch nguy hiểm, tối nguy hiểm, góp phần bảo vệ sức khỏe bộ đội và nhân dân, nhất là trong các tình huống khẩn cấp và thảm họa. Nghiên cứu các công nghệ nền tảng trong phát triển, chuyển giao công nghệ, sản xuất các loại vaccine phòng, chống các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, tối nguy hiểm.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Bộ KHCN xem xét nên có một chương trình nghiên cứu KHCN cấp Nhà nước để nghiên cứu thử nghiệm sản xuất vaccine phòng bệnh truyền nhiễm và đề nghị Bộ y tế và Chính phủ cùng chung tay. “Hiện nay Ngân sách Nhà nước rất khó để bố trí được ngay, nên có thể hỗ trợ được một phần từ kinh phí của Quỹ vaccine, từ nguồn xã hội hóa để đẩy mạnh, hỗ trợ cho công tác này”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Minh Hạnh
TIN LIÊN QUAN

Mua vaccine AZD1222 được lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt

Phạm Đông |

Thường trực Chính phủ đồng ý chủ trương thực hiện phương án lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt đối với việc mua vaccine AZD1222 do AstraZeneca sản xuất.

Tin vui với tuyển Việt Nam khi đội đã có "hộ chiếu vaccine"

ĐÌNH THẢO |

Nhiều khả năng đội tuyển Việt Nam sẽ được đề xuất rút ngắn thời gian cách ly tập trung sau khi về nước xuống còn 7 ngày thay vì 21 ngày như quy định.

Vaccine Pfizer sẽ về Việt Nam trong tháng sau

Cường Ngô - Nhật Huy |

Ngày 16.6, Tổng cục Quản lý thị trường phối hợp với Cơ quan Điều tra An ninh Nội địa (HIS) Hoa Kỳ và hãng dược phẩm Pfizer tổ chức chương trình tập huấn trực tuyến phân biệt vaccine chính hãng Pfizer cho toàn lực lượng quản lý thị trường. Tại buổi tập huấn, đại diện hãng dược Pfizer khẳng định vaccine Pfizer sẽ về Việt Nam trong tháng sau và chỉ trực tiếp cung cấp thông qua các thoả thuận song phương với các Chính phủ liên bang.

1 triệu liều vaccine Nhật Bản hỗ trợ sẽ vận chuyển ngay vào TP.Hồ Chí Minh

Minh Hạnh |

Gần 1 triệu liều vaccine COVID-19 do Chính phủ Nhật Bản viện trợ dự kiến sẽ về đến Cảng hàng không quốc tế Nội Bài vào hồi 22h15 ngày 16.6.2021.

Đại diện Pfizer: "Không có một nguồn vaccine tư nhân nào là hợp pháp"

Cường Ngô - Nhật Huy |

Đại diện hãng dược Pfizer (Hoa Kỳ) cho biết, đến thời điểm hiện tại, vaccine Pfizer trên toàn cầu chỉ trực tiếp cung cấp thông qua các thoả thuận song phương với các Chính phủ liên bang. Cho đến nay, không có một nguồn vaccine tư nhân nào là hợp pháp.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Mua vaccine AZD1222 được lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt

Phạm Đông |

Thường trực Chính phủ đồng ý chủ trương thực hiện phương án lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt đối với việc mua vaccine AZD1222 do AstraZeneca sản xuất.

Tin vui với tuyển Việt Nam khi đội đã có "hộ chiếu vaccine"

ĐÌNH THẢO |

Nhiều khả năng đội tuyển Việt Nam sẽ được đề xuất rút ngắn thời gian cách ly tập trung sau khi về nước xuống còn 7 ngày thay vì 21 ngày như quy định.

Vaccine Pfizer sẽ về Việt Nam trong tháng sau

Cường Ngô - Nhật Huy |

Ngày 16.6, Tổng cục Quản lý thị trường phối hợp với Cơ quan Điều tra An ninh Nội địa (HIS) Hoa Kỳ và hãng dược phẩm Pfizer tổ chức chương trình tập huấn trực tuyến phân biệt vaccine chính hãng Pfizer cho toàn lực lượng quản lý thị trường. Tại buổi tập huấn, đại diện hãng dược Pfizer khẳng định vaccine Pfizer sẽ về Việt Nam trong tháng sau và chỉ trực tiếp cung cấp thông qua các thoả thuận song phương với các Chính phủ liên bang.

1 triệu liều vaccine Nhật Bản hỗ trợ sẽ vận chuyển ngay vào TP.Hồ Chí Minh

Minh Hạnh |

Gần 1 triệu liều vaccine COVID-19 do Chính phủ Nhật Bản viện trợ dự kiến sẽ về đến Cảng hàng không quốc tế Nội Bài vào hồi 22h15 ngày 16.6.2021.

Đại diện Pfizer: "Không có một nguồn vaccine tư nhân nào là hợp pháp"

Cường Ngô - Nhật Huy |

Đại diện hãng dược Pfizer (Hoa Kỳ) cho biết, đến thời điểm hiện tại, vaccine Pfizer trên toàn cầu chỉ trực tiếp cung cấp thông qua các thoả thuận song phương với các Chính phủ liên bang. Cho đến nay, không có một nguồn vaccine tư nhân nào là hợp pháp.