Rộn ràng ngày Tết Trung thu

Tùy bút của Nguyễn Ngọc Phú |

Nếu dùng một từ để chỉ sắc thái của Tết Trung thu hằng năm vào rằm tháng 8 (âm lịch), thì tôi sẽ chọn “Rộn ràng”! Rộn ràng với âm thanh náo nức và sắc màu phong phú, rộn ràng lòng người, rộn ràng cảnh vật tươi trẻ và náo nức.

Đó là lúc vừa qua tưng bừng cái Tết Độc lập ngày Quốc khánh (2.9) thì bước vào hồ hởi Tết Trung thu; vừa qua rằm tháng 7 lễ Vu lan báo hiếu như một nốt trầm sâu thẳm thì bước sang rằm Trung thu dành cho con trẻ với một nốt  bổng hân hoan. Hình như thiên nhiên với quy luật tạo hóa của mình cứ đến độ rằm Trung thu thì quả cây chín ngọt, tiết trời mát mẻ và trăng rằm tháng 8 tròn nhất, sáng nhất và rạng rỡ nhất, đầy đặn nhất trong tất cả các rằm trong năm. Thời điểm này cũng là lúc nông nhàn, mọi người khi đó có thể thảnh thơi ngắm cảnh hòa mình vào đất trời. Trung thu còn gọi là tết “Trông trăng”, ông tôi bảo: Ngày xưa kinh nghiệm làm nông nghiệp, người nông dân mỗi khi ngày rằm Trung thu nhìn sắc màu để đoán mùa màng như câu thành ngữ dân gian: “Muốn ăn lúa tháng 5, tối trông rằm tháng 8”, và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai và nếu trăng thu màu cam thì đất nước sẽ thịnh trị. Còn bọn trẻ con chúng tôi lại gửi gắm bao ước vọng của mình “Ước vọng trung thu”, vào mâm cổ và bao đồ chơi mà người lớn dành cho.

1. Ví như mâm hoa quả, mỗi loài quả mỗi sắc quả đều mang trong mình những nguồn gốc ý nghĩa hết sức đặc biệt. Trung tâm của mâm cỗ là quả bưởi tròn đầy như sự vẹn toàn sung túc, đầy đủ. Bưởi là giống quả thường thấy ở khắp mọi vùng miền, mọi vườn nhà, vào dịp rằm Trung thu bưởi mọng nước ngon nhất; rồi quả hồng màu đỏ như màu của hy vọng của tương lai. Quả na căng tròn mở mắt như sự sinh sôi nảy nở; nải chuối chín vàng thơm xòe ra như một bàn tay xum vầy khao khát bình yên; Mâm quả chính là trái nhân trái nghĩa, trái của sự sống để nhớ về nguồn cội có bàn tay tỉa tót vun xới đắp đầy của ông bà, cha mẹ.

Mâm cỗ Trung thu không thể thiếu hai loại bánh: Bánh nướng và bánh dẻo, hình vuông và hình tròn như trời tròn đất vuông. Đó như là lời cảm tạ đất trời và thiên nhiên đã ban cho người nông dân làm ra cái bánh, một vụ mùa thuận lợi và tốt tươi. Ngay trước tết trung thu một tháng, bà tôi và mẹ tôi đã sắm nguyên liệu để làm bánh thật cầu kỳ và kỹ càng chăm chút món quà cho bọn trẻ. Bánh Trung thu bao gồm vỏ bánh và nhân bánh được làm từ bột mỳ trộn cùng đường mía và nước thơm hoa nhài, nhân bánh thường được làm từ đậu xanh, hạt sen, hạt dưa... xay nhuyễn tạo ra vị hài hòa thơm dẻo, mặn ngọt như vị của đời sống. Tất cả nguyên liệu để làm bánh là những sản phẩm do bàn tay con người chắt chiu tinh lọc chọn lựa, còn chứa cả tinh hoa hương liệu đất trời. Đó là sự tạo hình từ khuôn bánh đến hương vị đậm đà từ sắc màu vàng nâu (bánh nướng) đến màu trắng mịn (bánh dẻo), ta như được thẩm thấu thấm đượm cội nguồn ân nghĩa, tất cả đều được chưng lên và cất lên với khát khao về sự tròn đầy viên mãn, về nhịp sống sinh sôi...

2. Ngày Tết Trung thu trong ký ức của tôi vẫn còn nguyên vẹn náo nức nhịp hát như nhịp đồng dao rộn ràng rồng rắn, kéo nhau qua các ngõ xóm của bài hát “Chiếc đền ông sao” của nhạc sĩ Phạm Tuyên: “Chiếc đèn ông sao, sao năm cánh tươi màu - Cán sao rất dài, cán cao qua đầu - Em cầm đèn sao em hát vang vang -  Đèn sao tươi màu của đêm rằm liên hoan”.  Đèn ông sao có hình ngôi sao 5 cánh được làm từ nan tre và dán giấy màu, giấy bóng kính... Ở tâm đèn thường gắn một ngọn nến nhỏ khi thắp lên sẽ tỏa ra ánh sáng rực rỡ lấp lánh qua lớp giấy bóng kính nhiều sắc màu. Bạn tôi nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, có một thú vui là hàng năm đến rằm trung thu, ông lại ngồi tỉ mẩn vót nan tre và phết giấy bóng tạo hình đền ông sao 5 cánh cho cháu. Ông nói: Mỗi khi làm đèn mình như được sống lại tuổi thơ một thời và chuốt bóng vào đó cả một sự chiêm nghiệm của sự hồi sinh, cả bao triết lý nhân văn rạng ngời. Đó là hồn non nước tin cậy và thiết tha, gần gũi và thiêng liêng gửi gắm vào những mần non đầu đời. Nhiều lúc tôi ngồi say sưa ngắm nhìn ông tôi làm đèn kéo quân như một món quà đặc biệt cho mình. Ở đây không chỉ là sự khéo léo mà ông còn  thổi vào sự  tượng hình của đèn bao ước vọng. Đèn kéo quân trong mắt con trẻ là cả một công trình kiến trúc kỳ vĩ và ẩn chứa bao bí mật bất ngờ, là bài học chuyển động vật lý quang học hấp dẫn. Đèn được làm bằng giấy bóng kính bao quanh một chiếc khung tre gọi là lồng kéo. Bên trong lồng đặt một ngọn nến và có gắn các hình vui mắt gọi là “quân”. Đèn kéo quân độc đáo ở chỗ lồng kính sẽ xoay tròn do không khí nóng lên khi đèn thắp sáng. Lúc đó các “quân” sẽ di chuyển thành vòng tròn rất thú vị, quân ta đuổi bắt quân địch thật sinh động hào hứng; Lại có đèn gắn hình ông trạng vinh quy bái tổ. Tất cả đó là tinh thần thượng võ, là tinh thần hiếu học...

Trong đêm trung thu tiếng trống ếch vang lên như báo hiệu đám rước đèn đang rồng rắn qua các ngõ xóm vòng vèo. Trống ếch là bộ trống nhỏ bao gồm tang trống và mặt trống; Tang trống làm từ những mảnh gỗ mít bào nhẵn, ghép lại với nhau tạo thành vòng tròn các mảnh tang trống đều nhau kín như bưng. Hai mặt trống đều được làm bằng da trâu bào mòn. Miếng da trâu được định vị chắc chắn với tang trống bằng những chiếc đinh tre. Sau khi làm xong trống, phải đem trống ra phơi nắng một thời gian để mặt trống thêm căng khi gõ tiếng  trống sẽ kêu to và vang xa hơn. Nhịp trống trung thu như da diết, níu kéo, đan xem bao ký ức. Nhịp trống thật trẻ trung tươi mới, thật rộn ràng như nhịp điệu ruộng đồng, mùa tiếp mùa, nắng tiếp nắng, mưa tiếp mưa, bão tiếp lụt, cuốn đi những ngày vất vả để gieo, để gặt cho những mùa cơm thơm, bát canh  ngọt. Chính nhịp trống theo bước đi nhún nhảy của tuổi thơ ấy là âm hưởng khơi dậy và truyền thêm sức sống, truyền thêm hiếu động như cỏ cây sông nước cứ thế mà lớn lên, cứ thế mà mênh mông dài rộng...

3. Năm nay, trung thu đúng vào đại dịch COVID-19. Mọi người giãn cách, tuổi thơ giản cách để tránh dịch đang hoành hành. Kẻ thù vô hình đang cướp đi niềm vui hân hoan từ bao đời của trẻ nhỏ và của cả người lớn. Nhưng trăng rằm Trung thu thì vẫn cứ sáng trong vành vạnh, cây trái trong vườn vẫn căng tròn chín ngọt theo thời vụ. Một Trung thu hiện về qua ký ức cùng với tiếng trống tưng bừng vọng lại trong tâm tưởng. Mong sao chúng ta sớm đẩy lùi dịch bệnh, trả lại cho tuổi thơ một không gian rộng rãi, một mùa trăng yên lành, một mâm cỗ tròn đầy trọn vẹn. Và trong tôi bỗng trào dâng cảm xúc khi nhớ về “Rộn ràng ngày Tết Trung thu” với bao hoàn niệm và bao ước vọng...

Tùy bút của Nguyễn Ngọc Phú
TIN LIÊN QUAN

Tặng quà cho con cán bộ trung tâm y tế nhân dịp Tết Trung thu

QUANG ĐẠI |

LĐLĐ huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) tổ chức tặng bánh trung thu cho con cán bộ nhân viên y tế làm nhiệm vụ chống dịch tại Bệnh viện Dã chiến số 1 và Trung tâm Y tế huyện.

Công đoàn mang niềm vui cho gia đình công nhân dịp Tết Trung thu

Hà Anh |

Công đoàn cơ sở Công ty TNHH MTV Seshin VN2 (TP.Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang) vừa tặng 1.815 suất quà Trung thu cho gia đình đoàn viên, công nhân lao động.

“Chia sẻ để gần nhau hơn” - món quà ý nghĩa dành cho trẻ nhỏ dịp Trung thu

Thanh Hương |

Nhân dịp Trung thu, chương trình “Chia sẻ để gần nhau hơn” số 3 sẽ là món quà tinh thần, mang đến niềm vui nhỏ cho khán giả nhí trong bối cảnh dịch bệnh.

An Giang đưa Trung thu đến tận nhà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

Lục Tùng |

Liên đoàn Lao động An Giang quyết định không tổ chức tập trung mà thành lập đoàn đưa quà Trung thu đến tận nhà người lao động.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tặng quà trung thu cho con của người lao động

HOÀNG HẢI |

LĐLĐ huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức chương trình tặng quà trung thu cho các em học sinh, con người lao động trong toàn huyện với 170 suất quà.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Tặng quà cho con cán bộ trung tâm y tế nhân dịp Tết Trung thu

QUANG ĐẠI |

LĐLĐ huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) tổ chức tặng bánh trung thu cho con cán bộ nhân viên y tế làm nhiệm vụ chống dịch tại Bệnh viện Dã chiến số 1 và Trung tâm Y tế huyện.

Công đoàn mang niềm vui cho gia đình công nhân dịp Tết Trung thu

Hà Anh |

Công đoàn cơ sở Công ty TNHH MTV Seshin VN2 (TP.Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang) vừa tặng 1.815 suất quà Trung thu cho gia đình đoàn viên, công nhân lao động.

“Chia sẻ để gần nhau hơn” - món quà ý nghĩa dành cho trẻ nhỏ dịp Trung thu

Thanh Hương |

Nhân dịp Trung thu, chương trình “Chia sẻ để gần nhau hơn” số 3 sẽ là món quà tinh thần, mang đến niềm vui nhỏ cho khán giả nhí trong bối cảnh dịch bệnh.

An Giang đưa Trung thu đến tận nhà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

Lục Tùng |

Liên đoàn Lao động An Giang quyết định không tổ chức tập trung mà thành lập đoàn đưa quà Trung thu đến tận nhà người lao động.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tặng quà trung thu cho con của người lao động

HOÀNG HẢI |

LĐLĐ huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức chương trình tặng quà trung thu cho các em học sinh, con người lao động trong toàn huyện với 170 suất quà.