Quay lại thời nguyên thủy: Tự sinh tại nhà, không cắt rốn

Bs Nguyễn Kiên |

Một trào lưu quay lại thời hồng hoang, xuất hiện khoảng những năm 70 của thế kỷ XX ở Âu, Mỹ, nay đã đến Việt Nam!

Vỡ tử cung, nguy kịch vì sinh “thuận theo tự nhiên”

Ngày 20.9, để bảo toàn tính mạng mẹ con chị N.T.H, 34 tuổi, BV Sản - Nhi Hưng Yên phải lấy gần 2 lít máu loãng lẫn máu cục và cắt tử cung toàn phần vì đã vỡ, do chị H sinh tại nhà. Rất may là bệnh nhân đến viện kịp thời và hiện đã qua nguy kịch. BS Nguyễn Xuân Hùng, Giám đốc bệnh viện (BV) nói: Nếu không được cấp cứu sớm, cả mẹ và con phần nhiều thiệt mạng!

Đầu tháng 3, cư dân mạng sửng sốt vì chia sẻ của cô A.M ở Hưng Yên, tự sinh con tại nhà, không cắt dây rốn... Suốt thời gian mang thai, A.M ăn chay, cũng siêu âm thai các mốc 12, 22, 32 tuần; tuần thứ 36, làm hồ sơ sinh, thử máu và nước tiểu, làm moniter để đánh giá tình trạng tim thai và cơ tử cung, tuy nhiên do có ý định tự sinh ở nhà nên không mấy quan tâm đến những chuyện này. Khi chuyển dạ, cô không đau nhiều, chỉ có những cơn đau tức thúc xuống dưới trong khoảng 10 phút, sau 3 lần rặn, bé chào đời dễ dàng. Lúc trở dạ, chồng lo lắng đi mời bà đỡ, nhưng khi bà đến cô đã sinh, bà chỉ giúp vệ sinh... Cô cho con kề da mình liên tục 4h, nhưng được khoảng 30 phút, bé tự tìm vú mẹ... Cô không tiêm vắc xin và không cắt rốn cho con mà đặt bánh nhau cạnh con, đến ngày thứ 6, dây rốn của bé tự rụng và được mọi người cho rằng rốn rất đẹp. A.M chia sẻ, nhờ phương pháp này, cô không còn sợ đẻ như trước. Một tuần sau sinh, sức khoẻ hai mẹ con đều tốt, cô có thể tự giải quyết sinh hoạt hàng ngày. Đây là lần sinh thứ hai, lần đầu, cô sinh ở BV. Cô nói rằng việc sinh tại nhà không hàm ý phủ nhận vai trò của BV khi sinh đẻ mà chỉ muốn động viên các bà mẹ đang tìm hiểu phương pháp sinh giống mình, giúp họ có thêm động lực và niềm tin không phải bất khả thi như nhiều người nghĩ!

Nguồn gốc trào lưu

Cư dân mạng sửng sốt cũng phải bởi chuyện này rất “giật gân”, vì xưa nay chúng ta vẫn quan niệm như mặc định rằng, đẻ thì phải vào BV và phải cắt rốn! Để rộng đường dư luận, phải kể đến khởi nguồn chuyện sinh “thuận tự nhiên”... Trước năm 1970, người Châu Âu theo dõi tinh tinh sinh con với mục đích nghiên cứu. Đương nhiên, loài linh trưởng này rất gần với người nên sinh cũng tương tự, chỉ có điều chúng không biết cắt rốn cho con mà dây rốn và nhau thai sẽ rụng tự nhiên khi đường trao đổỉ dưỡng chất và sản phẩm chuyển hóa mẹ - con không còn (từ lúc nhau thai bong khỏi bề mặt niêm mạc tử cung đến khi “cửa ngõ” của con ở thành bụng, chính vị trí rốn, tự liền lại). Năm 1974, một BS Châu Âu tự sinh con trai tại nhà, không cắt dây rốn và từ đó hình thành trào lưu sinh “thuận tự nhiên” (ở trong nước hoặc không) ở Âu, Mỹ, Australia... Người ta liên tưởng và mượn hình tượng trong truyền thuyết Phật học, khi Đức Phật vừa ra đời, mỗi bước trong bảy bước chân đều có một cánh sen nâng bước để gọi tên phương pháp là Liên sinh (Lotus Birth). Những người ủng hộ phương pháp này cho rằng để dây rốn rụng tự nhiên (khoảng 7 - 10 ngày, có thể sớm hơn) sẽ giúp bé có thời gian nhận thêm máu từ nhau gồm nhiều dưỡng chất, các yếu tố miễn dịch, giúp trẻ sơ sinh chống lại nguy cơ nhiễm trùng và các bệnh hô hấp, miễn dịch; vàng da; trẻ sẽ có cảm giác an toàn hơn so với cắt rốn; liên kết giữa mẹ và trẻ được tăng cường đáng kể; dây nhau tự rụng rốn sẽ đẹp hơn. Những người theo phương pháp này tin rằng em bé liên hệ với nhau thai càng lâu càng mang lại những lợi ích lạ thường...

Vậy thực chất chuyện này là thế nào? Đã chứng minh được nếu cắt rốn chậm có lợi ích lớn cho sức khỏe của bé. Cụ thể, trẻ sơ sinh sẽ nhận thêm từ nhau thai khoảng 80ml máu trong phút đầu và đến 100 ml trong 3 phút sau sinh, với lượng sắt khoảng 40 - 50mg/kg cân nặng của trẻ, giảm được các nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt, xuất huyết não sơ sinh (do giảm prothrombin được cung cấp từ máu mẹ) và nhiễm khuẩn huyết sơ sinh, nhất là ở trẻ đẻ non. TS James Van Hook, Trưởng khoa Sản - Nhi, Trung tâm y tế Đại học Cincinnati, Ohio, Mỹ nói, nếu trì hoãn chốc lát việc kẹp dây rốn sẽ làm bé sơ sinh được nhận nhiều hơn máu chứa nhiều tế bào gốc (thai, nhau, dây rốn đều được tạo ra từ cùng loại tế bào gốc) và globulin miễn dịch, giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng... Năm 2014, Bộ Y tế ra Quyết định 4673/QĐ-BYT, yêu cầu các BV, cơ sở y tế thực hiện nghiêm túc việc kẹp dây rốn muộn (khi dây rốn đã ngừng đập hoặc 1 - 3 phút sau khi thai xổ), trừ khi mẹ mất máu trầm trọng hoặc bé phải cấp cứu. Chỉ kẹp, cắt dây rốn sớm (trước 1 phút) đối với các trường hợp trẻ ngạt, phải hồi sức tích cực.

Đừng đánh cược tính mạng

Tuy nhiên, khi dây rốn đã ngừng đập, giữa nhau và trẻ không còn lưu thông máu, nghĩa là nhau đã không còn tác dụng, giữ lại nhau đang chết dần vì không được nuôi dưỡng thì phỏng có tác dụng gì? Vì thế những “tác dụng tốt” của việc giữ lại nhau thai cùng dây rốn cho đến khi tự rụng nghe có vẻ siêu hình vì hoàn toàn không có căn cứ. Ngoài bất tiện tắm rửa, vệ sinh cho bé thì lo ngại lớn nhất là bánh rau đang chết dần có nguy cơ nhiễm trùng rất cao và có thể lan sang cơ thể bé. Bánh rau đặc biệt dễ bị nhiễm trùng vì chứa nhiều máu và có lượng protein rất lớn..., là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, mặt khác ở đường sinh dục của mẹ luôn có nhiều loại vi khuẩn cư trú, nhau xổ sẽ đem theo chúng!

Những người đi theo trào lưu sinh “thuận tự nhiên” tại nhà quên rằng “gái chửa là cửa mả” mà thời điểm “vượt cạn” là nguy hiểm nhất, bởi không ít ca sinh, ranh giới sống - chết rất mong manh. Cho đến năm 2016, tử vong mẹ ở Việt Nam vẫn cao: 54/100.000 trẻ sinh sống, mà đó là sinh tại BV. Năm 2017, BV Từ Dũ, TPHCM có 68.921 ca sinh thì có đến 3.390 ca tiền sản giật; 1.617 ca băng huyết sau sinh; 2.086 ca thai suy khi chuyển dạ; 1.291 bé sinh đủ tháng nhưng vàng da đến mức cần can thiệp y tế. Đó là chưa kể đến những bất thường không thể sinh tự nhiên do ngôi ngược, ngôi ngang; đầu thai cúi không tốt nên không lọt được qua tiểu khung của mẹ; dây rau quấn cổ... và nhiều bệnh mãn tính của mẹ trong thai kỳ cần được xử lý đặc biệt... Ngay cả trước sinh mẹ và thai hoàn toàn bình thường vẫn thường xảy ra những tai biến chết người trong nháy mắt như tắc mạch ối, băng huyết, vỡ tử cung, suy thai... mà sản phụ hoàn toàn không thể biết trước, sinh ở nhà lại hoàn toàn không có gì để cấp cứu...!

Một cuộc “vượt cạn” tiêu hao rất nhiều sức lực của mẹ, nên sau sinh trở lên “bấy như cua lột”, vì thế sau sinh, càng kiêng khem kỹ càng tốt cho sự hồi phục sức khỏe và hạn chế tối đa ảnh hưởng của “vượt cạn” đến tốc độ lão hóa sau này. Thế thì tại sao lại tự sinh, tự mình làm mọi việc ngay sau “vượt cạn” mà bỏ đi chỗ dựa rất tốt là y tế... Những người theo trào lưu Liên sinh nói rằng, mẹ được nghỉ ngơi nhiều hơn rõ ràng là không đúng...

Ở phương Tây đã có nhiều tử vong đau xót. Theo Daily Mail, Caroline Lovell, 36 tuổi, ở Melbourne, Australia, người sùng tín sinh “thuận tự nhiên”, đã chết khi sinh con thứ hai tại nhà riêng. Chị thuê nữ hộ sinh tư nhân Gaye Demanuele để giúp sinh con trong bể bơi. Sau khi sinh một bé gái, Caroline bị băng huyết. Thay vì đưa đi BV ngay, bà đỡ lại cho Caroline uống một loại thuốc gì đó. Khi tình trạng trầm trọng, Caroline mới được đưa tới BV và qua đời 4 ngày sau. Elizabeth Hammill ở Cheltenham, Gloucs, Anh, mang thai đôi nhưng quyết định sinh con “thuận tự nhiên” tại nhà trong một căn phòng lạnh thắp nến, cùng một nữ hộ sinh. Cô nhất quyết không cho nữ hộ sinh kiểm tra tim thai. Gàn dở hơn, một thai ngôi ngược, chân và mông đã ra ngoài nhưng đầu, tay vẫn mắc, cô cũng không cho nữ hộ sinh giúp mình... Sau hơn một giờ vật lộn, cô hạ sinh hai bé gái nhưng bé ngôi ngược không còn thở, bé còn lại được đưa tới BV Cheltenham. Được nhiều người khuyên nên khi giao con cho BV, Elizabeth miễn cưỡng đồng ý cho cắt rốn, nhưng bé chỉ thoi thóp thêm 4 ngày... Aimee Green, ở Saltash, Cornwall, Anh, nhất quyết sinh con dưới nước tại nhà với sự trợ giúp của chồng là Ryan Conroy và một nữ hộ sinh. Thật đáng tiếc, đứa trẻ của chị đã chết do ngạt nước tháng 11.2017, để đôi vợ chồng trẻ phải ân hận khôn nguôi...

Cắt rốn muộn hoàn toàn đúng, còn Liên sinh rõ ràng là tái lập mông muội trong lòng văn minh... Tháng 3, Bộ Y tế đã đề nghị công an xử lý người tuyên truyền sinh phản khoa học trên Facebook. Được biết người này là nhân viên ngân hàng bỏ việc, nhưng dám nói rằng tế bào gốc trong sữa mẹ làm liền lỗ thông tim bẩm sinh và mọc đốt ngón tay bị cụt!

Bs Nguyễn Kiên
TIN LIÊN QUAN

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Bi hài chuyện người già online: Suýt bị lừa gần 300 triệu đồng

BẠN ĐỌC NGUYỄN MINH ÚT |

Tôi nhận được một tin nhắn trên Facebook với nội dung vô cùng phấn khởi: “Xin chúc mừng tài khoản của bạn đã may mắn nhận được giải nhất từ sự kiện tuần lễ tri ân khách hàng năm 2022… Phần quà giải nhất của chị gồm: 1 xe máy Honda SH 150i; 1 phiếu quà tặng trị giá 200 triệu đồng tiền mặt… do tập đoàn Facebook tổ chức bình chọn…”.