Phục dựng hồn Việt trong gian thờ tổ tiên

Thái A |

Đi tìm lại những pho tượng cổ, đi sưu tầm các loại ban thờ, ngai thờ, tượng cổ... còn được lưu giữ tại các không gian tâm linh, Hội quán Di sản dần khám phá ra kho tàng mỹ thuật vô giá của dân tộc.

Trong đời sống của người Việt, khu vực thờ cúng luôn là nơi quan trọng vào bậc nhất của mỗi gia đình. Tùy theo điều kiện mà các nhà đặt ban thờ lớn hay nhỏ, trên tầng cao hay tại phòng khách, kê bàn hay giá gắn tường. Trải qua nhiều thời kỳ, cộng thêm sự đa dạng văn hóa vùng miền mà ngày nay cách thức sắp đặt ban thờ mỗi nhà một khác, điều này làm cho đời sống văn hóa ngày càng phong phú. Hiện nay, trong các thành phố, hầu như không còn nhìn thấy ban thờ đặt trên nóc tủ quần áo - di chứng từ thời bao cấp, cái thời mà hai ba gia đình chung nhau một căn phòng phân ranh giới bằng cót ép, lúc đó thì lấy đâu ra khái niệm tủ thờ. Cũng chỉ còn vài gia đình đặt bát hương trên tấm ván gỗ được đỡ bằng 2 thanh sắt cắm vào tường.

Đời sống đô thị ngày nay đã triệt tiêu những ban thờ nhếch nhác như thế, nhưng hóa ra lại chuyển dần sang hướng rắc rối, vàng son quá hoặc nặng nề tới mức khó tưởng tượng làm thế nào để có thể bê vác. Trong câu chuyện ban thờ đang tiềm ẩn một vấn đề là sự thiếu vắng điều mà người ta vẫn dùng khái niệm “thuần Việt” để miêu tả.

Riêng về ban thờ, Hội quán đã cho dựng lại nguyên vẹn các mẫu cổ truyền tuyệt đẹp. Ảnh: Thái A
Riêng về ban thờ, Hội quán đã cho dựng lại nguyên vẹn các mẫu cổ truyền tuyệt đẹp. Ảnh: Thái A

Dễ thấy nhất là các gian thờ chạm trổ phức tạp, nhiều họa tiết do các làng nghề chạm gỗ tạo ra. Đời sống càng khá giả, các ban thờ càng rườm rà, đôi khi nặng nề và khiến con người cảm thấy xa lạ với chính thần linh, ông bà tổ tiên đang được thờ cúng. Đồ thờ tự cũng vậy, từ bát hương, khay đĩa cho tới chân nến, hầu hết đều được tạo dáng tùy theo trình độ và hiểu biết của những người thợ làng nghề. Điều này không sai, nhưng trên tổng thể thì quả là đáng tiếc cho những giá trị văn hóa cổ đã từng đạt tới đỉnh cao của mỹ thuật thời Lý, Trần, Lê, Mạc...

Trong bối cảnh đó, thật đáng mừng khi chương trình Ban thờ Việt do Hội quán Di sản được triển khai nhằm tìm lại các giá trị thuần khiết của tiền nhân. Được sự hỗ trợ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và nhất là có sự tư vấn sát sao của nhà sử học, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc, những con người tâm huyết ở Hội quán đã chung tay tìm tư liệu, sưu tầm mẫu vật, nghiên cứu để cho ra đời các vật dụng thờ cúng mang hồn phách Việt. Tưởng như đơn giản nhưng có bắt tay vào mới thấy, đây quả là một công việc đòi hỏi biết bao công sức và tâm trí con người.

Đi các làng nghề, tìm tới các ngôi chùa xa xôi, gặp gỡ những vị thượng tọa, các nhà nghiên cứu, sử gia... anh Trần Thanh Tùng - sáng lập viên Hội quán và các đồng sự đã bắt đầu dự án tâm huyết này từ năm 2016 để tìm lại vàng son dĩ vãng. Không thể cứ nói “phục dựng vốn cổ” mà không có minh chứng cụ thể. Đi tìm lại những pho tượng cổ, đi sưu tầm các loại ban thờ, ngai thờ, tượng cổ... còn được lưu giữ tại các không gian tâm linh, Hội quán dần khám phá ra kho tàng mỹ thuật vô giá của dân tộc. Đồ tạo tác thời Lý mang dáng thanh nhã, đời Trần toát lên vẻ uy dũng, đồ thời Nguyễn nghiêm cẩn... tất cả đều chứa đựng giá trị văn hóa mà người Việt qua các thời kỳ đã đúc kết thành. Cho tới nay, Hội quán đã phục dựng và đăng ký bản quyền cho 40 vật phẩm liên quan tới tâm linh.

Riêng về ban thờ, Hội quán đã cho dựng lại nguyên vẹn các mẫu thời Lý, Trần tuyệt đẹp. Vừa thanh nhã, cầu kỳ, lại hội tụ đủ các yếu tố hoa văn quen thuộc như rồng, mây lửa, cuốn thư. Rồi bộ ngũ sự bao gồm bát hương; khay, chân nến; mâm bồng; bình hoa... cũng được Hội quán chế tác cầu kỳ nhằm thổi một hơi thở mới cho đời sống tâm linh người Việt. Ngắm nhìn những vật dụng bằng đồng, gốm, gỗ đó, mỗi người đều nhận ra cảm giác thân thuộc mà cũng rất thiêng liêng.

Bên cạnh đó, chương trình còn đi sâu vào việc tạo tác các pho tượng Phật dựa theo nguyên mẫu của các ngôi chùa Phật Tích, Hương Sơn... được lưu giữ qua hàng trăm năm. Hiện Hội quán đã cho ra đời 4 mẫu tượng: Pho A-di-đà thời Lý; bộ Tam Tôn mô phỏng theo tượng chùa Thầy của thời Mạc, pho Tuyết Sơn theo mẫu thời Tây Sơn và Quan Âm tọa sơn lấy từ nguyên mẫu ở chùa Hương Tích có từ thế kỷ 18. Tất cả đều toát lên vẻ đẹp thuần khiết, rất gần gũi với tâm thức người Việt chứ không xa lạ như một số tượng từ nước ngoài mang vào. Nhận xét về mỹ thuật cổ, nhiều chuyên gia đều đánh giá cao phong cách thời Mạc, đó là giaI đoạn ngắn của lịch sử dân tộc nhưng lại nở rộ tính sáng tạo tự do trong tạo hình mỹ thuật dân gian.

Cùng với chương trình này, Hội quán còn kết hợp chặt chẽ với nhóm Đình làng Việt triển khai chương trình đi tìm linh vật nhằm phục dựng lại hình tượng Nghê vốn rất gắn bó với người Việt suốt hàng nghìn năm nay. Sẽ là một bước tiến của văn hóa truyền thống nếu trong thời gian tới, các ngôi đình, chùa, nhà thờ... và mỗi gia đình đều đi theo hướng thuần Việt này để tạo dựng không gian thờ cúng vừa thân thuộc, vừa linh thiêng như vậy.

Thái A
TIN LIÊN QUAN

Điểm mới về ngày nghỉ phép năm, lễ Tết, việc riêng của NLĐ từ 2021

Nhật Huy - Văn Thắng |

Từ 1.1.2021, quy định về ngày nghỉ phép hàng năm, ngày nghỉ lễ, Tết, nghỉ việc riêng của người lao động (NLĐ) tại Bộ luật Lao động 2019 sẽ có nhiều điểm mới chính thức có hiệu lực.

Từ năm 2021, người lao động được nghỉ phép năm, lễ tết ra sao?

ANH THƯ |

Nhiều điểm mới trong quy định về ngày nghỉ phép hàng năm, ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng của người lao động tại Bộ luật Lao động 2019.

TPHCM: Chợ dân sinh tấp nập người sắm đồ cúng Tết Đoan Ngọ

Ngọc Lê |

Sáng ngày 25.6 (tức mùng 5.5 Âm lịch), các khu chợ dân sinh trên địa bàn TPHCM từ sớm đã tập nập người dân đi mua sắm chuẩn bị đồ cúng cho ngày Tết Đoan Ngọ.

Cách chuẩn bị mâm cúng Tết Đoan Ngọ đầy đủ và chi tiết nhất

Hải Ngọc |

Ngày Tết Đoan Ngọ là một tục lệ cổ truyền, không bắt buộc mỗi gia đình phải sắm sửa, cúng bái linh đình mà tùy từng điều kiện gia đình.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Dự báo diễn biến không khí lạnh mạnh giáp Tết Nguyên đán 2023

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh sẽ tác động mạnh hết ngày mai 17.1.2023 (tức ngày 26 Tết Nguyên đán).

Nguyễn Thái Luyện kháng cáo sau khi bị tuyên án chung thân

Anh Tú |

TPHCM - Sau khi bị TAND TPHCM tuyên án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba) vừa có đơn kháng cáo kêu oan cho rằng mình không lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Công ty Alibaba không gian dối khi cung cấp thông tin về các thửa đất để bán cho khách hàng.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Điểm mới về ngày nghỉ phép năm, lễ Tết, việc riêng của NLĐ từ 2021

Nhật Huy - Văn Thắng |

Từ 1.1.2021, quy định về ngày nghỉ phép hàng năm, ngày nghỉ lễ, Tết, nghỉ việc riêng của người lao động (NLĐ) tại Bộ luật Lao động 2019 sẽ có nhiều điểm mới chính thức có hiệu lực.

Từ năm 2021, người lao động được nghỉ phép năm, lễ tết ra sao?

ANH THƯ |

Nhiều điểm mới trong quy định về ngày nghỉ phép hàng năm, ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng của người lao động tại Bộ luật Lao động 2019.

TPHCM: Chợ dân sinh tấp nập người sắm đồ cúng Tết Đoan Ngọ

Ngọc Lê |

Sáng ngày 25.6 (tức mùng 5.5 Âm lịch), các khu chợ dân sinh trên địa bàn TPHCM từ sớm đã tập nập người dân đi mua sắm chuẩn bị đồ cúng cho ngày Tết Đoan Ngọ.

Cách chuẩn bị mâm cúng Tết Đoan Ngọ đầy đủ và chi tiết nhất

Hải Ngọc |

Ngày Tết Đoan Ngọ là một tục lệ cổ truyền, không bắt buộc mỗi gia đình phải sắm sửa, cúng bái linh đình mà tùy từng điều kiện gia đình.