Phơi mưa - phơi nỗi lòng mình

Lê Thông |

Nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh đã phơi mưa - phơi nỗi lòng mình bằng cả dòng sông mưa thi ca giữa một ngày thu Hà Nội. “Thu rơi” và “Phơi cơn mưa lên chiều” là hai cơn mưa trong dòng sông thi ca ấy vừa tạo nên một thi ảnh đẹp ám ảnh bạn đọc yêu thơ anh. 

Tình cờ hay tin nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh từ Đà Nẵng về Hà Nội tổ chức buổi ra mắt tập thơ “Phơi cơn mưa lên chiều” của anh. Tham dự buổi lễ này gồm nhiều nhà thơ, nhà văn, nhà lý luận phê bình như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Thụy Kha, Ngô Thế Oanh, Nguyễn Hữu Quý, Trần Quang Quý, Trung Trung Đỉnh, Nguyễn Trác, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, nhạc sĩ Nguyễn Cường và cả họa sĩ Lê Thiết Cương, người làm bìa và minh họa cho tập thơ này... Đặc biệt các em sinh viên lớp Viết văn, Trường Đại học văn hóa Hà Nội và đông đảo bạn đọc yêu thơ hay tin đã đến để cùng “phơi mưa” với nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh giữa tiết thu Hà Nội.

Đã từng tham dự một số buổi ra mắt sách của một số tác giả có tên tuổi, nhưng tôi thấy không mấy khi đông vui, ấm áp như vậy. Tò mò vào mạng tìm đọc thêm, mới hay không ít các nhà thơ, nhà phê bình văn học đã có nhiều bài giới thiệu, phê bình sâu sắc về thơ Nguyễn Ngọc Hạnh.

Thú thực, với tôi đây là sự tình cờ, hay như người ta thường nói là do cơ duyên để biết và yêu thêm một nhà thơ xứ Quảng xa xôi. Anh mang thơ từ một làng quê nghèo bên con sông Vu Gia, Đại Lộc quê anh ra phố để “phơi” trên đất Bắc. Lân la trên mạng đọc thơ anh, mới biết Nguyễn Ngọc Hạnh đã từng xuất hiện khá nhiều trên các tờ báo có uy tín trong nước và được chú ý trong làng thơ Việt.

Cũng như tình cảm của bao người con ở những vùng quê khác đến rồi xa Hà Nội, nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh từng thổ lộ: “Đã bao lần tôi đến nơi đây/ Hà Nội cơ hồ như khách lạ/ Một chút hồn quê nơi phố xa/ Ai bỏ quên cuối vạt nắng chiều”. Chút hồn quê ấy giờ đã không còn xa lạ nữa mà đã trở nên gần gũi, thân thiết bởi thơ anh đã được bạn đọc nồng nhiệt đón nhận giữa đất Hà thành.

“Thu rơi” và “Phơi cơn mưa lên chiều” của anh đã hấp dẫn bao người yêu thơ Hà Nội. Hôm nao, ai đó đã từng nghe tiếng mưa thánh thót đêm Thu. Hay ai đã từng mơ màng trước “mưa xuân phơi phới bay” trong đêm gánh chèo làng Đặng đi qua ngõ (thơ Nguyễn Bính). Đấy, những cơn mưa vừa ảo, vừa thực lại rất đời của các thi sĩ cứ thế sống mãi trong thi ca, trong ký ức bạn đọc...

Còn cơn mưa của Nguyễn Ngọc Hạnh lại là “Cơn mưa phơi lên chiều trôi”. Hay “Mưa cong vút lên trời hoàng hôn” (bài Thu rơi). Lạ quá, người ta nói phơi nắng chứ ai nói phơi mưa? Lại còn mưa cong vút lên trời? Sao nhà thơ có thể nói trái quy luật như thế nhỉ?

Thật ra, Nguyễn Ngọc Hạnh đã có không ít bài thơ nhắc tới mưa, đợi mưa. Mưa nào cũng có nỗi buồn. Không có mưa cũng buồn: “Gió lên biển chớp lên rồi/ Mà đêm hôm ấy ngoài trời không mưa”. Hay trong bài “Quê mẹ” ở Kỳ Lam, nhà thơ gặp cơn mưa chiều trắng trời, trắng đất, đến nỗi “Mưa nào buồn như mưa trên sông”. Hoặc bất chợt nỗi nhớ em khi ở Tam Kỳ, Nguyễn Ngọc Hạnh cũng nhắc tới mưa: “Xa rồi người yêu ơi/ Mưa rơi chiều sâu thẳm”, buồn đấy chứ?

Rồi một chiều ở Bình Dương nhà thơ dầm mưa với một nỗi niềm, khao khát: “Tôi đi trong chiều mưa đằm/ Cây thắm trên vùng đất mới/ Vẫn còn cơn khát nghìn năm”.

Và đây cũng là mưa, nhưng mưa phùn như gió nhẹ: “Cứ rơi rơi trong chiều lặng lẽ/ Mưa cứ mưa đan chéo nỗi buồn”...

Những cơn mưa ấy buồn nhưng không xa lạ bởi nó gắn với từng nỗi niềm của thi sĩ về quê, về tình yêu rất đỗi hiền lành, chan chứa của mình.

Còn cơn mưa trong “Thu rơi” và “Cơn mưa phơi lên chiều trôi” của Nguyễn Ngọc hạnh mới là lạ. Vì sao lạ? Phải chăng đó là ảo giác và chính nó đóng đinh vào tâm trí người đọc một cảm giác mơ hồ để người đọc phải giật mình vỗ đùi gật gù khi đọc hết bài thơ: “Thu xa rồi hay em xa tôi/ Biết còn ai nâng niu bên đời/ Một chiếc lá vàng rơi rất thấp/ Rơi theo chiều tôi đang rơi”. Chao ơi, tình cảm thật sâu lắng. Sẽ chẳng ai nhớ tới cơn mưa cong nữa mà chỉ đọng lại nỗi day dứt rất đời, rất thực: “Thu xa rồi hay em xa tôi”. Cuối cùng là “Thu rơi” như chiếc lá, tiếng rơi rất khẽ theo chiều “tôi đang rơi”.

Khác với cơn mưa cong vút, nhà thơ lại ví cơn mưa khác “như tóc em bay lưng trời”. Người ta hong mái tóc dài, dùng quạt thổi cho tóc bay theo gió, đó là một cách phơi tóc. Còn “phơi cơn mưa lên chiều” của Nguyễn Ngọc Hạnh lại khiến ta liên tưởng đến “phơi tóc em bay lưng trời”. Đó là một thi ảnh đẹp, rất đẹp nhưng dường như chỉ là cái cớ, để anh dồn tất cả hồn cốt của tứ thơ vào những câu sau. Phải rồi, anh đã “yêu hết một đời cạn kiệt/ thà rơi như là chiều buông”. Và cuối cùng “Thà tôi phiêu dạt dặm trường/ Thà cứ yêu người lận đận/ Mưa ơi hãy rơi chầm chậm/ Ngày tôi bay ngang qua đời” thì đó chẳng phải là tình yêu, là nỗi lòng mình mà tác giả đã muốn “phơi” hết cả ra hay sao?

Lê Thông
TIN LIÊN QUAN

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Vụ việc cháu bé rơi xuống hố bê tông: Đã rút được đoạn cọc đầu tiên

PHONG LINH |

Tỉnh Đồng Tháp thông tin đã rút được được đoạn cọc bê tông đầu tiên tại công trình cầu Rọc Sen, nơi cháu bé 10 tuổi bị rơi xuống trước đó.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.