Phim truyền hình Việt “bạo lực tinh thần” khán giả (?!)

Bích Hà |

Hiếm bộ phim truyền hình nào của Việt Nam lại nhận được sự quan tâm của dư luận như “Sống chung với mẹ chồng” và “Người phán xử” - theo cả hai hướng khen và chê. Một phim mang gần hết những tiêu cực và nỗi khổ trong hôn nhân ra phô bày trên màn ảnh, một phim có góc nhìn đa chiều về thế giới ngầm nhiều góc khuất.
“Rằng hay thì thật là hay”, nhưng để những cảnh được cho là không hợp với trẻ em được phát sóng khung giờ vàng phim Việt lại là vấn đề đáng lo ngại nhất.
Một dạng bạo lực tinh thần
Nếu xem “Sống chung với mẹ chồng”, có lẽ không ít cô gái sẽ “ngại” lấy chồng, sợ bước vào cánh cửa hôn nhân. Bởi phim đã đẩy chuyện mẹ chồng - nàng dâu lên đến đỉnh điểm của mâu thuẫn, theo hướng tiêu cực, xoáy sâu vào sự ích kỷ trong mỗi con người. Thành ra nhân vật trong phim đều bị “sứt mẻ” nhân cách, thiếu đi tình người.
Các bà mẹ chồng trong phim được “phóng đại” hình ảnh người mẹ chồng thời phong kiến, trở nên tai quái với những tư tưởng cổ hủ - trong khi thực tế, cuộc sống đã thay đổi, các bà mẹ bây giờ đã cởi mở tư tưởng hơn rất nhiều. Bà Phương (NSND Lan Hương đóng) có lẽ là một trong những nhân vật bị ghét nhất “Sống chung với mẹ chồng”. Bà được cho là “thủ phạm” khiến cuộc hôn nhân của con trai tan vỡ, là người can thiệp thô bạo vào đời sống riêng của vợ chồng con trai, coi thường gia đình thông gia, luôn coi mình là đúng.
Còn cô con dâu trong phim mang đúng hình ảnh của các cô gái thời hiện đại - đi làm, chủ động về kinh tế, thích thể hiện cái tôi tuổi trẻ và không giỏi chuyện “tề gia nội trợ” như các bà, các mẹ khi xưa. Cả Minh Vân và cô bạn thân tên Trang đều không phải động đến việc nhà, đi làm về có mẹ chồng phục vụ cơm ăn, tuy nhiên luôn có tư tưởng coi mẹ chồng là “người ngoài”, là người có học nhưng không tinh tế trong cách ứng xử. Nhất là Minh Vân, sẵn sàng đối đầu trực tiếp với mẹ chồng, bốp chát kiểu “hàng tôm hàng cá”.
Phim đã “mô-đi-phê” những tính xấu trong mỗi con người, đẩy mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu lên đến đỉnh điểm, nhưng vì lạm dụng quá đà khiến cho câu chuyện trở nên khiên cưỡng và không thật. Chính vì lẽ đó mà phim bị không ít khán giả chê là thiếu nhân văn, không có tính giáo dục, khiến người ta mất niềm tin vào gia đình. Hơn nữa, những tình huống mà phim đề cập đến không hẳn là xung đột điển hình của gia đình hiện đại. Những xung đột, mâu thuẫn, bi kịch trong phim chỉ mang tính vụn vặt, bị “thậm xưng hoá”.
GS.TS Lê Thị Quý - Viện trưởng Viện nghiên cứu giới và phát triển, sau khi xem phim đã bày tỏ sự lo lắng, không biết người trẻ sẽ học được gì từ những hành động ích kỷ của các nhân vật trong “Sống chung với mẹ chồng”. Bà cho rằng, việc phim ảnh đẩy những mâu thuẫn không đáng có trong gia đình cũng chính là một dạng “bạo lực tinh thần” với khán giả. “Phim ảnh - ngoài việc chạy theo lợi nhuận thì cần đề cao yếu tố giáo dục, để khán giả xem phim có được những cảm xúc tích cực, sự nhân văn, chứ không phải là căm ghét nhau, quá ám ảnh về mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu mà mất niềm tin vào giá trị tốt đẹp của gia đình. Trong gia đình, nếu trẻ con không thấy bà nội và mẹ hòa hợp nhau, mà cứ xỉa xói nhau, rồi chồng đánh vợ chảy máu mồm như thế, thì chúng sẽ học được những gì? Từ bạo lực gia đình đi đến bạo lực xã hội rất nhanh” - GS.TS Lê Thị Quý đưa ra cảnh báo.
Phim truyền hình cũng cần dán nhãn!
Một phim khác cũng gây chú ý thời gia qua là “Người phán xử”, bộ phim Việt hóa từ kịch bản nước ngoài. Bên cạnh những lời khen, rằng phim phản ánh chân thật cuộc sống và những mâu thuẫn của thế giới ngầm, không ít người chê phim có nhiều cảnh bạo lực, là đâm, chém, máu me. Nhiều cảnh đánh đấm, truy đuổi có sử dụng vũ khí “nóng” như: Dao, súng, tuýp sắt... xuất hiện trong phim. Trong đó, đáng chú ý nhất là cảnh ông trùm Phan Quân đưa ra phán quyết cắt ngón tay của một đàn em để đền tội giết người. Thêm vào đó, lời thoại của phim cũng đầy tính giang hồ như: “Tao giết mày”, “thằng chó”... Rồi những cảnh nóng của nhân vật Phan Hải và cô bồ Vân Điệp khiến người xem “đỏ mặt”.
Nếu phim chiếu trong rạp, được dán nhãn và giới hạn đổ tuổi người xem sẽ chẳng có gì đáng nói, đằng này “Người phán xử” được chiếu vào khung giờ vàng - là khoảng thời gian có nhiều đối tượng khán giả, trong đó có cả những khán giả ở độ tuổi vị thành niên.
Nếu phim chiếu rạp thì người xem ở tư thế chủ động, còn truyền hình, đôi khi khán giả xem một cách thụ động, không có cảnh báo, ở kênh mà bất kể đối tượng nào cũng có thể xem.
Thực tế, các kênh truyền hình trên thế giới không e ngại chiếu những bộ phim như vậy, nhưng chiếu trong vòng kiểm soát. Còn ở Việt Nam, vấn đề phân loại, dán nhãn phim truyền hình, dù liên tục được đặt ra nhưng đến nay vẫn bị bỏ ngỏ. Đã đến lúc, phim chiếu trên truyền hình cũng cần được phân loại như phim chiếu rạp và dán nhãn cảnh báo. Việc làm này là giải pháp tối ưu để khán giả có sự chuẩn bị, chọn phim theo khung giờ, nhà làm phim cũng không bị gò bó trong việc chọn đề tài, đưa những chất liệu chân thật từ đời sống lên màn ảnh.

 

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Những góc quán cafe ngắm pháo hoa lý tưởng ở TPHCM

Quỳnh Nga |

Đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, TPHCM dự kiến bắn pháo hoa ở 6 điểm. Đừng bỏ qua những địa điểm ngắm pháo hoa ở TPHCM cực “chill” dưới đây.

Bộ Tài chính nói gì về gói lãi suất 2% chậm giải ngân

Trà My |

Việc giải ngân gói 40.000 tỉ đồng hỗ trợ lãi suất 2% đến nay kết quả chưa được như kì vọng. Bộ Tài chính nói gì về đề xuất điều chuyển nguồn gói vay hỗ trợ lãi suất này sang chương trình cho vay giải ngân qua Ngân hàng Chính sách xã hội?

Giờ thứ 9: Giả điên - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Dường như mối tình đầu luôn là mối tình đẹp nhất, để lại nhiều dư vị ngọt ngào nhất của tuổi trẻ. Nhưng mối tình đầu cũng luôn buồn nhất và nhiều chia ly nhất. Chắc hẳn, đó sẽ là mối tình không bao giờ quên được vì nó chính là những rung động đầu tiên đối với mỗi người. Và sẽ chẳng có ai tin rằng, có những người chia tay mối tình đầu sau vài chục năm xa cách, lại có thể quay trở về chung sống với nhau thật hạnh phúc.

Tài chính thông minh: Đầu tư gì với 30 triệu đồng tiết kiệm mỗi tháng?

Nhóm PV |

Trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) lần này, Ths Ngô Thành Huấn - Giám đốc Khối tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ giải đáp thắc mắc của độc giả về câu hỏi tiết kiệm từ 10 - 30 triệu đồng/tháng thì nên đầu tư vào đâu.

Tân huấn luyện viên tuyển Việt Nam và sứ mệnh kế thừa di sản của ông Park

AN NGUYÊN |

Sau khi chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo, VFF sẽ tiến hành công bố tân thuyền trưởng cho đội tuyển Việt Nam. Áp lực và sứ mệnh đặt lên vai người kế nhiệm ông Park rất lớn, vừa đảm bảo duy trì thành công, vừa hướng đến một hoài bão lớn đó là giấc mơ World Cup.

Người trẻ mang mùa xuân đến với người vô gia cư

THUỲ DƯƠNG - THIỆN NHÂN |

Đêm muộn cuối năm, trong cái lạnh tê tái của mùa đông khi đa số mọi người đang trở về quê ăn tết, sum vầy với gia đình thì các đoàn thiện nguyện cũng bắt đầu hành trình mang tết đến cho những cụ ông cụ bà vô gia cư.

Cảnh màn trời chiếu đất của tiểu thương vượt hàng trăm km lên TPHCM bán hoa

Chân Phúc |

Mang cây kiểng, hoa các loại từ mọi miền đất nước vào TPHCM để bán trong dịp Tết, khi màn đêm xuống, khách không còn, những tiểu thương phải nghỉ tạm trên những chiếc võng, lều dựng tạm, mong chờ sớm ngày bán hết hoa Tết để về quê sum họp cùng gia đình.

Thủ tướng phê chuẩn kết quả miễn nhiệm 3 Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ đã phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai nhiệm kỳ 2021 – 2026 đối với các ông: Hồ Phước Thành; Đỗ Tiến Đông; KPă Thuyên.