Phía sau những vở kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Linh Chi - Hoàng Hà |

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là nguồn cảm hứng bất tận để các nghệ sĩ sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật, trong đó có những vở kịch sân khấu hấp dẫn. Diễn những vở diễn về Người, nhiều nghệ sĩ, đạo diễn đều thừa nhận có những điều khó nhưng vượt lên trên tất cả lại là niềm tự hào và vinh dự.

Những áp lực đè nặng

Dựng và diễn các tác phẩm kịch về Bác Hồ là một thử thách không hề dễ dàng đối với các đạo diễn, diễn viên. Bởi lẽ hình ảnh của Người đã trở nên quá đỗi quen thuộc, gần gũi với mỗi người dân Việt Nam. Chính vì vậy, để có tác phẩm ghi dấu ấn sâu sắc và thuyết phục người xem đòi hỏi sự đầu tư công sức kĩ lưỡng từ khâu kịch bản, dàn dựng đến diễn xuất...

Có cơ hội thể hiện hình tượng Bác Hồ trên sân khấu là niềm vinh dự nhưng cũng đầy áp lực với các văn nghệ sĩ. Để có thể tái hiện hình tượng Bác Hồ hàng trăm lần trên sân khấu, nghệ sĩ Minh Hải (Nhà hát kịch Việt Nam) đã dành rất nhiều công nghiên cứu như nghe giọng phim tư liệu để hiểu hơn về Người, tập từng động tác, dáng đi, biểu cảm gương mặt và cả ánh mắt. Nam nghệ sĩ phải luyện tập để có sự hài hòa giữa ngoại hình, giọng nói và hóa trang để khi diễn sao cho "gần với Bác nhất".

"Có lẽ tôi không nhớ nổi số lần thể hiện vai diễn Chủ tịch Hồ Chí Minh nhưng mỗi lần được hoá thân thành Bác tôi đều có cảm giác như lần đầu. Tôi phải nghiên cứu, phải tìm ra cái mới vì Bác ở mỗi giai đoạn là một tạo hình khác nhau, tâm thế khác nhau. Trước mỗi đêm diễn, tôi vẫn thường nghe lại Bản Tuyên ngôn độc lập để giọng nói, ngữ điệu nói giống Bác hơn. Đồng thời cũng kiểm tra xem giọng mình có khác gì không, ngày kia diễn là hôm nay phải giữ giọng rồi" - nghệ sĩ Minh Hải chia sẻ.

Cái khó khi thể hiện hình ảnh Bác là thể hiện được các ngữ điệu lời nói cho truyền cảm nhưng vẫn đời thường, kết hợp được ánh mắt và cử chỉ trong sinh hoạt hàng ngày của Bác. Và nếu như diễn viên áp lực 1 thì các đạo diễn, người chỉ đạo chương trình áp lực gấp đôi bởi toàn bộ vở kịch phải truyền tải được ý chí, tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh nhưng vẫn rất đời thường, không quá xa vời.

Đối với NSƯT Xuân Bắc - Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam, cũng là người chỉ đạo nghệ thuật nhiều vở diễn về Bác như "Đêm trắng", "Người đi dép cao su"... để dựng và thực hiện những vở kịch về vị lãnh tụ của dân tộc chưa bao giờ là dễ.

"Thành thật mà nói xây dựng, khắc họa thể hiện hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ là dễ. Bác làm mọi thứ tự nhiên bởi vì cuộc đời Bác vốn là như vậy và ngay cả khi Bác làm những điều rất cao cả, rất thiêng liêng cũng vẫn theo một cách rất tự nhiên.

Sự hoạt bát, linh hoạt của Bác thể hiện trong rất nhiều những hành động, kể cả trong ngoại giao. Nếu như không cẩn thận, không có đủ "độ đằm" thì diễn viên đảm nhiệm vai diễn này sẽ không lột tả và thể hiện hết được hình ảnh một vị lãnh tụ có tư duy, có kiến thức sâu rộng. Đó là "sức nặng" của vai diễn đặc biệt này.

Các diễn viên phải căn chỉnh nhịp độ tiết tấu và thái độ, thậm chí từ ánh mắt nhìn để sự nhanh nhẹn này là sự linh hoạt của người có tri thức, có học thức ở tầm cao chứ không phải là sự vội vàng hay là bộp chộp.

Khi cần phải nhớ lời hay bước đi,  đôi khi những người nghệ sĩ rất dễ mang con người mình chi phối vào nhân vật nhưng với những vai diễn mang tính hình tượng rất cao như Chủ tịch Hồ Chí Minh thì không được. Thậm chí là diễn viên phải giữ được cả nhịp thở, điều hòa nhịp tim để giống không chỉ là bề ngoài mà cả phong thái, cách nói chuyện, cách xử lí ánh mắt nhìn của Người" - NSƯT Xuân Bắc nói.

Hình ảnh trong vở kịch “Đêm trắng” do NSƯT Xuân Bắc đạo diễn. Ảnh: Nhà hát kịch Việt Nam
Hình ảnh trong vở kịch “Đêm trắng” do NSƯT Xuân Bắc đạo diễn. Ảnh: Nhà hát kịch Việt Nam

Trên tất cả là vinh dự, là tự hào

Càng tìm hiểu về Bác càng nhận ra rằng, lối sống giản dị, sự hi sinh và cống hiến của Người cho dân tộc Việt Nam quá lớn lao, vĩ đại là những gì nghệ sĩ Minh Hải nhận ra sau 14 năm có vô số lần hoá thân thành Bác trên sân khấu.

Đối với anh, những lần hoá thân thành Bác, anh đều cảm nhận vai diễn bằng cả tấm lòng, bằng trái tim và tình yêu đối với vị cha già của dân tộc: "Mỗi lần đóng vai Bác trên sân khấu, tôi đều diễn bằng 200% sức lực và điều quan trọng là phải cảm nhận được tình yêu lớn lao của Bác dành cho bộ đội, dành cho mọi người. Để học được thì khó lắm mà mình phải cảm nhận được, cảm nhận được tình yêu rất thật đó thì diễn xuất của mình mới trở nên tự nhiên.

Như trong vở diễn "Đêm trắng", Bác xót thương bộ đội lắm chứ, đó là cái vô hình nhưng phải đưa được lên sân khấu để khán giả cảm nhận được tình yêu thương vô bờ bến của Bác. Có những đêm tôi diễn xong khán giả không về, cứ đứng vỗ tay và gọi "Bác ơi" làm tôi cũng cảm thấy xúc động và nhen nhóm niềm tự hào khó tả. Tôi không dám nhận là thể hiện được giống hay thể hiện thành công hình tượng về Người nhưng không phải nghệ sĩ nào cũng có cơ hội được hoá thân thành Bác, đó là niềm tự hào rất lớn trong sự nghiệp của tôi".

Dựng những vở kịch về Bác áp lực nhưng đó vẫn luôn là điều mà các nghệ sĩ sân khấu hướng tới. Theo NSƯT Xuân Bắc, các nghệ sĩ, cán bộ, nhân viên của Nhà hát luôn cảm thấy tự hào khi làm được những vở diễn về Bác: "Khi làm những vở kịch về Bác, chúng tôi làm bằng tất cả tình yêu thương, bằng tất cả sự ngưỡng mộ, kính trọng, khi đó áp lực không phải là sức ép mà lại là động lực để tạo cho chúng tôi sự hào hứng và sự hào hứng đó được truyền tải vào những tác phẩm rất cụ thể.

Mọi người có thể thấy là rất nhiều những tác phẩm, chùm kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó có 3 tác phẩm: "Đoàn kết là sức mạnh", "Đôi mắt sáng", "Bác Hồ với mùa xuân năm ấy", mỗi vở kịch ngắn đó đều là một câu chuyện thấm đẫm tình cảm của Bác dành cho nhân dân, dành cho các chiến sĩ và của nhân dân, chiến sĩ dành cho Bác. Rồi vở "Đêm trắng" hay gần đây nhất là "Người đi dép cao su" và trước đó chúng tôi cũng làm rất nhiều, rất nhiều những tác phẩm về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nhiều khi mọi người cứ suy nghĩ rằng, những vở về cách mạng hay những vở về các nhân sĩ trí thức hoặc những vở về các lãnh tụ thì dễ bị khô cứng nhưng không, với tài năng của các nghệ sĩ những hình tượng đó lại trở nên mềm mại, gần gũi và ngọt ngào, như hơi thở của cuộc sống".

Tái hiện hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh, truyền tải lại những bài học mà Bác để lại, những lời dặn dò đầy yêu thương, bình dị mà sâu sắc của Bác dành cho người dân Việt Nam thông qua nghệ thuật sân khấu, chương trình nghệ thuật... đã mang tới nhiều cảm xúc cho khán giả. Những vở kịch này cần được phát huy và phổ biến hơn nữa để gửi gắm thông điệp tới thế hệ trẻ mãi mãi ghi nhớ công ơn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị cha già đáng kính đã dành trọn cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Linh Chi - Hoàng Hà
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng kỷ niệm 133 năm ngày sinh Bác Hồ

THUỲ DUNG - Thái Mạnh |

Trong những ngày này, trên nhiều tuyến phố của Thủ đô như Hoàng Diệu, Hùng Vương, Thanh Niên, Lê Hồng Phong... đều được trang hoàng rực rỡ cờ hoa, áp phích, băng rôn, hướng đến chào mừng kỷ niệm 133 năm ngày sinh của Bác Hồ kính yêu (19.5.1890 - 19.5.2023).

Có một nơi lưu giữ tình cảm người dân miền Nam hướng về Bác Hồ

Kỳ Quan |

Trong ngôi nhà nhỏ của ông Nguyễn Văn Nam (nguyên Bí thư Huyện ủy Cần Đước, tỉnh Long An) còn lưu giữ khá nhiều hiện vật thể hiện tình cảm của ông Nam nói riêng, người dân trong vùng nói chung hướng về Bác Hồ trong chiến tranh cũng như sau khi đất nước thống nhất.

Phát hành đặc biệt bộ tem bưu chính về nhà sàn Bác Hồ

HỮU CHÁNH |

Bộ tem thể hiện hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đang làm việc tại góc phòng nhỏ trong nhà sàn, mẫu blốc giới thiệu toàn cảnh nhà sàn và khái quát khung cảnh vườn cây, ao cá quanh nhà sàn.

Bằng chứng thẩm mỹ trái phép Wonjin làm thủ thuật xâm lấn

NHÓM PV |

Ngay sau khi thực hiện dịch vụ nâng ngực "không chạm" ở Viện thẩm mỹ Quốc tế Wonjin, khách hàng của cơ sở làm đẹp này nhận thấy ngực nhô lên, biến dạng, đau đớn, bóp ra chất lỏng sệt.

Bắt giữ cụ ông U80 đi xe máy, mua thuốc phiện

THANH BÌNH |

Điện Biên - Lực lượng Bộ đội Biên phòng vừa bắt giữ một người đàn ông hơn 70 tuổi về hành vi tàng trữ trái phép ma túy, tang vật là 50 gram thuốc phiện.

Nam Định bị Hải Phòng cầm chân, Hà Tĩnh hoà Sông Lam Nghệ An đáng tiếc

MINH PHONG |

Các trận đấu giữa câu lạc bộ Nam Định - Hải Phòng và Sông Lam Nghệ An - Hồng Lĩnh Hà Tĩnh tại vòng 8 Night Wolf V.League 2023 đều kết thúc với tỉ số hoà.

Tin 20h: Người lao động gặp khó vì chờ quá lâu mới được hưởng lương hưu

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 20.5: Nắng như đổ lửa, người dân thủ đô chật vật vì bị cắt điện; Công nhân không thể làm việc đến 60 tuổi để hưởng lương hưu; Sở Y tế Hà Nội yêu cầu kiểm tra, xử lý ngay Viện thẩm mỹ Wonjin...

Làn sóng tháo chạy khỏi mặt bằng "đất vàng" Hà Nội lan rộng

Thu Giang |

Kinh doanh ảm đạm khiến tỉ lệ lấp đầy văn phòng cho thuê tại các khu vực trung tâm Hà Nội tiếp tục lao dốc khi nhiều đơn vị đã và đang “tháo chạy” khỏi các tòa nhà văn phòng, chung cư.

Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng kỷ niệm 133 năm ngày sinh Bác Hồ

THUỲ DUNG - Thái Mạnh |

Trong những ngày này, trên nhiều tuyến phố của Thủ đô như Hoàng Diệu, Hùng Vương, Thanh Niên, Lê Hồng Phong... đều được trang hoàng rực rỡ cờ hoa, áp phích, băng rôn, hướng đến chào mừng kỷ niệm 133 năm ngày sinh của Bác Hồ kính yêu (19.5.1890 - 19.5.2023).

Có một nơi lưu giữ tình cảm người dân miền Nam hướng về Bác Hồ

Kỳ Quan |

Trong ngôi nhà nhỏ của ông Nguyễn Văn Nam (nguyên Bí thư Huyện ủy Cần Đước, tỉnh Long An) còn lưu giữ khá nhiều hiện vật thể hiện tình cảm của ông Nam nói riêng, người dân trong vùng nói chung hướng về Bác Hồ trong chiến tranh cũng như sau khi đất nước thống nhất.

Phát hành đặc biệt bộ tem bưu chính về nhà sàn Bác Hồ

HỮU CHÁNH |

Bộ tem thể hiện hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đang làm việc tại góc phòng nhỏ trong nhà sàn, mẫu blốc giới thiệu toàn cảnh nhà sàn và khái quát khung cảnh vườn cây, ao cá quanh nhà sàn.